Mặt Tích Cực Và Hạn Chế Của Loại Hình Công Ty Có Vốn đầu Tư Nước ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức tư vấn
Mặt tích cực và hạn chế của loại hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Xu hướng Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang phổ biến trong thị trường kinh doanh Việt Nam. Đầu tư nước ngoài được xem là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ và có bước tiến dài trong tương lai. Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa cũng là một yếu tố minh chứng cho sự quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với các nước đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam. Mặc dù đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam nhưng không phủ nhận vẫn còn tiềm ẩn một số mặt hạn chế mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi các doanh nghiệp chọn đầu tư theo hình thức này. Vậy hôm nay hãy cùng tư vấn Quang Minh điểm qua một số ưu điểm và khuyết điểm của loại hình doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nhé!
Đặc điểm của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lẽ đã quá quen thuộc với một số doanh nhân trong lĩnh vực kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp mà do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư trực tiếp toàn bộ vốn hoặc một phần vốn vào việc thành lập doanh nghiệp và đang ký kinh doanh trên lãnh thổ của một quốc gia khác. Mô hình góp vốn này được áp dụng khá rộng rãi, các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển thường sẽ chọn những nước đang phát triển để đầu tư vào, một phần vì thị trường ở các quốc gia này so với quốc gia của họ sẽ ít cạnh tranh hơn và dễ dàng thu lợi nhuận về.Đặc điểm tiêu biểu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau :
- Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu 100% hoặc một phần của nhà đầu tư nước ngoài;
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật của quốc gia được đầu tư, trên cơ sở pháp lý của quốc gia đó, được cơ quan quản lý cấp giấp phép đầu tư nước ngoài;
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo pháp luật quốc gia đăng ký kinh doanh;
- Doanh nghiệp được tổ chức hoạt động kinh doanh dưới loại hình công ty TNHH.
Một số lý do nên đầu tư vào Việt Nam
Lực lượng lao động hiểu biết và cạnh tranh
Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực tạo cơ hội học tập cho người dân trong nước. Chính vì vậy tỷ lệ biết chữ của người dân Việt Nam là 90% theo thống kê ghi nhận. Ngoài ra với lực lượng lao động trẻ hùng hậu và luôn có tinh thần trau dồi và phát triển bản thân trong việc bổ sung học thêm ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ, cụ thể tiếng Anh đang ngày càng được ưa chuộng và là một môn học chính thức được đưa vào giáo dục trong trường học, bên cạnh các tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp,...cũng được giảng dạy nhưng ở mức độ ít phổ biến hơn.Sức mạnh kinh tế
Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, có thể thấy vào năm 2019 GDP đầu người đã tăng 2,7 lần đạt 2.700 USD và hơn 45 triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, kết quả dẫn đến tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam từ hơn 70% xuống còn 6%. Một minh chứng cụ thể hưn đó là trong đợt dịch bệnh vừa qua, nhà nước đã có chuẩn bị và kịp thời ứng phó với đại dịch nên nền kinh tế mặc dù “đóng băng” nhưng không sụt giảm đáng kể và vẫn nhận được tín hiệu tăng nhẹ ở GDP.Vị trí địa lý
Việt Nam nằm ở cái nôi của Đông Nam Á và chiếm giữ đường bờ biển phía đông của bán đản Đông Nam Á, đường bờ biển này giúp Việt Nam tiếp cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và BIển Đông. Ngoài ra đường bờ biển này là điều kiện lý tưởng để phát triển các ngành hàng hải, thương mại, du lịch nói riêng và sẽ trở thành trung tâm vận tải biển của thế giới trong một tương lai gần. Địa hình đồi núi, cao nguyên, ven biển giúp cấu trúc địa lý Việt Nam đa dạng và thích hợp phát triển các vùng kinh tế tổng hợp.Môi trường kinh tế mở
Để thực hiện chiến dịch mở cửa toàn cầu hóa, Việt Nam đẩy nhanh tốc độ hội nhập của mình thông qua việc tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do, hiệp định đa phương song phương, xây dựng mối quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới.Môi trường pháp lý được cải thiện
Một số Luật doanh nghiệp mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp đã được điều chỉnh tiêu chuẩn hóa quyền sở hữu đối với các cá nhân kinh doanh và giảm bớt một số thủ tục rắc rối hành chính cho các doanh nghiệp. Ngoài ra Nhà nước cũng có các bên hỗ trợ tư vấn Kinh nghiệm thành lập công ty tại Việt Nam giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm được các hồ sơ, giấy tờ pháp lý để thực hiện đăng ký kinh doanh tại địa bàn.Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hình thức đầu tư nước ngoài phổ biến : (ODA) nguồn vốn việc trợ phát triển chính thức; nguồn vốn tín dụng thương mại; (FPI) nguồn vốn đầu tư qua việc bán cổ phiếu, trái phiếu cho người nước ngoài; (FDI) nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Mặt tích cực
- Các nhà đầu tư nước ngoài tự trực tiếp bỏ vốn vào kinh doanh, điều hành hoạt động sản xuất, chính vì thế nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc;
- Doanh nghiệp trong nước có vốn đầu tư nước ngoài một phần, sẽ được ổn định về mặt tài chính và rủi ro về tài chính cũng sẽ giảm bớt, khi mà có các đối tác nước ngoài cùng chia sẻ rủi ro, tránh trường hợp xấu nhất dẫn đến phá sản;
- Doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư nước ngoài còn được cung cấp kèm theo công nghệ, kỹ thuật, phương thức, học hỏi được một số quy trình sản xuất ở các nước tiên tiến. Việc chuyển giao công nghệ sẽ giúp thúc đẩy chất lượng sản phẩm công ty tốt hơn;
- Doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu hướng thị trường trong và ngoài nước, cầu nối thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với toàn cầu. Ngoài ra tạo cơ hội lớn mang sản phẩm/dịch vụ của công ty được giới thiệu trên thị trường của các quốc gia khác, thu hút được thị trường lớn người tiêu dùng trên toàn cầu làm tăng lợi nhuận cao.
Mặt hạn chế
- Việc chuyển giao công nghệ cũng mang nhiều tiềm ẩn rủi ro khi mà nguy cơ doanh nghiệp nhận một số kỹ thuật công nghệ lạc hậu không phù hợp hoặc hoạt động chỉ ở mức trung bình;
- Việc lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài mà không huy động vốn trong nước sẽ khiến cho doanh nghiệp không có tính tự chủ độc lập, ảnh hưởng đến nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc với vốn đầu tư bên ngoài, thiếu vững chắc;
- Về chi phí thu hút FDI, các doanh nghiệp tiếp nhận đàu tư phải cho ra một số ưu đãi đối với nhà đàu tư về miễn thuế, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng, các dịch vụ khác trong một thời gian dài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu công bằng cho các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra việc này cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng trốn được thuế, giấu một số lợi nhuận mà họ kiếm được.
- Currently 4.74/5
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Từ khóa » Tích Cực Và Hạn Chế Của Fdi
-
Ưu - Nhược điểm Của Hình Thức đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
-
FDI Australia Tại Việt Nam: Các Nhược điểm Của Hoạt động đầu Tư ...
-
Đánh Giá Mặt Tích Cực Hạn Chế Và Nguyên Nhân Kết Quả Thu Hút FDI ...
-
FDI Là Gì? Vai Trò Và ảnh Hưởng Tiêu Cực Của FDI đến Kinh Tế?
-
[PDF] TÍNH HAI MẶT CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở ...
-
Mặt Trái Của Thu Hút đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) đến Việt Nam ...
-
Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Vấn đề Phát Triển Kinh Tế - Chi Tiết Tin
-
Những Tác động Tích Cực Và Tiêu Cực Của FDI đến Việt Nam - 123doc
-
Vai Trò Của Vốn đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Giải Pháp Phát Triển ...
-
Tác động Của đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài đến Phát Triển Kinh Tế Tỉnh ...
-
Tác động Của đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Xuất Nhập Khẩu ở Việt ...
-
Hấp Thụ Có Chọn Lọc để Tránh “tác động Ngược” Của Nguồn Vốn FDI
-
Một Số Giải Pháp Thu Hút Vốn đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
-
Cần Có Chính Sách Phù Hợp Với FDI