Bài này viết về mắt người. Đối với mắt nói chung, xem mắt.
Mắt người là một cơ quan đáp ứng với ánh sáng và có nhiều chức năng khác nhau. Là một cơ quan cảm giác, mắt ở lớp thú tạo ra một điều kiện cần của thị giác. Các tế bào que và nón trong võng mạc cho phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu. Mắt người có thể phân biệt 10 triệu màu khác nhau[1] và nhiều khả năng là có thể nhận biết một photon đơn lẻ.[2]
Mắt người
1. Thể kính 2. khớp ora serrata 3. cơ thể mi 4. các zonules của mật mắt 5. kênh Schlemm 6. đồng tử 7. tiền phòng 8. giác mạc 9. mống mắt 10. vỏ thủy tinh thể 11. nhân thủy tinh thể 12. lồi thể mi 13. kết mạc 14. cơ chéo dưới 15. cơ thẳng dưới 16. cơ trực tràng mắt giữa 17. động mạch và tĩnh mạch võng mạc 18. đĩa quang 19. trường thị giác cũ 20. động mạch võng mạc trung tâm 21. tĩnh mạch võng mạc trung tâm 22. thần kinh thị giác 23. Tĩnh mạch thừng tinh 24. Tĩnh mạch thừng tinh 24. Vỏ bọc ngoài bao gân 28. Cơ ức đòn chũm 29. Cơ trực tràng trên 30. Võng mạc
Chi tiết
Định danh
Latinh
oculus
MeSH
D005123
TA
A01.1.00.007 A15.2.00.001
FMA
54448
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]
Giống như mắt của các loài thú khác, các tế bào hạch thần kinh nhạy sáng không tạo ảnh ở võng mạc mắt người nhận tín hiệu ánh sáng để điều chỉnh kích thước đồng tử, sự điều tiết và kiềm chế hoócmôn melatonin và sự đồng bộ của đồng hồ sinh học cơ thể[3]
Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ ba của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Trong văn học, mắt thường được gọi là cửa sổ tâm hồn.
Mô tả cơ thể học
[sửa | sửa mã nguồn]
Mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, trên có gò lông mày và trán, dưới giáp xương má. Màng mạc bọc xương của hốc mắt nối tiếp bên sau với màng cứng của não, bọc theo dai dây thần kinh thị giác. Bên ngoài có hai mí mắt khi nhắm lại che kín hốc mắt. Mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn. Bên trong hốc mắt có các tuyến nước mắt, các bắp thịt di chuyển mắt, trong cùng là các mô mỡ chêm đệm không cho mắt bị kéo vào phía sau bởi các bắp thịt.[4]
Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen. Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có dầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc.[4]
Cầu mắt di động nhờ sức kéo của 6 bắp thịt: 4 cơ trực - trên, dưới, ngoài, trong; 2 cơ chéo - trên và dưới. Hai cơ trực ngoài và trực trong chỉ đơn giản quay ra ngoài vào trong. Cơ trực trên quay cầu lên và chếch vào trong một chút, cơ chéo dưới, quay lên và ra ngoài một chút. Hai cơ này có tác động chung là đưa hướng nhìn lên (tác động ngoài-trong bị khử nhau). Tương tự, cơ trực dưới quay cầu xuống vào trong một chút, cơ chéo trên quay xuống và ra ngoài một chút. Hai cơ có tác động chung là nhìn xuống (Khi xét nghiệm hai cơ trực trên và dưới nên bảo bệnh nhân nhìn vào trong một chút để tránh tác động của hai cơ chéo. Tương tự, khi xét nghiệm hai cơ chéo trên và dưới nên bảo bệnh nhân nhìn ra ngoài một chút để tránh tác động của hai cơ trực).[4]
Vật lý quang học thị giác
[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh bên ngoài được tiếp nhận vào mắt qua các tia sáng song song, khi đi qua thủy tinh thể hội tụ vào hố võng mạc.
Ở mắt cận thị, vì tinh thể quá dày (độ hội tụ quá cao) hoặc cầu mắt quá dài, điểm hội tụ nằm phía trước hố võng mạc, tạo hình ảnh mờ.[5]
Ngược lại, viễn thị là do tinh thể quá dẹp (độ hội tụ quá thấp) hoặc cầu mắt quá ngắn, điểm hội tụ nằm phía sau hố võng mạc, hình ảnh cũng mờ.[5]
Hệ thống thần kinh thị giác
[sửa | sửa mã nguồn]
Dây thần kinh của hai mắt chéo nhau tại một giao thoa hình chữ X, phía sau tuyến yên trước khi chạy dọc theo bao trong của não đến trung tâm thị giác trên thùy chẩm.[4]
Tín hiệu từ bộ phận nhận sáng nửa trong của võng mạc chạy chéo qua và phối hợp với tín hiệu của nửa ngoài võng mạc trong mắt bên kia.[4]
Do đó, triệu chứng thị giác có thể suy nghiệm ra trong các trường hợp sau:
Hoàn toàn mù một mắt: là do bất bình thường của một mắt hay một dây thần kinh mắt
Mù một nửa thị trường cùng bên: là do bất bình thường trong hệ thần kinh sau chỗ giao thoa.
Mù hai bên ngoài: là do bất bình thường trong hệ thần kinh tại vùng giao thoa.
Phản xạ của mắt
[sửa | sửa mã nguồn]
Một số phản xạ của mắt dùng trong xét nghiệm lâm sàng:
Phản xạ ánh sáng - khi chiếu ánh sáng vào mắt, con ngươi thu nhỏ lại. Vòng phản xạ: ánh sáng chiếu vào bộ phận nhận sáng, chạy theo dây thần kinh thị giác (thần kinh sọ 2) vào nhân pretectal trong não giữa - sau đó chạy tắt (không qua trung tâm thị giác) vào nhân Edinger-Westphal - tiếp theo chạy trở ra dây thần kinh vận nhãn chung (thần kinh sọ 3), vào hạch thần kinh mi, chuyền vào làm co cơ mi - thu nhỏ con ngươi. Xem hoạt hình Lưu trữ 2006-02-13 tại Wayback Machine
Phản xạ điều tiết - khi nhìn theo vật từ xa đến gần, con ngươi thu nhỏ lại và thủy tinh thể dày lên tăng đo hội tụ.
Phản xạ mi - khi dùng bông gòn chạm nhẹ vào củng mạc, mi nhắm lại.
Các biểu hiện ở mắt trong chẩn đoán lâm sàng
[sửa | sửa mã nguồn]
Giang mai - Con ngươi Argyll Robertson - ngươi nhỏ, còn phản xạ điều tiết nhưng mất phản xạ ánh sáng - do giang mai não bộ.
Rối loạn giáp trạng - tăng giáp làm mắt lộ, mí trên nhắm chậm; giảm giáp làm rụng phần ba lông mày bên ngoài, húp hai mí
Bệnh Wilson - vòng Kayser-Fleischer do chất đồng đọng trong màng Descemet của giác mạc
Vàng da - củng mạc ngả vàng rõ trước khi vàng da
Thiếu hồng cầu - kết mạc nhợt nhạt
Rối loạn mỡ máu - ban vàng quanh mắt
Hội chứng Horner - mí trên sụp, con ngươi nhỏ
Nháy mắt - Hiện tượng mắt mỏi, mắt yếu hoặc điềm báo vận mệnh
Các bệnh về mắt
[sửa | sửa mã nguồn]
Lé mắt
Cận thị
Viễn thị
Mắt lão
Mắt hột
Mụt lẹo
Cườm thủy tinh thể mắt
Tăng nhãn áp
Glôcôm
Bệnh võng mạc
Viêm giác mạc
Quáng gà
Loạn thị
Mù màu
Khiếm thị
Chẩn học bằng Mống mắt
[sửa | sửa mã nguồn]
Khoa học mống mắt (tiếng Anh: Iridology) là ngành chẩn đoán chưa được y học công nhận, chẩn đoán bệnh dựa theo thay đổi về hình thái, màu sắc của mống mắt. Y sĩ ngành này chỉ chẩn khám nhưng không chữa trị, thường nhờ điều trị do y sĩ các ngành khác như y học tự nhiên. Y sĩ mống mắt hành nghề tại châu Âu, Anh quốc nhiều hơn tại Hoa Kỳ.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
Mắt nói chung
Loạn sắc tố mống mắt
Con mắt trong văn hóa xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]
Mắt của Horus hay Ra, thần Mặt Trời, tượng trưng cho quyền lực tiếng Anh: Eye of Horus
Mắt thượng đế hay Mắt thấy xa thấy mọi chuyện, chung quanh có hào quang và bao bọc trong hình tam giác đều. tiếng Anh:Eye of Providence
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]
^ Judd, Deane B.; Wyszecki, Günter (1975). Color in Business, Science and Industry. Wiley Series in Pure and Applied Optics . New York: Wiley-Interscience. tr. 388. ISBN 0-471-45212-2.
^ CONOVER, EMILY (tháng 7 năm 2016). “Human eye spots single photons Ability to detect smallest unit of light focuses debate on vision sensitivity”. Science News. Vol. 189. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2016.
^ Zimmer, Carl (tháng 2 năm 2012). “Our Strange, Important, Subconscious Light Detectors”. Discover Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
^ abcde“Đại cương về giải phẫu và sinh lý mắt”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2013.
^ abLỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nhattan
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mắt.
Chi tiết một số khuyết thị giác Lưu trữ 2006-05-09 tại Wayback Machine - Khoa Thần Kinh Trường Y Khoa Đại học Washington.
Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
x
t
s
x
t
s
Giải phẫu người
Đầu (người)
• Trán • Tai • Hàm (người) • Mặt (Má • Mắt người • Mũi người • Miệng • Cằm) • Vùng chẩm • Da đầu • Thái dương • Gáy
Cổ
• Cổ họng • Táo Adam
Thân
• Ngực (Vú · Núm vú ·Quầng vú) • Bụng (Rốn) • Lưng người • Xương chậu (Cơ quan sinh dục)
Chi (người)
Chi trên
• Vai
• Cánh tay • Nách • Khuỷu tay • Cẳng tay • Cổ tay
• Bàn tay: • Ngón tay • Ngón cái • Ngón trỏ • Ngón giữa • Ngón áp út • Ngón út