Mắt Lồi Nguyên Nhân Do đâu? Làm Thế Nào để Cải Thiện Lồi Mắt?

1. Mắt lồi là gì?

Mắt lồi là tình trạng bị lồi ra trước của một hoặc cả hai mắt so với vị trí tự nhiên. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, các vấn đề về tuyến giáp hoặc các bệnh lý khác mà bạn cần quan tâm.

Theo thống kê, độ lồi mắt của người Việt trung bình là 12mm, nếu mắt lồi nhiều hơn mức này, bạn đã mắc bệnh lồi mắt và cần phải chữa trị kịp thời.

  • Mức độ 1: (dao động từ 13 – 16mm)
  • Mức độ 2: (từ 17 – 20mm)
  • Mức độ 3: (từ 20 – 23mm)
  • Mức độ 4: (trên 24mm)

Tên

Lồi mắt làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên gương mặt của bạn

2. Nguyên nhân gây bệnh lồi mắt

Nguyên nhân phổ biến nhất của mắt lồi là do rối loạn miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào trong tuyến giáp và mô phía sau mắt. Ngoài ra, mắt lồi còn bị tác động bởi các tác nhân khác, cụ thể như sau:

2.1 Bệnh mắt do tuyến giáp

Bệnh lồi mắt do tuyến giáp là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng mắt lồi. Chứng tăng tuyến giáp ở những người có vấn đề về tuyến giáp còn được gọi là bệnh mắt tuyến giáp. Bệnh lồi mắt có thể ảnh hưởng đến gần 30% những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch được gọi là bệnh Graves. Bệnh Graves là tình trạng cơ thể  tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp.

Với bệnh mắt do tuyến giáp hình thành là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với cơ thể khi chống lại vi khuẩn, vô tình nhận nhầm “kẻ thù” là các mô xung quanh mắt. Điều này làm cho các mô mắt phồng lên và bị đẩy về phía trước, khiến vẻ ngoài bị “phình to”.

Bạn có thể có các triệu chứng khác như:

  • Cảm giác khô, sạn trong mắt
  • Áp lực hoặc đau mắt
  • Mí mắt sưng húp
  • Mắt đỏ hoặc bị viêm
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn đôi hoặc mất thị lực

Mặc dù ít phổ biến hơn, bệnh mắt Graves cũng có thể xảy ra với những người có tuyến giáp hoạt động kém. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người có mức tuyến giáp bình thường cũng có thể mắc bệnh này.

2.2 Mắt bị lồi do chấn thương

Chấn thương mắt là một tình trạng nghiêm trọng vì có thể gây sưng hoặc chảy máu trong hốc mắt của bạn. Mắt của bạn có thể phồng lên, thậm chí là lồi mắt khi máu đọng lại sau mắt.

Các dấu hiệu khác của chấn thương mắt thường được ghi nhận là phù mắt, đau mắt, một hoặc hai mắt không thể cử động, cảm giác rằng có gì đó ở trong mắt, các vấn đề về khả năng nhìn …

Tên

Gia tăng nguy cơ bị tổn thương giác mạc khi mắt lồi do chấn thương

2.3 Nhiễm trùng mắt

Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể tấn công mắt và làm viêm hốc mắt của bạn. Bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp là viêm mô tế bào hốc mắt, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu bạn không được điều trị. Cùng với chứng mắt lồi, các triệu chứng khi bị nhiễm trùng mắt bao gồm:

  • Sưng mí mắt
  • Đau mắt
  • Khó di chuyển mắt
  • Sốt
  • Đỏ trong hoặc xung quanh mắt

Đến ngay các cơ sở y tế nếu bạn nhận thấy có triệu chứng trên. Bạn có thể cần thuốc kháng sinh hoặc có thể phẫu thuật.

2.4 Biến chứng của tăng nhãn áp

Trong chứng rối loạn mắt này, tăng nhãn áp làm hỏng các dây thần kinh kết nối mắt với não. Thông thường, tăng nhãn áp sẽ không có triệu chứng rõ rệt, nhưng đôi khi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như có thể khiến mắt bị lồi. Các triệu chứng khác bao gồm chảy nước mắt sống và nhạy cảm với ánh sáng.

Vì tăng nhãn áp thường không có dấu hiệu sớm nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp để ngăn ngừa ảnh hưởng đến thị lực và mắt lồi là điều khó khăn.

2.5 Khối u sau mắt

Một hoặc vài khối u có thể hình thành phía sau mắt và đẩy mắt về phía trước. Khối u có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính. Khi có khối u sau mắt, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như sau:

  • Tê, ngứa ran hoặc đau mắt
  • Thay đổi tầm nhìn, sức nhìn
  • Sưng hoặc sụp mí mắt
  • Khó có thể di chuyển cả hai mắt cùng lúc với nhau, dẫn đến nguy cơ nhìn đôi.

Để giảm các triệu chứng trên bạn nên loại bỏ một số khối u bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu khối u là ung thư, bạn có thể cần kết hợp nhiều cách điều trị như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của mắt lồi bao gồm: u nguyên bào thần kinh, bệnh bạch cầu, u cơ vân, ung thư hạch, viêm mô tế bào quỹ đạo, u máu, chảy máu sau mắt của bạn do chấn thương, khối u di căn từ một bệnh ung thư ở nơi khác trong cơ thể, bệnh mô liên kết (như bệnh sarcoidosis)…

3. Triệu chứng nhận biết mắt lồi

Triệu chứng chính của chứng lồi mắt là mắt lồi ra bất thường. Ở mắt bình thường, không nhìn thấy phần lòng trắng nằm giữa đỉnh mống mắt (phần có màu của mắt) và mi trên, nhưng mắt lồi thì phần lòng trắng lồi ra rất rõ. Các triệu chứng khác có thể đi kèm với mắt lồi bao gồm:

  • Khó nhắm mắt hoàn toàn khi ngủ
  • Thu nhỏ mí mắt: Tình trạng viêm do chấn thương, nhiễm trùng… có thể ảnh hưởng đến các cơ nâng đỡ mí mắt của bạn. Điều này có thể khiến cho mắt bị sưng, căng và thu nhỏ mí mắt.
  • Mắt khô, có sạn hoặc chảy nước mắt: Giác mạc trên mắt của bạn có thể bị khô hoặc  có cảm giác kích ứng, chảy nhiều nước mắt.
  • Sự co rút mí mắt có thể khiến bạn khó chớp mắt hoặc nhắm mắt hoàn toàn.
  • Sẹo mắt
  • Khó cử động mắt
  • Sưng phần trắng của mắt
  • Mô sưng xung quanh mắt
  • Người khác cho rằng bạn đang nhìn chằm chằm vào họ với vẻ giận dữ.
  • Những người bị lồi mắt thường nhạy cảm hơn với tia cực tím chứa ánh sáng xanh nguy hiểm từ mặt trời.

4. Các biến chứng khi bị mắt lồi

Chứng lồi mắt khiến mắt bị lồi, khó chớp mắt. Khi không thể chớp mắt, lớp bảo vệ bên ngoài của mắt (giác mạc) không nhận được chất bôi trơn cần thiết để thực hiện công việc bảo vệ mắt của mình. Chính vì vậy, mắt lồi có nguy cơ bị tổn thương giác mạc, giác mạc yếu hơn người  bình thường.

Những người bị lồi mắt có nhiều khả năng bị viêm kết mạc, đặc biệt là viêm kết mạc mắt cấp tính, trong đó vùng phía trên giác mạc bị viêm do chảy nước mắt và chớp mắt bất thường. Một số trường hợp hiếm gặp là lồi mắt có thể chèn ép dây thần kinh thị giác hoặc động mạch mắt, cuối cùng có thể ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

Một số người gặp các biến chứng khác, chẳng hạn như thị lực kém, nhìn đôi, loét giác mạc… Nếu không được điều trị, bạn có thể mất thị lực vĩnh viễn.

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được, có bước sóng ngắn từ 380 đến 495 nanomet (nm). Nguồn chứa ánh sáng xanh lớn nhất là ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, ánh sáng xanh nguy hại còn phát ra từ các thiết bị khác như: màn hình máy tính, điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi, ánh sáng từ đèn LED…

Tên

Theo Theo GS.TS Đỗ Như Hơn: “Có mặt trong các thiết bị màn hình như máy tính, điện thoại, tivi…; bóng đèn và cả ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao nên tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào duy nhất trong mắt có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, trong đó có thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý gây mù lòa cao nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị.”

5.Chẩn đoán bệnh lồi mắt

Khi một người phát hiện mắt bị lồi, đặc biệt là khi xuất hiện đột ngột hoặc lồi mắt một bên, người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm tra ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Bạn nên hiểu rằng, dù chứng lồi mắt đột ngột xảy ra chỉ trong vài ngày, nhưng bệnh vốn đã phát triển âm thầm trong rất nhiều năm. Chỉ một bên mắt bị lồi có thể là do chảy máu trong hốc mắt, sau phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng hoặc viêm hốc mắt. Mắt lồi phát triển chậm ở cả hai mắt là hậu quả của bệnh Graves; lồi mắt phát triển chậm ở một bên mắt có thể do khối u trong hốc mắt.

Vì vậy, để chẩn đoán mắt lồi là do nguyên nhân gì, các bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám bằng cách xem xét bệnh sử của bạn và khám sức khỏe tổng thể. Một số câu hỏi giúp phát hiện bệnh mắt lồi là:

  • Bạn bị mắt lồi bao lâu rồi?
  • Mắt lồi ảnh hưởng thế nào đến tầm nhìn của bạn?
  • Bạn có thường gặp các triệu chứng khác về mắt như khô, tăng nước mắt, nhìn đôi, mất thị lực, kích ứng hoặc đau… hay không?
  • Trong những triệu chứng dưới đây như không thể chịu được nhiệt, tăng tiết mồ hôi, cử động lắc lư không chủ ý (run), lo lắng, tăng cảm giác thèm ăn, tiêu chảy, đánh trống ngực và giảm cân… bạn đã trải qua bao nhiêu triệu chứng?

Tên

Tham khảo các triệu chứng và thông tin tiền sử bệnh của bạn là căn cứ để xác định nguyên nhân cũng như đưa ra cách chữa trị lồi mắt phù hợp.

Dựa vào các thông tin bên trên, các bác sĩ xem xét tình hình và có thể sẽ yêu cầu kiểm tra mắt bạn xem có bị đỏ, lở loét và kích ứng hay không bằng cách sử dụng đèn khe. Nếu mí mắt di chuyển nhanh như nhãn cầu khi bạn nhìn xuống hoặc mắt bạn có vẻ như đang nhìn chằm chằm, đó có thể là dấu hiệu của bệnh Graves – nguyên nhân khiến mắt lồi phổ biến nhất.

Đo mức độ phồng lên bằng thước đo hoặc một dụng cụ đặc biệt gọi là máy đo độ mở mắt. Nếu các phép đo nằm ngoài phạm vi bình thường, có thể bạn cần phải kiểm tra thêm, đặc biệt là khi chứng lồi mắt chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp siêu âm, MRI, xét nghiệm máu hoặc thậm chí là sinh thiết.

6. Điều trị bệnh mắt lồi

Một trong những triệu chứng chính của bệnh mắt lồi là khô mắt. Vì mí mắt có thể không thể khép lại hoàn toàn trong khi chớp mắt hoặc ngủ bình thường, nên giác mạc có thể bị khô. Tình trạng khô giác mạc nếu kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây sẹo, thậm chí là dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc gel bôi trơn mắt để giảm bớt sự khó chịu và giúp giảm khô giác mạc tạm thời. Đeo miếng dán mắt vào ban đêm khi ngủ để giữ ẩm cho mắt cũng là một gợi ý tốt.

Các phương pháp điều trị khác còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây lồi mắt:

  • Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ được đưa vào phác đồ điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Khi chứng lồi mắt hình thành do khối u, dẫn đến song thị hoặc nếu chất bôi trơn không đủ để điều trị chứng khô mắt, phẫu thuật sẽ được chỉ định sau đó.
  • Trong trường hợp mắc bệnh Graves, các loại thuốc để điều trị có thể làm giảm chứng lồi mắt bao gồm: thuốc chẹn beta hoặc thuốc kháng giáp, xạ trị, phẫu thuật để phá hủy, loại bỏ tuyến giáp hoặc tiêm hormone tuyến giáp thay thế nếu tuyến giáp của bạn đã bị phá hủy hoặc cắt bỏ.

Mắt lồi có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp, vì vậy, song song với áp dụng các biện pháp khắc phục và điều trị, hỗ trợ về mặt tinh thần rất quan trọng đối với người bệnh.

7. Phòng ngừa lồi mắt và cách giữ cho đôi mắt sáng khỏe

Trong một số trường hợp, các vấn đề về mắt có thể xuất hiện vài tháng trước khi có các triệu chứng bệnh mắt lồi. Nếu bạn không thể tự phát hiện bệnh lồi mắt, cách tốt nhất là nên duy trì thói quen kiểm tra thị lực 6 tháng/ lần. Phương pháp này có thể bao gồm các bài kiểm tra về khả năng phân biệt màu sắc, tầm nhìn trung tâm và một bên (ngoại vi) của đôi mắt. Bác sĩ cũng sẽ đo mí mắt để kiểm tra xem bệnh mắt lồi có làm cho chúng sưng lên hay thu hẹp đi không.

Việc giữ cho đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày cũng là cách phòng ngừa bệnh mắt lồi hữu hiệu. Để làm được điều này, bạn nên áp dụng một số cách sau đây. Trước tiên là giải pháp chăm sóc mắt từ bên trong.

Wit chứa 100% tinh chất thiên nhiên Broccophane giúp gia tăng Thioredoxin (bảo vệ tốt hơn các tế bào mắt bên trong), là giải pháp chăm sóc mắt vượt trội từ Mỹ, được các chuyên gia nhãn khoa tin tưởng và khuyên người có các vấn đề về mắt hoặc muốn ngăn ngừa các bệnh mắt nên sử dụng thường xuyên. Với 1 viên Wit mỗi ngày, mắt được bảo vệ trước ánh sáng xanh nguy hại và chăm sóc từ bên trong, giúp: giảm nhức mỏi, xua tan khô mờ, tăng cường thị lực.

wit ecogreen

 Giải pháp bảo vệ và phòng ngừa các bệnh về mắt đến từ Mỹ với công thức ưu việt, an toàn cho người sử dụng

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Giữ đủ nước cho cơ thể và tránh không khí khô: Giống như mọi bộ phận trên cơ thể, đôi mắt cũng cần được giữ ẩm mới có thể hoạt động khỏe mạnh và tốt nhất. Nếu  môi trường quá hanh khô có thể dễ dàng lấy đi độ ẩm của mắt bạn. Vì vậy, nên uống đủ 2 lít nước và nên chớp mắt thường xuyên để cấp độ ẩm cần thiết cho đôi mắt của bạn, tránh luồng gió từ máy lạnh hay máy quạt thổi trực tiếp vào mắt.
  • Hãy cho đôi mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhắm mắt hay nhìn xa 20 feet (6m) sau 20 phút làm việc trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Đây được xem là bài tập yoga “thần kỳ” để giảm mỏi mắt dẫn đến đỏ mắt, khô mắt, nhức mắt.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm các nguồn vitamin quan trọng bao gồm vitamin A, C, E và B. Tăng cường nhóm các chất dinh dưỡng như lutein, zeaxanthin và axit béo omega-3 cũng hỗ trợ sức khỏe của mắt.
  • Ngủ đủ từ 8 tiếng mỗi ngày để mắt được nghỉ ngơi.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng để chống ánh sáng xanh.
  • Ngừng hút thuốc: Khói thuốc có hại cho mắt, nhất là nếu bạn có vấn đề về mắt liên quan đến cường giáp, hút thuốc có thể làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn.

8. Một số thắc mắc khác

8.1 Bệnh mắt lồi có chữa khỏi được không?

Nếu chứng mắt lồi là do các tình trạng chấn thương, nhiễm trùng gây ra thì điều trị phục hồi đúng cách, mắt có thể lấy lại khả năng nhìn như trước. Riêng đối với nguyên nhân gây ra bệnh mắt lồi do bệnh tuyến giáp, khối u, tăng nhãn áp… cần điều trị dứt điểm các bệnh trên thì mắt lồi mới có thể thuyên giảm được. Người bệnh nên kiên nhẫn tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay phương pháp khác để tránh ảnh hưởng mắt cũng như kéo dài thời gian chữa trị.

8.2 Tầm nhìn của người sau điều trị mắt lồi có bị ảnh hưởng không?

Bạn có nhiều khả năng có kết quả tốt hơn nếu phát hiện và được điều trị lồi mắt kịp thời. Được áp dụng các liệu pháp khắc phục phù hợp với tình trạng lồi của mắt sẽ có thể giúp bạn tránh các biến chứng và giữ được tầm nhìn tốt. Ngoài ta, để giữ cho đôi mắt tinh anh, bạn nên kết hợp với sử dụng Wit mỗi ngày song song với liệu pháp chữa trị lồi mắt của bác sĩ.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Các Bệnh Gây Lồi Mắt