Mật Nhân - Hello Bacsi

Tên khoa học: Eurycoma longifolia

Tên tiếng anh: Long jack

Tên gọi khác: Mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, bá bịnh

Tìm hiểu chung

Cây mật nhân có tác dụng gì?

Rễ cây mật nhân cũng như vỏ cây, đều được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương (ED), tăng ham muốn tình dục, vô sinh nam, tăng cường khả năng hoạt động thể thao, xây dựng cơ thể, và giảm chất béo cơ thể. Mật nhân cũng được sử dụng điều trị sốt, sốt rét, loét, cao huyết áp, lao phổi, đau xương, ho, tiêu chảy, nhức đầu, giang mai và ung thư.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua những tác dụng của cây mật nhân đối với phụ nữ chẳng hạn như cải thiện tình trạng khí huyết kém, ăn không tiêu, đầy hơi, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, cây mật nhân còn hỗ trợ cho bệnh nhân ghẻ lỡ bằng cách nấu nước tắm để giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Cơ chế hoạt động của cây mật nhân

Rễ cây mật nhân chứa một số chất có những tác động khác nhau trong cơ thể. Một số chất ảnh hưởng đến cách cơ thể sản sinh ra hormone. Nghiên cứu ở động vật và con người cho thấy cây mật nhân có thể làm tăng testosterone trong cơ thể.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của mật nhân là gì?

Liều dùng của mật nhân có thể khác nhau đối với từng đối tượng và dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây mật nhân có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây mật nhân

Cây mật nhân có các dạng bào chế như sau:

  • Chiết xuất bổ sung dạng viên nang
  • Bột
  • Chiết xuất chất lỏng từ gốc mật nhân
  • Bột thô mật nhân.

Cách nấu rượu cây mật nhân

Rượu mật nhân có khá nhiều tác dụng tốt nên được ưa chuộng để ngâm rượu nhằm trị bệnh chẳng hạn như cơ xương khớp. Dưới đây là công thức ngâm rượu mật nhân:

  • Rễ cây mật nhân 1Kg
  • Chuối hột rừng 1Kg
  • Táo mèo 2 Kg
  • Rượu trắng 10 lít.

Đổ tât cả nguyên liệu vào hủ, ngâm trong 20 ngày, mỗi ngày uống 2 chén nhỏ.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của cây mật nhân

Nếu sử dụng loại thảo dược này quá mức hoặc khi kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau mà chưa có sự đồng ý từ dược sĩ, bạn có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Ói mửa
  • Hạ huyết áp
  • Ngộ độc.

Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cây nhân mật bởi hệ miễn dịch sẽ bị dược tính làm cho suy giảm.

Tác dụng phụ của cây mật nhân nếu bệnh nhân sử dụng

Do khả năng tăng kích thích sản xuất các hormone nam mà những bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh như ung thư, tim, bệnh thận, bệnh đái tháo đường, bệnh thân, bệnh mất ngủ… sẽ chậm hồi phục sức khỏe.

Thêm vào đó, nếu vừa phục hồi bệnh cũng không nên sử dụng các bài thuốc từ cây nhân mật ngay vì có thể khiến sức khỏe chuyển biến theo hướng xấu.

Thận trọng

Những ai không nên sử dụng cây nhân mật

Các dược sĩ đã đưa ra lời khuyên các nhóm đối tượng sau đây không được dùng cây nhân mật:

  • Người bị bệnh gan, dạ dày, tim mạch hoặc các bệnh về nội tạng
  • Mang thai
  • Trẻ em dưới 9 tuổi
  • Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây mật nhân, các loại thuốc hoặc các loại thảo mộc khác

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng mật nhân với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của mật nhân như thế nào?

Mật nhân an toàn khi uống trong thời gian lên đến 9 tháng.

Tương tác

Mật nhân có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng mật nhân.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Cây Mât Nhân Co Tac Dung Gi