Mặt Lệch Bên Cao Bên Thấp: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả

Hầu hết chúng ta đều có những điểm bất đối xứng trên khuôn mặt của mình. Tuy nhiên sự bất đối xứng đó có thể ở mức độ nhỏ khiến bản thân chúng ta và người đối diện khó có thể nhận ra được, do đó sẽ chẳng gây ra bất kì sự ảnh hưởng hay phiền phức nào. 

Hoặc cũng có thể, sự bất đối xứng mức độ lớn, tức tình trạng lệch mặt có thể dễ dàng nhận thấy thông qua sự quan sát bằng mắt thường. 

Tuy nhiên chúng tôi cần nhấn mạnh với các bạn rằng, không có gương mặt nào cân đối một cách tuyệt đối. Nhiều bạn lý tưởng hóa hoặc đòi hỏi quá cao dẫn tới luôn ám ảnh về những khuyết điểm, dù cho khuyết đó là rất nhỏ và thuộc về tất yếu của loài người

Khi bạn lấy 1 đường thẳng chính giữa gương mặt làm chuẩn thì các đường nét như mũi, cằm, miệng, 2 bên má,… bị lệch sang một bên hoặc bên cao, bên thấp thì đó chính là gương mặt không cân đối, mặt lệch bên cao bên thấp. Một số người thì có khuôn mặt khá hài hòa và cân đối, nhưng khi cười thì miệng lại bị lệch sang một bên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của cả gương mặt.

Ở những trường hợp như vậy, khuôn mặt bị lệch không chỉ đơn thuần là làm giảm tính thẩm mỹ, mà còn có thể vô tình khiến cho họ cảm thấy mất tự tin, dẫn đến việc đánh mất đi nhiều cơ hội trong công việc cũng như cuộc sống.

Vậy đánh giá lệch mặt như thế nào ?  Và nguyên nhân gây ra tình trạng đó do đâu ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé .

Tình trạng lệch mặt được xác định dựa trên sự  đánh giá thẩm mĩ ngoài mặt theo cả chiều đứng và chiều ngang. Nói đến đây có thể khiến bạn khó hiểu, thực ra cách đánh giá rất đơn giản là bạn hãy nhìn, lệch biết ngay, còn muốn lượng hóa nó thì hãy đo. Chúng tôi cung cấp kiến thức về lượng hóa để ngoài vấn đề bạn nhìn thấy lệch thì xác định được lệch ở đâu, và lệch bao nhiêu? 

Thứ nhất, tổng thể khuôn mặt được đánh giá theo chiều ngang. Khuôn mặt chia ra làm 3 tầng mặt thông qua bốn đường kẻ ngang (những bạn thích Huyền Học có thể nhớ lại khái niệm tam đình cân phân của các cụ vẫn thường hay nói, chính là đề cập đến sự bằng nhau của 3 tầng mặt):

    • Tầng mặt trên: Tính từ đỉnh trán ( đường chân tóc ) đến đường thẳng đi qua đầu 2 cung lông mày .
    • Tầng mặt giữa: Tính từ đường thẳng đi qua đầu cung lông mày đến đường thẳng đi qua chân cánh mũi.
    • Tầng mặt dưới: Từ chân cánh mũi đến đỉnh cằm.

Thông thường tỉ lệ của 3 tầng mặt xấp xỉ 1: 1: 1. Từ đó ta có thể đánh giá được sự cân xứng hoặc bất cân xứng giữa các tầng mặt. Hiện nay có một số quan điểm mới với tỉ lệ 1: 1: 0.9~ 0.8, vì tỉ lệ này giúp cho gương mặt trông trẻ hơn.

Thứ hai, đánh giá cân xứng khuôn mặt thông qua đường giữa. Điểm giữa cung lông mày và đỉnh mũi được chọn là điểm tham chiếu để kẻ đường giữa mặt. Từ đó thông qua đường kẻ này đánh giá sự cân xứng của các cấu trúc hai bên mặt như đuôi mắt, chân cánh mũi, khóe mép và điểm cằm… Ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm cằm ở vị trí cân đối, lệch qua trái hay lệch qua bên phải, hay sự cân xứng của góc hàm ở hai bên…

Một gương mặt hài hòa và cân đối là gương mặt cân xứng theo cả chiều dài và chiều ngang.

Sau cùng sự lệch mặt sẽ được chẩn đoán lại một cách chính xác nhất thông qua sự đo lường các điểm mốc giải phẫu trong phim X-quang sọ thẳng ( PA ).

Nguyên nhân khiến gương mặt lệch bên cao bên thấp

Có nhiều nguyên nhân khiến mặt lệch bên cao bên thấp bao gồm: 

+ Do bẩm sinh

Một số người ngay từ khi sinh ra gương mặt đã bị lệch méo, không cân xứng. Điều này phần lớn là do di truyền khuyết điểm của người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ. Nếu mặt lệch nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều nhưng trường hợp mặt bị lệch nặng thì thẩm mỹ của cả gương mặt cũng bị ảnh hưởng, dù những đường nét khác trên khuôn mặt có đẹp thì cũng khó cứu vãn được.

+ Do xương hàm phát triển lệch lạc

Ở giai đoạn tuổi dậy thì, cấu trúc xương hàm có thể sẽ thay đổi, một số trường hợp thay vì phát triển bình thường thì sẽ đi theo hướng lệch lạc. Ví dụ như xương hàm trên – hàm dưới hoặc cả 2 hàm dài và rộng, phá vỡ cấu trúc bình thường của gương mặt khiến xương hàm phát triển không cân xứng. 

+ Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

– Nhai một bên hàm: Rất nhiều người có thói quen ăn nhai một bên, khi ăn thường xuyên chuyển thực phẩm về phía đó để nhai. Về lâu dài khi chỉ có 1 bên hàm hoạt động sẽ gây ra sự không đồng đều giữa 2 hàm khiến khớp cắn bị lệch. Tổng thể gương mặt lúc này cũng mất cân đối, lệch hẳn về phía hàm nhai thường xuyên. 

– Nằm nghiêng sang 1 bên khi ngủ: Nằm ngửa là tư thế tốt nhất khi ngủ, nếu bạn đổ bên liên tục thì nằm nghiêng cũng tốt. Nhưng nếu bạn có thói quen chỉ nằm nghiêng 1 bên sẽ khiến gương mặt bị ảnh hưởng và lệch nhẹ. 

+ Tắm gội muộn

Không ít người gặp phải tình trạng này do có thói quen tắm và gội đầu vào lúc nửa đêm (sau 11 giờ). Thời điểm sau 1 ngày làm việc mệt mỏi này cơ thể không khỏe, sẽ dễ bị “trúng gió”. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời rất dễ để lại biến chứng méo mặt hoặc có thể dẫn đến tử vong.

+ Không giữ ấm cơ thể vào mùa đông 

Cơ thể không được giữ ấm vào những ngày rét đậm rét hại chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị méo miệng hoặc liệt mặt. Một số trường hợp ngủ trong điều hòa với nhiệt độ quá thấp, nhất là trẻ em cũng khiến dây thần kinh số VII bị liệt và miệng bị méo.

+ Ảnh hưởng của bệnh lý

Từ khóa » Chỉnh Môi Lệch