Mắt Sưng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh để Nhanh Khỏi, Giảm Sưng Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Chườm nóng, chườm lạnh đều là các phương pháp giúp giảm đau, giảm tổn thương cho mắt. Nhưng khi mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh để nhanh hết sưng, mắt chóng bình phục hơn? Cùng EYELINK tìm hiểu tác dụng của 2 phương pháp này ngay trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
- 1/ Mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh thì tốt?
- 2/ Khi mắt bị sưng nên làm gì để nhanh thuyên giảm?
- Chườm mắt bằng túi trà ấm
- Đắp dưa chuột lạnh
- Đắp nước muối
- Đắp lòng trắng trứng
- Massage với nha đam
1/ Mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh thì tốt?
Để hiểu rõ mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh, trước hết chúng ta nên phân biệt rõ cách hoạt động của hai cách chườm mắt này, bởi chúng hoàn toàn khác nhau.
- Chườm nóng: giúp giãn các mạch máu nhỏ, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm kích thích thần kinh. Từ đó giúp giảm đau mãn tính, kích thích thải trừ chất độc. Tại mắt, chườm nóng giúp giảm mỏi mắt, cải thiện chứng khô mắt.
- Chườm lạnh: giúp làm co các mạch máu nhỏ, hạn chế khí huyết lưu thông. Nên từ đó hạn chế sung huyết cục bộ, giảm sưng viêm, giảm đau, các vết thương cũng mau lành hơn.
Chính vì thế, khi mắt bị sưng, bạn nên chườm lạnh thay vì chườm nóng. Chườm lạnh sẽ giúp bạn giảm sưng viêm tự nhiên và giảm đau.
Có một nguyên tắc chung mà bạn cần lưu ý khi chườm là: chườm nóng sẽ thích hợp với cá cơn đau mãn tính. Chườm lạnh sẽ thích hợp với các cơn đau cấp tính, đặc biệt khi có kèm theo tổn thương sưng viêm, đỏ đau. Thậm chí khi bị chấn thương, nhiệt độ cao sẽ khiến phản ứng miễn dịch tại đó xảy ra ồ ạt, vết thương khó lành hơn.
Cách chườm lạnh cho mắt bị sưng như sau:
Dùng đá lạnh:
- Bước 1: Đặt các mẩu đá lạnh vào khăn mặt sạch.
- Bước 2: Chườm khăn lên mắt trong 5 – 10 phút.
Dùng khăn lạnh:
- Bước 1: Ngâm khăn mặt trong nước, sau đó vắt khăn để còn độ ẩm vừa phải.
- Bước 2: Bọc khăn với túi nilong và đặt vào ngăn đá trong 15 phút.
- Bước 3: Đắp khăn lên mắt trong 5 – 10 phút.
Lưu ý: Nên thử lên vùng da khác của cơ thể trước khi thử chườm lạnh trực tiếp lên mắt.
2/ Khi mắt bị sưng nên làm gì để nhanh thuyên giảm?
Bên cạnh mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh thì chúng ta còn nhiều nhiều cách khác có thể giảm thiểu tình trạng này. Đặc biệt khi bạn có thể dễ dàng áp dụng chúng tại nhà.
Chườm mắt bằng túi trà ấm
Cafein có trong trà có tác dụng co các mạch máu, giảm sưng viêm tốt. Do đó, bạn có thể tận dụng những túi trà đã uống để loại bỏ đôi mắt sưng húp.
Thực hiện: ngâm 2 túi trà trong cốc nước nóng khoảng 4 – 6 phút. Sau đó lấy túi trà ra, đợi nguội một chút rồi đặt chúng lên mắt cho tới khi túi trà nguội.
Đắp dưa chuột lạnh
Dưa chuột cũng có tác dụng làm dịu, giảm sưng đáng kể cho mắt nhờ các thành phần có đặc tình làm se khít, dưỡng ẩm, giúp da phục hồi tổn thương.
Thực hiện: Thái dưa chuột thành lát mỏng rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh 15 phút, sau đó đắp lên mắt cho tới khi chúng không còn lạnh nữa.
Đắp nước muối
Nước muối có thể thẩm thấu và kéo nước trong các khối sưng viêm ra ngoài, từ đó làm giảm sưng một cách tự nhiên.
Thực hiện: Hòa tan 1/2 thìa muối tinh sạch và một cốc nước ấm. Sau đó dùng khăn sạch hoặc bông tẩy trang thấm nước muối và đắp lên mắt, thư giãn trong 5 phút. Nên thực hiện thêm 1 – 2 lần để có kết quả tốt nhất.
Đắp lòng trắng trứng
Tương tự như dưa chuột, lòng trắng trứng cũng có tác dụng se khít da, giảm tình trạng sưng mắt khá nhanh.
Thực hiện: Tách riêng lòng trắng trứng và đánh đều cho đến khi nổi bọt. Rửa mặt sạch với nước ấm, lau khô rồi dùng bông gòn thấm lòng trắng trứng quét đều lên chỗ mắt bị sưng. Để khô trong 15 – 20 phút rồi rửa mặt sạch với nước ấm.
Massage với nha đam
Nhờ khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da mà nha đam cũng khá hiệu quả trong việc giảm mắt bị sưng. Nhờ thế bạn cũng không cần lo ngại việc mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh nữa.
Thực hiện: Lấy nhựa nha đam thoa quanh mắt và massage nhẹ nhàng. Để khô và sau đó rửa mặt sạch với nước lạnh.
Bên cạnh đó, sưng mắt có nhiều mức độ và liên quan tới nhiều nguyên nhân khác nhau như: lẹo, chắp, dị ứng, viêm kết mạc, mất ngủ, mệt mỏi, khóc, dị ứng kem trang điểm, rối loạn nội tiết, viêm mô tế bào hốc mắt. Tùy từng nguyên nhân sẽ cũng có cách xử lý phù hợp riêng. Ví dụ như:
- Sưng mắt do mất ngủ hay khóc nhiều: nghỉ ngơi và uống nhiều nước đã có thể giảm sưng.
- Sưng mắt kèm bỏng rát: nhỏ nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt và hỗ trợ mắt nhanh phục hồi hơn.
- Sưng mắt do dị ứng: cần tránh các tác nhân dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông thú cưng…
- Sưng mắt do nhiễm khuẩn: cần đi khám để được bác sĩ kê đơn kháng sinh phù hợp.
- Sưng mắt do rối loạn nội tiết: có thể sẽ cần phẫu thuật và điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau.
- Không tự ý nặn khi lên chắp, lẹo vì có thể gây nhiễm trùng.
Thông thường, nếu sưng mắt nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nếu kèm theo sốt, đau thì bạn cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn đơn thuốc phù hợp. Và dù ở mức độ nào, khi bị sưng mắt thì bạn nên tránh dụi tay vào mắt vì có thể vô tình gây nhiễm khuẩn cho mắt.
Khi sưng mắt kèm theo bỏng rát, để nhanh chóng loại trừ cảm giác khó chịu này và giúp mắt chóng bình phục hơn, bạn có thể tham khảo nhỏ mắt với nước mắt nhân tạo Sodyal X. Sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi các tổn thương tại mắt nhanh chóng.
Hy vọng bài viết đã trả lời được khúc mắc mắt sưng nên chườm nóng hay lạnh cho bạn. Nếu có băn khoăn nào khác về chăm sóc mắt nói chung, bạn hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận nhé.
Từ khóa » Sưng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
-
Chườm Nóng Và Chườm Lạnh: Bạn Có đang Làm đúng Cách? - YouMed
-
Sử Dụng Chườm Nóng Hay Chườm Lạnh Khi Chấn Thương?
-
Khi Nào Cần Chườm Nóng, Khi Nào Cần Chườm Lạnh? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Nên Chườm Nóng Hay Chườm Lạnh để Giảm đau Hiệu Quả
-
Bị Sưng Chườm Nóng Hay Lạnh để Giảm Sưng Nhanh Nhất?
-
NÊN CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH KHI CHẤN THƯƠNG?
-
10 Chứng Bệnh Cần Chườm Nóng Và Cách Chườm Nóng đúng
-
Chấn Thương Phần Mềm, Nên Chườm Lạnh Hay Chườm Nóng?
-
Chườm "lạnh'' Hay ''nóng'' ? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Nên Chườm Nóng Hay Chườm Lạnh Khi Chấn Thương? - ONWAYS
-
Đau Nhức Xương Khớp Nên Chườm Nóng Hay Chườm Lạnh? - JEX
-
Đau Răng Chườm Nóng Hay Lạnh – Xem Chi Tiết Giải đáp
-
Nên Chườm Nóng Hay Lạnh? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống