Mất Ngủ ở Người Già: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu ...

Thời gian ngủ trong ngày của một người giảm dần từ theo độ tuổi từ lúc còn trẻ, đến trung niên và người cao tuổi.

Giấc ngủ là tài sản vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe mỗi người. Cùng với nhu cầu ngủ giảm dần khi về già thì người cao tuổi có tỷ lệ mất ngủ cao hơn người trẻ. 

Mất ngủ và mất ngủ ở người già

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể và một giấc ngủ ngon hết sức cần thiết cho cuộc sống. Ngủ đủ giấc, ngủ có chất lượng sẽ giúp người già duy trì sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất. 

Mất ngủ, khó ngủ là triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Khoảng 50 % người 60 tuổi trở lên bị mất ngủ, so với 20% người trẻ. Mất ngủ bao gồm các biểu hiện khó duy trì giấc ngủ và thường thức giấc sớm, khó ngủ lại, không thấy khoẻ khoắn sau khi ngủ… Người già mất ngủ thường xuyên sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần.

Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở người già

  • Không ngủ được suốt đêm, khi ngủ tỉnh dậy nhiều lần.
  • Trằn trọc gần đến sáng mới chợp mắt được.
  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Gặp khó khăn trong quá trình duy trì giấc ngủ.
  • Thức giấc trong đêm và khó ngủ lại.
  • Ngủ dậy sớm hơn bình thường.
  • Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.

Nguyên nhân

Già theo năm tháng và “quá trình lão hóa bình thường” dẫn đến một số thay đổi đối với giấc ngủ.  Quá trình lão hóa liên quan đến sự thay đổi tự nhiên của hệ thống sinh lý kiểm soát giấc ngủ và hành vi. Với người cao tuổi, các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ được chia thành 4 nhóm như sau:

Mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì),  hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.

Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương...). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).

Các bệnh lý tâm thần kinh: Trầm cảm là nguyên nhân rất phổ biến liên quan đến rối loạn giấc ngủ người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó ngủ đầu giấc hoặc thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ.

Dùng thuốc: thuốc nhóm corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa… có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

Hậu quả

Người cao tuổi thường xuyên mất ngủ vào ban đêm sẽ gây ra những hậu quả có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như:

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Sa sút trị tuệ.
  • Giảm sức để kháng của cơ thể.
  • Dễ bực tức, cáu kỉnh.
  • Sức khỏe suy giảm rõ rệt.
  • Dễ mắc các bệnh: tim mạch, trầm cảm…

Điều trị chứng mất ngủ ở người già

Theo Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Về cơ bản, người lớn tuổi có xu hướng buồn ngủ sớm hơn vào buổi tối và có xu hướng ngủ ít sâu hơn so với khi còn trẻ. Tuy nhiên, khi chứng mất ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ban ngày của người đó, thì nên được khám xét và điều trị.

Để điều trị hiệu quả, trước tiên cần phải xác định nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, chẳng hạn do mắc bệnh cơ thể hoặc bệnh tâm thần, tùy từng đối tượng mà quá trình điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân.

Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc điều trị bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trong đó biện pháp không dùng thuốc nên ưu tiên áp dụng vì có vai trò cực kỳ quan trọng.

Giữ tinh thần thoải mái là một trong những liệu pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già hiệu quả (Ảnh minh họa Pixabay.com)

Điều trị bằng thuốc

Hầu hết người lớn tuổi có thể tập luyện để ngủ được mà không cần dùng thuốc. Chỉ nên dùng thuốc sau khi thực hiện các biện pháp điều trị không dùng thuốc và can thiệp hành vi. Điều trị bằng thuốc có thể là dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Các chất bổ sung melatonin được dùng từ 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ có thể cải thiện được mất ngủ ở người già. Thuốc phù hợp với người bệnh mất ngủ cấp tính trong thời gian ngắn. Dùng thuốc cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn uống: Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn đảm bảo đủ 3 chất thiết yếu: đạm (thịt, cá...),đường (gạo, bánh mỳ…) và mỡ (chủ yếu là dầu thực vật). Người cao tuổi nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa có chứa nhiều vitamin, đặc biệt không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích.

Luyện tập thể thao nhẹ nhàng: Yoga, thiền, dưỡng sinh là những bài tập rất tốt cho người cao tuổi, giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn… Giữ thói quen thức ngủ đúng giờ. Ngủ trưa ngắn và sớm đầu giờ chiều. Ngủ trưa quá muộn trong ngày có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm. Với người cao tuổi khó ngủ do căng thẳng, stress ...cách tốt nhất để có giấc ngủ tốt là nên chia sẻ với bạn bè, người thân, chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn nhằm giảm bớt lo lắng và có giấc ngủ ngon.

Khám và điều trị mất ngủ ở đâu tốt

Người cao tuổi nếu bị mất ngủ liên tục không được điều chỉnh kịp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì thế cần gặp các chuyên gia để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Sau khi biết được nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh lý hay tâm thần, việc lựa chọn địa chỉ khám và chữa trị bệnh mất ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Từ khóa » điều Trị Bệnh Mất Ngủ ở Người Già