Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp.
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, có từ 10-30% người trong độ tuổi trưởng thành phải “vật lộn” với chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ kinh niên. Người bị mất ngủ thường xuyên uể oải, mệt mỏi, khó tập trung làm việc, suy giảm trí nhớ, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông,… Tuy nhiên, các vấn đề như mất ngủ là bệnh gì, triệu chứng mất ngủ ra sao, phòng ngừa và điều trị như thế nào,… vẫn chưa được quan tâm, hiểu đúng.
Mất ngủ là bệnh gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,…
Người bị mất ngủ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng thức chính: (1)
- Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng.
- Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.
Xem thêm video Mất ngủ cảnh báo bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Các loại mất ngủ thường gặp
Có nhiều dạng mất ngủ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến:
1. Mất ngủ ban đêm
Người bị bệnh mất ngủ ban đêm sẽ có các triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ vào mỗi tối, ngủ chập chờn không sâu giấc. Giấc ngủ đêm cũng không kéo dài 6-8 tiếng như bình thường mà chỉ rơi vào khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc.
2. Mất ngủ kéo dài/mất ngủ kinh niên
Mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo dài và trở thành tình trạng mất ngủ kinh niên, dẫn đến nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khó điều trị hơn, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân theo phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.
3. Mất ngủ sau sinh
Phụ nữ sau sinh hay mất ngủ do nhiều nguyên nhân như: Cảm giác đau ở vết thương (vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn), mất ngủ do thường xuyên thức khuya chăm con nên bị rối loạn giấc ngủ, tình trạng trầm cảm sau sinh,…
4. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ bao gồm tình trạng mất ngủ, ngủ rũ ban ngày và cả việc ngủ quá nhiều nhưng không cảm thấy đủ, rối loạn nhịp thức – ngủ. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể do cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, hội chứng chân không yên, ngáy và ngưng thở lúc ngủ, mộng du và nghiến răng…
Mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gì?
Mất ngủ là bệnh gì hay hiện tượng mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số các bệnh như:
- Bệnh dị ứng
- Bệnh viêm khớp
- Bệnh tim
- Các vấn đề về tuyến giáp
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
- Bệnh lý tâm thần
- Bệnh lý liên quan đến giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, mộng du,…)
Nguyên nhân mất ngủ
Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: (2)
- Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm…) là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
- Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
- Thay đổi nhịp sinh học: Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ.
- Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,…, người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ.
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ rất phổ biến, bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,…
- Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.
Xem thêm: Mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa.
- Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội: Không hoặc ít hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm.
Triệu chứng mất ngủ
Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ thường bao gồm: (3)
- Khó ngủ vào ban đêm
- Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm
- Mệt mỏi, uể oải, không thấy thư giãn sau khi ngủ
- Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
- Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày
- Cáu gắt, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
- Khó tập trung, mau quên
Chẩn đoán tình trạng mất ngủ
Như thế nào được xem là mất ngủ, rối loạn giấc ngủ? Làm sao chẩn đoán một người có bị mất ngủ hay không? Theo đó, có thể dựa trên các biểu hiện như:
- Thường xuyên trằn trọc, nằm trên giường lâu (trên 20 phút) mới đi vào giấc ngủ
- Ngủ chập chờn không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm
- Giấc ngủ ngắn, khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc,…
Mất ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ để thăm khám?
Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, tần suất từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục, hay người bệnh vẫn khó ngủ dù môi trường ngủ thoải mái và đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ,… thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ trong trường hợp việc chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào buổi sáng của bạn.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ khám bênh mất ngủ ở TPHCM nào tốt?
Các đối tượng dễ bị mất ngủ
Có thể thấy, tình trạng mất ngủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn bao gồm: (4)
- Người cao tuổi: Những người trên 60-65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn dễ mắc các bệnh lý, sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Người đang mắc các bệnh lý: Các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Một số bệnh dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa,…
- Phụ nữ: Các thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,…
- Người đang gặp các yếu tố tâm lý: Người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
- Người làm ca đêm/thay đổi múi giờ: Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn.
- Người có lối sống thiếu khoa học: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.
Xem thêm: Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm tình trạng này.
Tác hại của mất ngủ là gì?
Mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến:
- Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.
- Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường.
- Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.
- Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn.
- Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.
- Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân.
- Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
Xem thêm: 12 tác hại của mất ngủ kéo dài cần lưu ý và khắc phục ngay.
Chữa bệnh mất ngủ như thế nào?
Có 2 cách chữa mất ngủ chính là chữa mất ngủ không dùng thuốc và chữa mất ngủ có sử dụng các loại thuốc Đông hoặc Tây y, thuốc Nam.
Một số biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
- Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
- Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà mộc lan,…
- Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh,…).
- Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
- Massage trước khi ngủ.
- Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.
- Sử dụng các loại tinh dầu giúp ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ.
Nếu áp dụng các biện pháp chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc nhưng vấn đề không được cải thiện, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Điện não đồ hay điện cơ là các kỹ thuật có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Khi điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hỗ trợ bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn.
Với cách điều trị này, bạn nên lưu ý uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không như mong muốn.
Phòng ngừa mất ngủ
Tình trạng mất ngủ có thể được phòng ngừa hay hạn chế một cách đơn giản thông qua các thói quen tốt như:
- Duy trì giờ đi ngủ và giờ thức nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần.
- Vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
- Kiểm tra các loại thuốc đang uống để xem liệu chúng có góp phần gây ra chứng mất ngủ hay không. Nếu không chắc về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, hãy trao đổi với bác sĩ y khoa.
- Không ngủ trưa quá mức. Thông thường, thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là từ 20-40 phút và không quá 60 phút.
- Tránh hoặc hạn chế caffeine và rượu, không sử dụng nicotine.
- Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi ngủ.
- Không cài đặt quá nhiều thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh sử dụng thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
- Thư giãn nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
Chế độ dinh dưỡng và bài tập cho người bị mất ngủ
Dinh dưỡng
Người thường xuyên bị mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, ngủ chập chờn không sâu giấc có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể:
- Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như: Các loại cá béo, kiwi, hạnh nhân, quả óc chó, chuối, bột yến mạch,…
- Một số loại nước uống như trà hoa cúc, sữa ấm, trà hoa đậu biếc,… cũng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ rất tốt. Bạn có thể uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Không uống trà, cà phê, rượu bia hay sử dụng thực phẩm chứa caffein và các chất kích thích khác sau buổi sáng. Tác dụng của caffein và các chất kích thích có thể kéo dài lên đến tận 12 giờ. Vì thế, để tránh mất ngủ thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
- Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ để tránh khó tiêu, ợ chua, ợ nóng dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.
Bài tập yoga giúp ngủ ngon
Vận động nhẹ nhàng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả. Nếu khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn có thể tranh thủ thời gian để áp dụng một số bài tập yoga được đánh giá là giúp ngủ ngon hơn.
Các bài tập yoga đơn giản, kể cả người mới làm quen với bộ môn này cũng có thể luyện tập bao gồm:
- Utthan Pristhasana (Tư thế thằn lằn)
- Salabhasana (Tư thế châu chấu)
- Uttanasana (Tư thế cúi gập người)
- Prasarita Padottanasana (Tư thế gập người chân rộng)
- Janu Sirsasana (Tư thế đầu sát gối)
- Paschimottanasana (Tư thế ngồi gập mình)
Ngoài các bài tập yoga, thiền hoặc đi bộ, chạy bộ chậm cũng có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, cải thiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Các thắc mắc thường gặp về bệnh mất ngủ
1. Khó ngủ, thiếu ngủ có khác với mất ngủ không?
Khó ngủ, thiếu ngủ cũng là một dạng mất ngủ ở những người bị rối loạn giấc ngủ. Người bị khó ngủ, thiếu ngủ sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ, thậm chí nằm và nhắm mắt rất lâu nhưng vẫn không thể ngủ được dẫn đến giấc ngủ ngắn, không đủ để tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả.
2. Mất ngủ thường gặp ở người già phải không?
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ mất ngủ ở người già thường cao hơn so với nhóm đối tượng thanh thiếu niên, người trẻ tuổi. Có đến 50% những người cao tuổi thường xuyên phàn nàn các vấn đề về giấc ngủ. Nhiều người cao tuổi chỉ có thể ngủ 4 tiếng mỗi đêm hoặc thậm chí ít hơn.
Ngoài những nguyên nhân thông thường như môi trường xung quanh quá ồn ào, nhiệt độ phòng không phù hợp, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… thì mất ngủ ở người già còn do người già thường có nhiều thời gian nhàn rỗi để nghỉ ngơi vào ban ngày. Vì thế, vào ban đêm thì người cao tuổi sẽ khó ngủ hơn.
Song song đó, người lớn tuổi còn có nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn lo âu mạn tính, đau nhức xương khớp, khó thở,… Các vấn đề này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến người cao tuổi gặp bệnh mất ngủ.
Hơn nữa, tuổi tác càng cao thì mức độ lão hóa của não cũng cao hơn, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng hoạt động tại não, gây nên tình trạng đảo lộn giấc ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày và ít ngủ, khó ngủ vào ban đêm.
Có thể thấy, việc chăm sóc và đầu tư vào chất lượng giấc ngủ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu bạn đang bị mất ngủ kéo dài nhưng không thể khắc phục được, hãy đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị.
Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội thần kinh. Không chỉ vậy, tại bệnh viện còn có hệ thống các máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu, phục vụ cho quá trình thăm khám, chữa bệnh.
Với sự nhiệt huyết, tận tâm, đội ngũ chuyên gia và các y bác sĩ nội thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự tin trong việc đồng hành và hỗ trợ người bệnh tìm ra nguyên nhân bị mất ngủ cũng như hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.
Người bệnh có thể đặt lịch khám và điều trị chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nội thần kinh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua các cách sau đây:
- Liên hệ tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Do đó, bạn nên thăm khám và điều trị bệnh mất ngủ càng sớm càng tốt.
Từ khóa » điều Trị Bệnh Mất Ngủ Mãn Tính
-
Mất Ngủ Kinh Niên (mãn Tính): Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Mất Ngủ Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Làm Thế Nào để điều Trị Mất Ngủ Mãn Tính Hiệu Quả? - Vinmec
-
Bị Mất Ngủ Mãn Tính Có Những Triệu Chứng Gì, Nguyên Nhân Do đâu
-
Người Bị Mất Ngủ Mãn Tính Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Bệnh Mất Ngủ Mạn Tính: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
15 Cách Trị Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Tại Nhà
-
Tham Khảo Một Số Phương Pháp điều Trị Mất Ngủ Mãn Tính
-
Mất Ngủ Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Chữa Mất Ngủ Kéo Dài Suốt Nhiều Năm Do Rối Loạn Lo âu Thế Nào?
-
Thuốc Mới điều Trị Chứng Mất Ngủ ở Người Lớn
-
Bệnh Mất Ngủ Kinh Niên Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách ...
-
MẤT NGỦ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Điều Trị Bệnh Mất Ngủ Kinh Niên Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền