Mạt Gà: Cách Diệt Trong Nhà Hiệu Quả - Farmvina Nông Nghiệp

Trong quá trình chăn nuôi gà, bà con thường thấy xuất hiện mạt gà. Mạt gà có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, nổi mẩn nước, viêm da và thậm chí viêm màng não cho người. Trong những trường hợp không mong muốn, mạt có thể phát triển thành ổ với số lượng và diện tích lớn, nhiều khi không dễ xử lý. Bài viết sẽ giới thiệu đến bà con cách diệt mạt gà để bà dùng khi cần. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến một số loại thuốc giúp bà con trị mạt gà.

  • Khoá học nuôi gà miễn phí của Farmvina
  • Nuôi gà cần bao nhiêu vốn?

Mạt gà là gì?

Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, con đực có kích thước khoảng 0,60mm x 0,20mm và con cái có kích thước khoảng 0,75mm x 0,40mm. Thân có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, thưa. Mạt có chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân; ống thở dài tời gốc đôi chân thứ hai. Cơ thể mạt gà có màu trắng, đỏ hoặc tím tùy theo lúc chúng đói hay no.

Chúng thường hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng trú ẩn ở các tổ chim, ổ gà, khe vách chuồng gà… chờ đêm đến bò ra đốt máu chim, gà, đôi khi chích đốt máu cả người. Mạt có khả năng nhịn đói nhiều tuần. Khi bị đói lâu, chúng không đốt máu được người nhưng bò trên người gây nhiều cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Về vai trò gây bệnh và truyền bệnh, chúng có khả năng trong một số trường hợp. Nước bọt của mạt rất độc đối với gà, nếu mật độ hoạt động của mạt nhiều ở các ổ gà, chuồng gà nó có thể làm cho gà chết trong vòng 24 giờ, nhất là vào cuối mùa hạ. Khi mạt chích đốt người có thể gây ngứa dữ dội và tạo nên những đám nổi mẩn mọng nước.

Theo một số nghiên cứu đã thông báo, chúng có khả năng truyền bệnh viêm não-màng não cho người. Ở Việt Nam, loại mạt gà xuất hiện và hoạt động khá nhiều nhưng vai trò truyền bệnh của nó chưa được xác định.

Cách diệt mạt gà trong nhà

Print Friendly, PDF & Email

Từ khóa » Bọ Mạt Gà