Mất Răng Số 6 Có ảnh Hưởng Gì? Cách Khắc Phục Nào Hiệu Quả?
Có thể bạn quan tâm
Răng số 6 là loại răng nắm giữ một vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai ở trên khuôn hàm. Vậy, trong trường hợp bạn bị mất răng số 6 thì sẽ gây ra những ảnh hưởng gì và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng Nha khoa Thúy Đức tìm hiểu về vấn đề này thông qua phần dưới của bài viết sau.
Mục lục
- Mất răng số 6 gây nên những hậu quả gì?
- Khiến cho khuôn mặt đánh mất đi tính thẩm mỹ
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng ăn nhai
- Gây ra tình trạng xô lệch ở trên khuôn hàm
- Gây tiêu xương hàm và dễ bị lão hóa sớm
- Mất răng hàm số 6 phải làm sao?
- Làm cầu răng sứ
- Phương pháp cấy ghép răng implant
Mất răng số 6 gây nên những hậu quả gì?
Răng số 6 chính là răng hàm lớn nhất. Chúng nằm tại vị trí thứ 6 kể từ răng cửa và nằm thứ 3 từ cung hàm trở đi. Loại răng này thường mọc trong khoảng thời gian từ 6 đến 7 tuổi. Răng số 6 đảm nhiệm chức năng chính đó là nghiền nát thức ăn ở trên cung hàm. Nếu như bạn bị mất răng số 6 thì sẽ có rất nhiều vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra.
Chính vì răng số 6 mọc ngay từ khi bạn còn nhỏ nên rất dễ có nguy cơ bị sâu răng do chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách. Đây cũng chính là lý do vì sao mà răng số 6 gặp phải rất nhiều sự thương tổn. Theo đó, bạn sẽ rất dễ gặp phải những bệnh lý như viêm tủy răng, sâu răng, răng hàm bị đánh mất, răng bị gãy vỡ và viêm ở quanh cuống răng. Bên cạnh đó, việc mất răng số 6 còn có thể gây ra những hậu quả khác như:
Khiến cho khuôn mặt đánh mất đi tính thẩm mỹ
Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng việc đánh mất răng số 6 sẽ không hề ảnh hưởng gì đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên trên thực tế, điều này lại hoàn toàn ngược lại. Việc mất răng số 6 sẽ có thể khiến cho nụ cười của bạn bị ảnh hưởng ít nhiều. Giả dụ trong trường hợp nếu như người khác đứng ở góc nghiêng, họ sẽ rất dễ phát hiện rằng bạn đang bị mất đi một vị trí răng. Điều này sẽ khiến cho bạn luôn phải dè chừng mỗi khi cười hay nói nếu như không muốn bị phát hiện.
Bên cạnh đó, khi răng số 6 bị đánh mất, khuôn mặt của bạn sẽ bị ảnh hưởng về sau này. Tốc độ lão hóa của khuôn mặt sẽ diễn ra nhanh hơn và khiến bạn bị già hơn trước tuổi.
Xem thêm: Nhổ răng số 6 có bị hóp má không? – Giải đáp của chuyên gia
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng ăn nhai
Đây chính là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi răng số 6 bị mất. Theo quan niệm của ngày xưa, răng số 6 chính là loại răng “cấm”. Có nghĩa đây là loại răng cấm nhổ bỏ, cấm tác động, cấm xâm lấn… Răng số 6 đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình ăn nhai. Răng số 6 thường kết hợp với răng số 7 để đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn xuống dạ dày.
Một khi răng số 6 bị mất đi, phần cầu nối của thức ăn sẽ bị khuyết đi mất một phần. Lúc này, quá trình nghiền thức ăn của răng số 7 sẽ phải đảm nhận chức năng một cách hoàn toàn. Mặc dù răng số 7 vẫn nghiền nát thức ăn được nhưng không thể tốt bằng việc có sự hỗ trợ của cả hai răng. Một khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ gây áp lực ít nhiều đến dạ dày. Điều này sẽ khiến cho dạ dày co bóp và hoạt động nhiều hơn.
Gây ra tình trạng xô lệch ở trên khuôn hàm
Mất răng số 6 sẽ có thể gây ra tình trạng xô lệch răng ở trên khuôn hàm. Thông thường, hệ thống các răng ở trên khuôn hàm vốn dĩ đứng thẳng được là do sự kết nối, liên kết với hệ thống xương hàm ở bên dưới. Chính vì vậy, khi có 1 răng bị mất đi, khoảng trống sẽ được tạo ra và khiến cho những răng còn lại sẽ bị đổ về phía khoảng trống của răng đã bị mất.
Bên cạnh đó, vị trí đối diện của răng bị mất cũng phải gánh chịu những tác động trực tiếp. Trong trường hợp nếu như răng số 6 ở hàm dưới bị mất đi thì răng số 6 của hàm trên sẽ có xu hướng bị trồi xuống do không có phần trụ đỡ ở bên dưới. Lúc này, hệ thống hàm sẽ phải gánh chịu những tác động và sẽ gây ra tình trạng đau mỏi hàm và lệch khớp cắn.
Gây tiêu xương hàm và dễ bị lão hóa sớm
Một khi răng số 6 bị mất đi, lực nhai tại khu vực răng bị trống sẽ không còn nữa. Tình trạng này kéo theo vấn đề vùng xương hàm sẽ bị tiêu dần đi. Theo số liệu thống kê cho biết, sau thời điểm mất răng 3 tháng, quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra. Mặc dù không gây ra cảm giác đau đớn nhưng bạn vẫn có thể nhận thấy được chỉ bằng mắt thường. Một khi tình trạng này chuyển sang nặng hơn, phần lợi của chân răng ở các răng gần kề bị kéo tụt xuống thì tình trạng này mới được thể hiện một cách rõ rệt.
Xương hàm không chỉ đảm nhận chức năng nâng đỡ hệ thống răng mà còn có tác dụng nâng toàn bộ vùng dưới ở khuôn mặt. Một khi xương hàm bị tiêu biến, khuôn mặt của bạn sẽ đánh mất đi sự cân đối nhất định. Lúc này, khu vực bị mất răng sẽ bị hóp vào, da cũng từ đó mà nhăn nheo và chảy xệ. Lúc này, khuôn mặt của bạn sẽ bị già hơn từ 5 đến 10 tuổi. Đây chính là một trong những tác hại do mất răng số 6 gây ra.
Mất răng hàm số 6 phải làm sao?
Chính vì răng số 6 nắm giữ vai trò rất quan trọng nên trong trường hợp răng số 6 bị mất đi, bạn có thể khắc phục bằng những phương pháp sau:
Làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ có tác dụng giúp bạn khắc phục được tình trạng đánh mất răng. Từ đó đem đến tính thẩm mỹ cao cho khuôn mặt cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai một cách hiệu quả. Phương pháp này sử dụng một dải răng sứ gồm có 3 răng và lắp vào vị trí của răng đã bị mất. Để thực hiện được phương pháp làm cầu răng sứ, 2 răng ở bên cạnh răng số 6 cần phải được khỏe mạnh. Có như vậy thì bác sĩ mới có thể mài cùi răng và đặt cầu răng sứ lên được.
Răng liền kề với răng số 6 cũng có chức năng quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn ở trên cung hàm. Chính vì vậy, nếu bác sĩ mài cùi răng quá nhiều sẽ rất dễ khiến răng bị ê buốt. Không chỉ thế, việc làm cầu răng chỉ có tác dụng khắc phục được phần thân ở bên trên nhưng không thể khắc phục vấn đề tiêu xương hàm bởi phần chân răng đã bị đánh mất. Lúc này, phần xương của ổ xương xung quanh sẽ bị tụt dần về khoảng trống của phần chân răng đã bị đánh mất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tiêu xương, khiến cho cấu trúc của xương hàm bị thay đổi và khớp cắn bị sai lệch. Khi ấy, độ bền của cầu răng sứ sẽ chỉ được duy trì trong thời gian từ 5 đến 7 năm.
Chính vì vậy, giải pháp toàn diện và hoàn hảo nhất khi răng số 5 bị mất đi đó chính là áp dụng phương pháp cấy ghép răng implant.
Tham khảo: Làm cầu răng sứ có bền không? Sử dụng được bao lâu?
Phương pháp cấy ghép răng implant
Phương pháp này có tác dụng làm phục hình răng đã bị mất. Theo đó, loại răng được cấy ghép có hình dáng giống với răng thật, ngay cả phần chân răng và thân răng. Trong đó, thân răng được cắm trực tiếp vào xương hàm, đây chính là trụ implant. Bên cạnh đó, phần thân răng ở bên trên chính là răng sứ. Cả trụ implant và vật liệu sứ đều rất chắc, bền và có độ cứng cao, khả năng chịu lực cũng khá mạnh nên luôn đảm bảo được chức năng nghiền nát thức ăn giống như răng thật.
Loại trụ implant có tác dụng tích hợp cùng với xương hàm làm thành 1 khối rất vững chắc và giống như xương hàm và chân răng thật. Sử dụng trụ implant chính là phương pháp lý tưởng để phục hình răng số 6 bị đánh mất. Từ đó sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng tiêu xương mà không cần phải mài răng kế cận.
Việc phục hình răng số 6 hoàn toàn độc lập với những răng khác. Trong đó, phần thân răng chỉ có thể bám tựa ở trên trụ răng và không gây ảnh hưởng đến những răng khác, giúp bạn bảo tồn được răng thật một cách tối đa. Với phương pháp cấy ghép răng implant, độ bền của răng sẽ được duy trì trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm. Không những vậy, chúng còn có thể tồn tại ở trong hệ thống hàm nếu như bạn thực hiện việc vệ sinh răng miệng thật tốt.
Chung quy lại, phương pháp cấy ghép răng implant có những ưu điểm đó là:
- Giúp phục hình lại răng số 6 đã bị mất nhưng không gây ảnh hưởng và xâm lấn tới các răng ở bên cạnh. Đặc biệt, bạn không cần phải mài răng giống như khi thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ.
- Khắc phục được vấn đề tiêu xương hàm trong thời gian bị đánh mất răng.
- Phương pháp cấy ghép răng implant sử dụng chất liệu titanium. Đây là chất liệu làm trụ răng tương đối an toàn và có độ tương thích cao đối với xương hàm.
- Khi áp dụng phương pháp này, khả năng ăn nhai thức ăn của răng sẽ được đảm bảo một cách chắc chắn nhất. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều loại đồ ăn quá cứng hoặc dai mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì.
- Khi xương hàm được tích hợp với chân răng sẽ tạo ra mối liên kết vững chắc một cách lâu dài và vĩnh viễn nếu như bạn thực hiện chế độ chăm sóc răng thật tốt.
- Không những thế, nếu tính tổng chi phí để thực hiện phương pháp này thì bạn sẽ thấy không có sự chênh lệch nhiều đối phương pháp làm cầu răng sứ. Ngoài ra, nếu tính về lâu dài, bạn sẽ được “hời” khoản chi phí khá lớn bởi phương pháp làm cầu răng sứ chỉ có thể duy trì được trong thời gian từ 15 đến 20 năm. Lúc này, bạn cần phải thay loại cầu răng mới.
Xem thêm: Mất răng số 6 có niềng răng được không?
Ngoài ra, để việc khôi phục răng số 6 được diễn ra một cách tốt nhất và không phát sinh ra nhiều vấn đề rủi ro, bạn cần phải lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng.
Tại Nha khoa Thúy Đức, phương pháp cấy ghép răng implant được đa số khách hàng chọn lựa để thực hiện việc trồng răng số 6. Các trụ implant được nhập khẩu trực tiếp tại Hàn, Thuỵ Sỹ, Đức… Chính vì vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc và chất lượng của trụ. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc và công nghệ trồng răng hiện đại nhất, bạn chắc chắn sẽ có được kết quả như ý muốn.
Từ khóa » Nhổ Răng 46
-
Nhổ Răng Số 6 Có Nguy Hiểm Không? Có Phải Trồng Lại Không?
-
Nhổ Răng Số 6 Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Hay Không? | TCI Hospital
-
Nhổ Răng Số 6 Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không? Địa ... - Nha Khoa Kim
-
Nhổ Răng Sâu Số 6 Hàm Dưới Trong Trường Hợp Nào?
-
Nhổ Răng Số 6 Có Nên Hay Không | Giải đáp Băn Khoăn
-
Thông Tin Chi Tiết Về Nhổ Răng 46 - Nha Khoa
-
Nhổ Răng Số 6 Giá Bao Nhiêu Tiền? Có đau Không? Có Nguy Hiểm ...
-
Nhổ Răng Số 6 Có Nguy Hiểm Không - Nha Khoa KaiYen
-
Nhổ Răng 46 Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu ý Quan Trọng Khi Nhổ ...
-
Có Nên Nhổ Răng Hàm Số 6, 7, 8 Không?
-
Nhổ Răng Hàm Bao Lâu Thì Lành?
-
Mất Răng Số 6 Và 7 Có Nguy Hiểm Không? Cách Phục Hồi Tốt Nhất
-
Nhổ Răng Số 6, 7, 8 Gây ảnh Hưởng Gì? Nên Trồng Răng Bằng ...
-
Sau Khi Nhổ Răng Nên Ăn Gì Để Mau Lành Vết Thương