Mất Ngủ Kéo Dài, Coi Chừng Mắc Bệnh Trọng
Có thể bạn quan tâm
Những người thường xuyên không ngủ đủ giấc có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng và thường xuyên ác mộng.
Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy... Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Biểu hiện và tác hại của mất ngủ
Mất ngủ thường có những biểu hiện như: Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút).
Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc...
Tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4-48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên quan tới bệnh tâm thần.
Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormon. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.
Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết - một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.
Ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mạn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần.
Nguyên nhân mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân mất ngủ trong đó nguyên nhân mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần) do stress, do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ. Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều và ăn bữa tối muộn, ăn nhiều chất kích thích... hoặc do các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí...
Đối với nguyên nhân mất ngủ mạn tính (mất ngủ/ rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng): Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
Bệnh lý đa khoa: Dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản...
Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mạn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần. Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ (trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương...). Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: Chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ... Ngoài ra còn một số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau...
Cần làm gì?
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
Nguyên tắc điều trị mất ngủ là loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
“Vệ sinh” giấc ngủ bằng cách tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ...
Thư giãn tâm lý là liệu pháp quan trọng, đầu tiên cần nhớ rằng sức khỏe sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim...), nếu không ngủ được sau 10-15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Những bệnh nhân mất ngủ mạn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và thông thường nếu càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến, do đó hãy nghĩ đến giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và thanh thản thì nó sẽ đến một cách bình yên. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.
Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị, một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt, tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.
Từ khóa » điều Trị Bệnh Mất Ngủ Kéo Dài
-
Mất Ngủ Kéo Dài: Những Hệ Lụy Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Hiệu ...
-
15 Cách Trị Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Tại Nhà
-
Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán Bệnh
-
Tổng Quan Về Bệnh Mất Ngủ Kéo Dài - Vinmec
-
Mất Ngủ Kéo Dài Bao Lâu được Coi Là Bất Thường? - Vinmec
-
Mất Ngủ Kéo Dài Do Suy Nhược Thần Kinh Có Nguy Hiểm Không?
-
Nguyên Nhân Gây Ra Chứng Mất Ngủ Kéo Dài Và Cách Khắc Phục Hiệu ...
-
Làm Gì Khi Bị Mất Ngủ? - Benh Vien 108
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
MẤT NGỦ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Hậu Quả Của Mất Ngủ Kéo Dài - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Nguyên Nhân Gây Mất Ngủ Kéo Dài Và Cách Cải Thiện | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Gây Mất Ngủ Kéo Dài Và Cách Hỗ Trợ Bằng Thảo Dược
-
Mất Ngủ Hậu COVID-19, Dùng Thuốc Thế Nào? - Bộ Y Tế