Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mất ngủ kinh niên là tình trạng gì?
- Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
- Các triệu chứng thường gặp ở người thường xuyên mất ngủ
- Mất ngủ kinh niên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
- Cách khắc phục tình trạng mất ngủ kinh niên
Có khoảng 20 – 30% dân số bị mất ngủ và hơn nửa trong số họ không tìm được nguyên nhân. Tình trạng mất ngủ kinh niên có thể làm suy giảm miễn dịch, trí nhớ giảm sút, tập trung kém, tinh thần bất ổn… Bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ đề cập đến một số nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng mất ngủ mãn tính. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
Mất ngủ kinh niên là tình trạng gì?
Mất ngủ là một trong các rối loạn giấc ngủ phổ biến. Trong đó, bạn có thể gặp tình trạng khó bắt đầu ngủ khiến mất ngủ. Hoặc thường xuyên phải thức dậy trong đêm và không ngủ lại được gây ra mất ngủ. Hoặc một số trường hợp có hiện diện cả hai hiện tượng này. 1/3 dân số cho biết rằng họ không ngủ đủ giấc được khuyến nghị mỗi đêm (ít nhất là bảy giờ).
Mất ngủ chỉ trong vài ngày được gọi là mất ngủ cấp tính. Đây là hiện tượng khá phổ biến, nhất là ở những người hay phải thay đổi múi giờ (jet lag). Mất ngủ > 3 ngày/ tuần trong > 3 tháng được gọi là mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên.
Người bị mất ngủ mãn tính thường chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng/ngày. Và họ thường mất từ 30 – 90 phút để có thể khởi phát giấc ngủ. Và sau đó, giấc ngủ của họ cũng cũng kém chất lượng, hay bị thức giấc giữa chừng. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà sẽ có những triệu chứng nặng hoặc nhẹ. Trong một số trường hợp, mất ngủ kinh niên được xem là điều kiện y tế cần phải điều trị. Mục đích là để tránh các rủi ro và những biến chứng không mong muốn.
Có hai loại mất ngủ mãn tính là nguyên phát và thứ phát:1
- Mất ngủ nguyên phát không do các tình trạng y tế hoặc thuốc. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về loại mất ngủ này. Nhưng có nghiên cứu cho rằng mất ngủ nguyên phát có thể liên quan đến sự thay đổi nồng độ của một số chất hóa học trong não.
- Mất ngủ thứ phát là do các điều kiện hoặc tình trạng y tế khác gây ra. Ví dụ như căng thẳng về cảm xúc, chấn thương, dùng thuốc, lối sống,…
Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
Mất ngủ mãn tính kéo dài hơn ba tháng và xảy ra ít nhất ba đêm mỗi tuần.2 Mất ngủ mãn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các vấn đề y tế nghiêm trọng khác. Và nó thường xảy ra với các tình trạng khác, bao gồm:
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
- Các bệnh nội khoa: Rối loạn hô hấp, cao huyết áp, tiểu đường. Các rối loạn gây đau, căng thẳng hoặc hạn chế vận động.
- Rối loạn thần kinh: Bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer…
- Các rối loạn giấc ngủ khác: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng tay chân bồn chồn (Restless Legs Syndrome), cử động chân tay theo chu kỳ (Periodic Limb Movements), rối loạn nhịp sinh học.
- Do thuốc, caffeine, rượu, chất hỗ trợ không kê đơn (thuốc trị dị ứng hoặc thuốc thông mũi).
- Thói quen ngủ không đều đặn.
Chứng mất ngủ mãn tính cũng có thể tự phát. Trong một số trường hợp, nó có thể bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc di truyền trong các gia đình.
Các triệu chứng thường gặp ở người thường xuyên mất ngủ
Mất ngủ kinh niên có thể gây ra các triệu chứng vào ban đêm cũng như vào ban ngày. Tình trạng này có thể cản trở các sinh hoạt, công việc hàng ngày của bạn. Các triệu chứng có thể gặp ở người thường xuyên mất ngủ bao gồm:
- Khó bắt đầu ngủ.
- Thường xuyên thức dậy trong đêm.
- Thức dậy trong đêm và khó ngủ trở lại.
- Thức dậy trong đêm, lúc quá sớm.
- Buồn ngủ vào ban ngày.
- Không cảm thấy thoải mái, nạp lại năng lượng sau một đêm ngủ.
- Thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu gắt, chán nản.
- Có vấn đề với trí nhớ, khó tập trung.
Xem thêm: Triệu chứng mất ngủ mà bạn không nên bỏ qua
Mất ngủ kinh niên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Tình trạng mất ngủ kinh niên có thể làm suy giảm miễn dịch, trí nhớ giảm sút, tập trung kém, tinh thần bất ổn…
Tình trạng này cũng có thể gây thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào. Khi mất ngủ kéo dài và gây ra các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thì làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, người bị tình trạng này cũng dễ bị thừa cân, béo phì. Điều này khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, nếu người gầy bị mất ngủ mãn tính thì lại làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ kinh niên
Cùng với việc điều trị, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc kết hợp các lựa chọn điều trị cho chứng mất ngủ mãn tính.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng CBT có hiệu quả hơn sử dụng thuốc ngủ trong việc điều trị chứng mất ngủ kinh niên. Phương pháp này liên quan đến việc giáo dục người bệnh về giấc ngủ và các thói quen ngủ tốt hơn. Đồng thời giúp người bệnh thay đổi niềm tin và hành vi ảnh hưởng đến khả năng ngủ của bản thân.
Dùng thuốc khắc phục mất ngủ kinh niên
Một số thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể giúp bạn khắc phục tình trạng mất ngủ. Việc sử dụng thuốc là hiệu quả nhưng các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng lâu dài. Vì các tác dụng phụ của chúng có thể gây nguy hiểm. Ví dụ như buồn ngủ vào ban ngày, hay quên, mộng du, các vấn đề về thăng bằng và ngã.
Các tác dụng phụ này là nguy hiểm nhất là đối với những người làm công việc đòi hỏi sự thăng bằng và chính xác như lái xe. Dù là thuốc không kê đơn nhưng bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng.
Xem thêm: Thuốc trị mất ngủ theo Đông y và những lưu ý khi sử dụng
Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bạn có thể điều trị hoặc ngăn ngừa chứng mất ngủ kinh niên tại nhà bằng một số phương pháp sau:
- Tránh sử dụng caffeine, đặc biệt là vào cuối ngày.
- Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá trước khi đi ngủ.
- Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Không ngủ trưa hoặc ngủ trưa ngắn.
- Không ăn quá nhiều bữa vào buổi tối.
- Ngủ và thức dậy vào giờ cố định mỗi ngày, kể cả những ngày nghỉ.
- Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị công nghệ khác ít nhất một giờ trước khi ngủ.
- Giữ phòng ngủ tối, có nhiệt độ thoải mái, đảm bảo bề mặt ngủ thoải mái.
Trên đây là bài viết về chứng mất ngủ kinh niên. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về tình trạng này. Tình trạng mất ngủ cấp tính có thể tự hết trong vài ngày. Nhưng nếu nhận thấy các dấu hiệu mất ngủ mãn tính, kéo dài và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; đừng ngần ngại mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhé!
Từ khóa » Cách Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả
-
Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
15 Cách Trị Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Tại Nhà
-
Các Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả Nhất
-
Trị Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả Cần Tìm đúng Nguyên Nhân
-
Mất Ngủ Mãn Tính (kinh Niên) Nguy Hiểm Thế Nào? | Vinmec
-
8 Cách Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhanh Chóng, đơn Giản Và Tiết Kiệm ...
-
Hé Lộ Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Được Ít Người Biết Đến
-
Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Biện Pháp Cải Thiện Giấc Ngủ
-
5 Mẹo đơn Giản Nhưng Rất Hiệu Quả Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên
-
Mất Ngủ Kinh Niên Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả Không Dùng Thuốc
-
Điều Trị Bệnh Mất Ngủ Kinh Niên Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền
-
10 Mẹo Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Kinh Niên Không Dùng Thuốc - Tree Boss
-
Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Nhờ 4 Bí Quyết đơn Giản Sau - Đừng Bỏ Lỡ!
-
Mất Ngủ Kéo Dài: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | OTIV