Mắt Nhìn Thấy Chấm đen ở 1 Hoặc 2 Mắt Là Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Mắt nhìn thấy chấm đen hay ruồi bay trước mắt khiến bạn cảm thấy phiền toái, cản trở tầm nhìn và lo sợ không biết có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng này.
Mắt nhìn thấy chấm đen là như thế nào?
Mắt nhìn thấy chấm đen là hiện tượng của một số bệnh lý về mắt. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy một số hình ảnh lạ như chấm tròn, vệt dài thành sợi hoặc đan xen như mạng nhện màu đen, xám lơ lửng trước tầm nhìn. Đặc biệt tình trạng mắt nhìn thấy chấm đen sẽ rõ nét hơn khi nhìn vào các bề mặt sáng, phẳng như bầu trời xanh hoặc tờ giấy trắng.
Các chấm đen có thể hiện diện ở một hoặc cả 2 mắt, chúng đứng cố định một chỗ hoặc di chuyển, rời khỏi tầm nhìn khi chúng ta tập trung nhìn vào. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp từ 50 tuổi trở lên.
Mắt nhìn thấy chấm đen dưới nhiều hình dạng khác nhau
Mắt nhìn thấy chấm đen – triệu chứng điển hình của một số bệnh về mắt
Đa số các trường hợp mắt nhìn thấy chấm đen là do quá trình lão hóa mắt của tuổi già, tuy nhiên một số bệnh lý về mắt cũng có thể gây nên hiện tượng này.
- Đục dịch kính: Dịch kính là chất dịch trong suốt dạng gel nằm sau thủy tinh thể. Khi về già, các sợi collagen bị hóa lỏng, co cụm và kết tụ với nhau tạo thành từng đám gây cản trở sự truyền ánh sáng và gây ra hiện tượng mắt nhìn thấy chấm đen. Khi ta nhìn cố định vào một điểm thì các chấm đen này vẫn di chuyển trong tầm nhìn.
- Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt lồi 2 mặt nằm sau đồng tử. Tương tự như đục dịch kính, các protein thành phần của thủy tinh thể cũng bị kết tụ thành từng đám gây đục mờ. Các chấm đen sẽ đứng yên một vị trí cho dù có liếc mắt nhìn nhiều hướng khác nhau.
- Chảy máu trong mắt: Các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, nhiễm trùng hay chấn thương, tắc mạch làm tổn thương các mạch máu trong mắt, máu tràn vào dịch kính.
- Viêm màng bồ đào sau: Quá trình viêm xảy ra do nhiễm trùng hoặc nguyên nhân khác có thể làm xuất hiện các mảnh vỡ rơi vào dịch kính.
- Rách – bong võng mạc: Lực co kéo từ khối dịch kính có thể làm rách võng mạc, nếu không được điều trị có thể dẫn đến bong võng mạc làm tích tụ chất dịch và võng mạc bị chết dẫn do thiếu nuôi dưỡng.
- Phẫu thuật mắt hoặc do tác dụng phụ của thuốc: Phẫu thuật mắt có thể gây chảy máu trong mắt, tổn thương võng mạc; hoặc việc tiêm một số thuốc vào nhãn cầu có thể tạo ra các bóng khí trong dịch kính.
Đục dịch kính – nguyên nhân thường gặp gây hiện tượng mắt nhìn thấy chấm đen
Mắt nhìn thấy chấm đen có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
- Nếu là do đục dịch kính, đục thủy tinh thể… bệnh tiến triển mạn tính, thị lực giảm dần theo thời gian và sẽ không quá nguy hiểm nếu phát hiện, điều trị đúng hướng ngay từ giai đoạn đầu phát hiện ra mắt nhìn thấy chấm đen.
- Nếu do các bệnh lý như bong – rách võng mạc, xuất huyết trong mắt, bong dịch kính… thì đây là những tình trạng cấp tính và nguy hiểm, cần được xử lý ngay để tránh bị mất thị lực vĩnh viễn.
Nên đi khám ngay nếu mắt nhìn thấy chấm đen kèm theo các dấu hiệu sau:
- Các chấm đen xuất hiện một cách đột ngột.
- Tăng số lượng hoặc thay đổi kích thước, hình dạng các chấm đen bất bình thường.
- Có chớp sáng.
- Mất thị lực ngoại vi.
- Đau mắt.
- Chấm đen xuất hiện sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt.
Đừng chủ quan với bất kỳ một thay đổi nào về mắt, nếu mắt nhìn thấy chấm đen, bạn hãy tới các bệnh viện chuyên khoa về mắt để được khám và tìm ra nguyên nhân, đồng thời gọi điện hoặc chat zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn chi tiết hơn về cách điều trị.
Mắt nhìn thấy chấm đen chữa như thế nào?
Học cách sống chung với bệnh ở giai đoạn nhẹ
Bạn cần học cách sống chung với các chấm đen này nếu nguyên nhân không phải là bệnh lý cấp tính. Sau một thời gian, mắt sẽ dần thích nghi và ít chú ý hơn đến sự xuất hiện của những vật thể lạ này. Đôi khi bạn cũng có thể di chuyển mắt nhìn lên – xuống để làm thay đổi vị trí chấm đen trong dịch kính và đưa các chấm đen rời khỏi tầm nhìn.
Phẫu thuật khi bệnh chuyển giai đoạn nặng
Nếu tình trạng mắt nhìn thấy chấm đen xuất hiện ngày càng dày và cản trở trực tiếp tới tầm nhìn, một số phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng, tuy nhiên chúng luôn tiềm ẩn những rủi ro, do đó, cần cân nhắc cẩn thận:
- Chiếu laser: Tia laser được chiếu trực tiếp vào các đám collagen để phá vỡ và loại bỏ các chấm đen.
- Phẫu thuật thay dịch kính: Dịch kính được hút bỏ và thay bằng dung dịch thích hợp để duy trì hình dạng cho mắt, sau một thời gian cơ thể sẽ sản xuất dịch kính mới thay thế và tình trạng mắt nhìn thấy chấm đen vẫn có thể xuất hiện trở lại. Phương pháp này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng mắt hay rách võng mạc.
- Phẫu thuật thay thủy tinh thể: thủy tinh thể được hút bỏ và thay bằng một thấu kính nhân tạo làm bằng nhựa hoặc silicon.
Sử dụng sản phẩm bổ mắt đều đặn mỗi ngày
Theo thời gian, sự tích tụ các gốc tự do trong mắt mà không được “dọn dẹp” là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa mắt, dẫn đến các bệnh lý đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khiến mắt nhìn thấy chấm đen. Bởi vậy, việc bổ sung đầy đủ các hoạt chất chống oxy hóa để loại bỏ nhanh các gốc tự do độc hại ra khỏi mắt chính là yêu cầu cấp thiết nếu muốn ngăn chặn mối nguy hại này và bảo vệ thị lực.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, Alpha lipoic acid là một chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Không chỉ có khả năng loại bỏ triệt để tất cả các gốc tự do từ phản ứng stress oxy hóa, Alpha lipoic acid còn thấm rất tốt vào mô mắt, đồng thời phục hồi các chất chống oxy hóa nội sinh, nhờ vậy giúp ngăn ngừa sự biến đổi cấu trúc của dịch kính và thủy tinh thể một cách tối ưu.
Alpha lipoic acid – Chất chống oxy hóa “vàng” cho mắt
Bên cạnh Alpha lipoic acid, một số nhóm chất khác cũng được cho là rất cần thiết để giúp cải thiện thị lực, loại bỏ chấm đen trước mắt, tiêu biểu là Hoàng đằng – thảo dược chống viêm nhiễm trùng mắt; Lutein, Zeaxanthin – thành phần cấu tạo nên võng mạc, giúp mắt rõ nét hơn, chống lại sự già hóa của mắt; Kẽm và Vitamin B2 – chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo và duy trì hoạt động chức năng của mắt.
Chính vì thế, lựa chọn sử dụng những sản phẩm bổ mắt có chứa đồng thời các dưỡng chất kể trên sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của các gốc tự do, tác nhân độc hại từ môi trường và cải thiện thị lực tối ưu. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp tất cả 7 hoạt chất kể trên để tạo thành viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang.
Với công thức hoàn hảo, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, được Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế kiểm định trước khi lưu hành từ năm 2010 cho đến nay, Minh Nhãn Khang đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình trong việc bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, loại bỏ nhanh chóng hiện tượng chấm đen, ruồi bay hay nhức mỏi, mờ nhòe.
Cô Phức (0383 428 117 – Hải Phòng), chú Được (0347 895 075 – Sơn La), bà Đạo (0365 129 997 – Hà Nội) và một số trường hợp khác trong những video chia sẻ dưới đây chính là những minh chứng điển hình cho hành trình tìm lại ánh sáng, loại bỏ tình trạng mắt nhìn thấy chấm đen.
Bí quyết loại bỏ tình trạng mắt nhìn thấy chấm đen của người bệnh
Ngoài những người bệnh trong video trên, hiệu quả của Minh Nhãn Khang cũng đã được xác nhận qua một bằng chứng rất khách quan là cuộc “Khảo sát đánh giá độ hài lòng của người dùng trên toàn quốc” do báo Khoa học & Đời sống cùng tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát này, 93.2% người bệnh đã cải thiện thị lực tốt, giảm rõ rệt các triệu chứng nhức mỏi, ngứa cộm, đau rát, chói mắt, chảy nước mắt, chấm đen ruồi bay,… chỉ sau 3 tháng dùng Minh Nhãn Khang. Sản phẩm có đáp ứng tốt với hầu hết các bệnh về mắt, đặc biệt ở nhóm bệnh do lão hóa như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính… và 100% không gặp tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Không chỉ vậy, qua buổi khảo sát, nhiều chuyên gia cũng dành lời khen ngợi về công thức thành phần của Minh Nhãn Khang trong việc bảo vệ đôi mắt. Điển hình như GS.TS.BSCKII Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam đã phát biểu rằng:
“Các thành phần trong Minh Nhãn Khang có tác dụng chống hiện tượng thoái hóa, già hóa ở mắt, qua đó giúp nguy cơ thoái hóa hoàng điểm, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể, glocom… giảm thiểu tối đa. Tôi đánh giá Minh Nhãn Khang là một trong những sản phẩm tốt để hỗ trợ cho chức năng của mắt cũng như hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mạn tính của mắt.”
Bạn có thể lắng nghe chi tiết lời chia sẻ từ người bệnh và chuyên gia về công dụng của Minh Nhãn Khang qua video phóng sự khảo sát dưới đây.
Đánh giá khách quan về hiệu quả của viên bổ mắt ưu việt Minh Nhãn Khang
Xem thêm:
Kinh nghiệm làm giảm 95% ruồi bay trước mắt do đục dịch kính
Mắt nhìn thấy chấm đen và chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hiệu quả
Trải qua hơn 12 năm trên thị trường cùng cuộc khảo sát toàn quốc, Minh Nhãn Khang đã khẳng định vị trí số 1 trong dòng viên uống bổ mắt hiện nay. Nối tiếp thành công đó, các nhà khoa học đã phát triển sản phẩm Minh Nhãn Khang Platinum bổ sung thêm Vi tảo lục và Câu kỷ tử giúp tăng gấp 2 lần tác dụng bảo vệ mắt, chống tia bức xạ và lão hóa, qua đó, loại bỏ các chấm đen, ruồi bay nhanh hơn chỉ sau 2 – 3 tuần, giúp cho những người bị đục thủy tinh thể, đục dịch kính và mắc bệnh mắt nặng có thêm giải pháp gìn giữ thị lực hiệu quả hơn.
Xem thêm: Minh Nhãn Khang Platinum – Giải pháp làm tan chấm đen ruồi bay mạnh gấp 2 lần
Làm sao để phòng tránh các bệnh lý về mắt gây chấm đen, ruồi bay?
Hầu hết tình trạng mắt nhìn thấy chấm đen là kết quả của quá trình lão hóa mắt, chúng ta không thể ngăn cản được điều đó nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của quá trình này bằng các phương pháp sau:
Khám mắt thường xuyên
Hãy đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bất thường, đặc biệt là khi mắt nhìn thấy chấm đen. Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, từ tuổi 40 chúng ta nên đi khám mắt ngay cả khi không có bất kỳ vấn đề thị lực nào, ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao như tiểu đường, cao huyết áp thì cần được thực hiện sớm hơn.
Lối sống lành mạnh
- Nên ăn các loại rau củ, trái cây màu xanh thẫm (Súp lơ xanh, rau cải xoăn, cần tây..) hoặc màu cam đỏ (Cà rốt, bí đỏ, cam…); các loại cá giàu omega-3 (Cá hồi, cá ngừ, dầu cá các loại…)
- Hạn chế các đồ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường.
- Uống nhiều nước: mắt nhìn thấy chấm đen có thể là kết quả của sự tích tụ các độc tố, nước có thể giúp loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
- Tránh uống rượu bia.
- Bỏ thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.
- Tập thể dục thường xuyên.
Sử dụng kính bảo vệ mắt
Mang kính bảo hộ khi làm việc hoặc chơi các môn thể thao (bóng bàn, quần vợt, khúc côn cầu) để tránh bụi bẩn, ánh sáng kích thích mạnh và hạn chế chấn thương mắt. Lựa chọn kính râm phù hợp khi ra ngoài nắng cũng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím.
Cho đôi mắt được nghỉ ngơi
Việc nhìn vào màn hình máy tính hoặc điện thoại quá lâu có thể làm mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt và giảm tập trung. Hãy thực hiện quy tắc 20-20-20, cứ sau 20 phút hãy nhìn vào vật gì đó cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây. Đứng dậy và dành 15 phút để nghỉ ngơi sau ít nhất 2 giờ làm việc.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng mắt nhìn thấy chấm đen, để từ đó chủ động xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe đôi mắt trong hiện tại và tương lai.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com, healthline.com
Từ khóa » Nhắm Mắt Thấy đốm đen
-
Vẩn đục Dịch Kính Gây Ra đốm đen Hoặc Ruồi Bay Trước Mắt Là Gì?
-
Mắt Nhìn Thấy Vệt đen - Dấu Hiệu Cần đi Khám Ngay Bác Sĩ | Medlatec
-
Vẩn đục Dịch Kính: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Tại Sao Mắt Nhìn Thấy Vệt đen, Dấu Hiệu Cần đi Khám Bác Sĩ
-
Nguy Cơ Mù Lòa Khi Mắt Nhìn Thấy đốm đen Như Ruồi Bay - VnExpress
-
Biểu Hiện Của Mắt Hay Bị Bỏ Qua Nhưng Có Tác Hại Lâu Dài
-
Hiện Tượng “ruồi Bay Trước Mắt” | BvNTP
-
8 Dấu Hiệu Cảnh Báo Mắt Bạn Có Vấn đề, Cần đi Gặp Bác Sĩ Ngay
-
Nhắm Mắt Lại, Thứ Bạn Thấy Không Phải Chỉ Là Một Màu đen: Tại Sao ...
-
Mắt Nhìn Thấy Chấm đen: Phát Hiện Sớm để Tránh Rủi Ro đáng Tiếc
-
Hiện Tượng Mắt Nhìn Thấy đốm Sáng?
-
Vì Sao đôi Khi Chúng Ta Có Hiện Tượng "đom đóm Mắt"? - Dân Trí
-
Mắt Có Vệt đen, Chấm Nhỏ, Thấy Vệt Mờ Lơ Lửng: Dấu Hiệu Rất Nguy ...