Mắt Mèo Công Dụng & Lưu ý • Hello Bacsi

Cây mắt mèo là một loại cây khá quen thuộc và được biết đến nhiều về đặc tính gây ngứa khi chạm vào. Vậy cây mắt mèo có tác dụng gì đối với sức khỏe? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tên thông thường: cây mắt mèo, móc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc.

Tên khoa học: Mucuna Pruriens.

Tên tiếng Anh: Velvet bean.

Tìm hiểu chung về cây mắt mèo

Đặc điểm về cây mắt mèo

Cây mắt mèo (hạt móc mèo) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây mắt mèo là một loại cây bụi, có chiều cao trung bình từ 2-3 m. Lá cây mọc đối, có hình bầu dục, màu xanh lục. Hoa cây mắt mèo có màu vàng cam, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả cây mắt mèo có hình bầu dục, màu nâu. Hạt cây mắt mèo có màu đen, được bao bọc bởi lông tơ màu vàng.

Cây mắt mèo có ngứa không?

Cây mắt mèo có thể gây ngứa. Cây mắt mèo có chứa một chất có tên là mimosine, chất này có thể gây kích ứng da và gây ngứa. Khi lông của cây tiếp xúc với da, chất mimosine sẽ kích hoạt các thụ thể trên da, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Cảm giác ngứa có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với lông của cây mắt mèo. Để giảm ngứa, bạn có thể rửa sạch vùng da bị ngứa bằng nước lạnh, sau đó thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ kháng histamine.

Để tránh bị ngứa khi tiếp xúc với cây mắt mèo, bạn nên đeo găng tay và quần áo dài khi xử lý cây này. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để lông của cây mắt mèo dính vào da.

Dưới đây là một số mẹo để tránh bị ngứa khi tiếp xúc với cây mắt mèo:

  • Đeo găng tay và quần áo dài khi xử lý cây mắt mèo.
  • Tránh để lông của cây mắt mèo dính vào da.
  • Nếu lông của cây mắt mèo dính vào da, hãy rửa sạch vùng da đó bằng nước lạnh ngay lập tức.
  • Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ kháng histamine để giảm ngứa.

Nếu bạn bị ngứa nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Cây mắt mèo có tác dụng gì?

Một số tác dụng của cây mắt mèo đối với sức khỏe như:

  • Chữa bệnh Parkinson: Cây mắt mèo chứa một chất có tên là levodopa, chất này có tác dụng điều trị bệnh Parkinson.
  • Chữa chứng lo âu, trầm cảm: Cây mắt mèo có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo âu, trầm cảm.
  • Chữa viêm khớp: Cây mắt mèo có tác dụng giảm đau và viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp.
  • Chữa nhiễm ký sinh trùng: Cây mắt mèo có tác dụng chống ký sinh trùng, giúp điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…
  • Giảm đau và sốt: Cây mắt mèo có tác dụng giảm đau và hạ sốt, giúp cải thiện các triệu chứng của cảm cúm, sốt.
  • Điều trị chứng rối loạn cương dương: Cây mắt mèo có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý nam giới, giúp điều trị chứng rối loạn cương dương.
  • Tăng cường sinh lý nam giới: Cây mắt mèo có tác dụng tăng cường hormone testosterone, giúp tăng cường sinh lý nam giới.
  • Điều trị bệnh tiểu đường: Cây mắt mèo có tác dụng giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Chữa thiếu máu: Cây mắt mèo có tác dụng bổ sung sắt, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Làm đẹp da: Cây mắt mèo có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Loại cây này cũng giúp làm sáng da, mờ thâm nám và ngăn ngừa lão hóa da.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi dùng cây mắt mèo

Cây mắt mèo gây ngứa

Tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Sưng bụng

Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:

  • Nôn
  • Các cử động cơ thể bất thường
  • Mất ngủ

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác như:

  • Nhức đầu
  • Tim đập nhanh
  • Các triệu chứng rối loạn tâm thần bao gồm nhầm lẫn, kích động, ảo giác và ảo tưởng

Ngoài ra, bạn cũngcó thể gây ra ngứa, nóng rát và sưng tấy khi sử dụng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

thao-duoc-tram-huong-An

Mức độ an toàn của cây mắt mèo

Vì cây mắt mèo mọc dại khắp nơi, bạn rất dễ tìm thấy. Tuy nhiên, quả, hoa, lá và thân của mắt mèo đều rất độc. Trong đó, độc nhất là quả và hoa rồi đến lá, thân cây. Nếu sử dụng nhiều có thể gây đột tử. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Dạng bột quả mắt mèo có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống trong vòng 20 tuần.

Lông mắt mèo có thể không an toàn khi dùng uống hoặc dùng trực tiếp lên da vì sẽ gây ngứa.

  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn khi dùng mắt mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn nên tham khảo thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Người mắc bệnh tim mạch: do cây mắt mèo có chứa levodopa (L-dopa) nên bạn cần tránh hoặc sử dụng cẩn thận ở người bị bệnh tim mạch.
  • Người bị bệnh tiểu đường: có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và sử dụng mắt mèo, hãy chắc chắn kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận. Bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc tiểu đường của bạn.
  • Đối với bệnh đường trong máu thấp (hạ đường huyết): có một số bằng chứng cho thấy cây mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống thấp hơn.
  • Đối với bệnh ung thư da (u ác tính): cơ thể có thể sử dụng levodopa (L-dopa) trong mắt mèo để tạo thành sắc tố da gọi là melanin. Có một số lo ngại melanin có thể làm bệnh ung thư da xấu hơn. Không sử dụng mắt mèo nếu bạn có tiền sử u ác tính hoặc có những thay đổi khả nghi trên da.
  • Đối với bệnh dạ dày-ruột hoặc loét đường ruột (bệnh loét dạ dày): levodopa (L-dopa) có thể gây chảy máu đường tiêu hóa (GI) ở những người bị loét dày. Vì mắt mèo chứa L-dopa, vì thế mắt mèo có thể gây ra tiêu chảy đường tiêu hóa (GI) ở người bệnh bị loét. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được báo cáo.
  • Đối với bệnh tâm thần: do có chứa levodopa (L-dopa), nó có thể làm cho bệnh tâm thần tệ hơn.
  • Trong phẫu thuật: Thảo dược này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì thế thảo dược này có thể gây trở ngại cho việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi giải phẫu. Bạn nên ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác của cây mắt mèo với các thuốc khác

Tính tương tác

thuốc khág sinh điều trị viêm màng phổi

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Các sản phẩm có thể tương tác với nó bao gồm:

  • Thuốc giảm trầm cảm (MAOIs). Đậu mèo rừng chứa các chất kích thích cơ thể. Một số thuốc dùng để giảm trầm cảm có thể làm tăng các chất kích thích này. Dùng mắt mèo cùng với các thuốc giảm trầm cảm có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm nhịp tim nhanh, huyết áp cao, động kinh, lo lắng và những bệnh khác. Một số thuốc dùng cho trầm cảm bao gồm phenelzine, tranylcypromine và những loại khác.
  • Methyldopa. Mắt mèo có thể làm hạ huyết áp. Methyldopa cũng có thể hạ huyết áp. Nếu bạn sử dụng cùng với methyldopa, nó có thể gây hạ huyết áp quá nhiều.
  • Guanethidine. Cây mắt mèo và Guanethidine (Ismelin) có thể làm giảm huyết áp.
  • Thuốc trị bệnh tiểu đường (thuốc chống tiểu đường). Đậu mèo rừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Dùng mắt mèo cùng với thuốc tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu quá thấp. Bạn cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc tiểu đường của bạn. Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone, rosiglitazone, chlorpropamide, glipizide, tolbutamide.
  • Thuốc chống loạn thần. Đậu mèo rừng làm tăng hóa chất dopamine trong não. Một số thuốc điều trị bệnh tâm thần giúp giảm dopamine. Dùng mắt mèo cùng với một số thuốc chống loạn thần có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc dùng trong phẫu thuật (gây tê). Mắt mèo chứa hóa chất L-dopa (levodopa). Dùng L-dopa cùng với các thuốc dùng để giải phẫu có thể gây ra vấn đề về tim. Bạn hãy chắc chắn nói với bác sĩ về những sản phẩm tự nhiên bạn đang dùng trước khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng dùng mắt mèo ít nhất 2 tuần trước khi giải phẫu.
  • Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm chậm hoạt động của dạ dày và ruột. Điều này có thể làm giảm lượng mắt mèo được hấp thụ. Dùng một số thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tác dụng của mắt mèo.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây mắt mèo và những lưu ý khi dùng thảo dược này nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Cây Móc Mèo Có Tác Dụng Gì