Mặt Trái Của Chợ đen Ngà Voi Tuyệt Chủng - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
- Gần 18 kg vật phẩm dạng sừng nghi vấn là ngà voi nhập lậu
- Tiêu hủy 82kg sản phẩm từ ngà voi tang vật
- Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 207 kg ngà voi
Nghề đào đất hốt tiền
Liếc vào cái hố sâu 50m, hai thợ săn ngà nở nụ cười tinh quái. Cả hai cùng hè nhau lôi từ dưới đất lên một cái ngà voi có màu caramen. Nó đã chôn vùi trong băng hà ít nhất là 1 vạn năm. Ngay cả con chó của họ cũng tỏ ra khoái trá với thứ nhìn thấy.
“Vì nó nằm trong băng nên vẫn còn đượm mùi thịt, còn mùi động vật”, dẫn lời giải thích của ông Amos Chapple, người có 3 tuần chụp ảnh cánh thợ săn ngà ma mút ở vùng Yakutia thuộc Siberia.
Hai người đi săn cẩn thận dùng cỏ khô lau “chiến lợi phẩm” và nhanh chóng gói nó trong một cuộn phim để giữ ẩm cũng như giữ nguyên trọng lượng của chiếc ngà (bao nhiêu kg, bấy nhiêu tiền). Kế đó chiếc ngà quý giá cùng với 2 chiếc ngà khác sẽ chu du trên một chiếc tàu cao tốc đúng 5 tiếng đồng hồ xuôi trên dòng sông ở Đông Bắc Siberia.
Chiếc ngà sau đó được bán với mức giá 34.000 USD cho một người môi giới Trung Quốc đang chờ sẵn trong làng, chỉ đúng 8 ngày họ đã kiếm tổng cộng 100.000 USD. Mọi thứ mà 2 thợ săn bỏ lại phía sau gồm hộp sọ và xương ma mút sẽ được tiêu thụ theo nhiều cách khác nhau. Lãnh băng Siberia đang tan băng nhanh chóng.
Các thợ săn ngà voi đang dùng vòi cứu hỏa để thổi sạch bùn bám quanh bộ xương voi ma mút. Ảnh nguồn: Amos Chapple / Radio Free Europe/ Radio Liberty. |
Một số vùng ở đây có nhiệt độ ấm lên gấp đôi so với phần còn lại của Trái đất. Băng vĩnh cửu được bảo vệ bởi lớp đất bẩn bề mặt và trầm tích sẽ tan vào mùa hè và tái đóng băng vào mùa đông.
Nhưng năm ngoái 2018, một số nơi của lãnh băng không bị đóng băng do nhiệt độ ấm hơn bình thường. Suốt hàng thập kỷ, cư dân sống trên lãnh băng thường hay dẫm phải lớp lông voi ma mút đã chết từ 1 vạn năm trước.
Hôm nay, do nhu cầu khát ngà voi của người Trung Quốc mà các tay thợ săn đang tìm cách khai thác cái gọi là “ngà băng” ở Siberia. Ước tính khoảng 80% ngà voi ma mút Siberia kết thúc ở Trung Quốc đại lục từ ngả Hong Kong, nơi đây các nghệ nhân sẽ khắc ngà voi thành những bức điêu khắc và đồ trang sức vô cùng tinh xảo.
Năm 2017, Nga đã xuất khẩu 72 tấn ngà ma mút, nhưng hoạt động này đang bị chững lại bởi áp lực từ thế giới ngầm. Để tránh bị nhà chức trách sờ gáy, nhiều đầu nậu ngà voi chấp nhận bán ngà thô với ít tiền hơn cho các đại lý Trung Quốc – những người mua hàng trực tiếp. Một câu hỏi dấy lên là việc buôn bán ngà liệu có gây áp lực đối với một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới?
Săn ngà voi ma mút là một nghề hấp dẫn đối với nhiều cư dân sống ở Yakutia. Nhiếp ảnh gia Amos Chapple cho hay: “Các thợ săn có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng chỉ cần kiếm được 1 cái ngà thì cuộc đời họ sẽ tươi như hoa”.
Chapple đang thực hiện bộ ảnh “săn ngà voi ma mút” phát biểu. Săn ngà tuy nguy hiểm nhưng cực kỳ thú vị, nó cũng giúp cho vài người trở nên giàu có.
Ông Chapple giải thích: “Dọc theo 120 km của dòng sông, các cuộc đào bới chỉ bị gián đoạn khi nhác thấy có bóng tàu tuần tra của các sĩ quan bảo vệ môi trường đồng hành cùng cảnh sát, họ tìm kiếm những kẻ săn lậu. Nếu thấy bóng lực lượng chức năng, những người đi săn sẽ giả cách ngụy trang dụng cụ, hoặc lẩn vào rừng như du kích Chechen”.
Kinh đô chế tác ngà voi của thế giới
Miễn là có giấy phép thì các nhà sưu tập sẽ có toàn quyền bán ngà ma mút khi nó được xem là hoàn toàn hợp pháp ở Nga. Alexei – đại lý thu mua ngà ma mút được đề nghị giấu tên – đã xuất khẩu nó suốt 7 năm qua. Trong 2 năm qua, Alexei chật vật trong việc làm ăn do “thị trường chợ đen” đã thật sự cất cánh.
Khi giới chức Nga làm chậm lại hoạt động kinh doanh, các khách hàng Trung Quốc của Alexei bắt đầu chuyển sang những tay buôn lậu ngà ma mút. Cũng theo Alexei, việc tịch thu ngà voi từ các nhà sưu tập có giấy phép có thể là một nỗ lực để kiểm soát tốt hơn hoạt động thương mại, nhưng nó vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Ông Alexei nhấn mạnh: “Nó giết chết thị trường ngà hợp pháp ở Yakutia và đẩy người ta làm ăn lậu”. Do bản chất của hoạt động này mà rất khó để ước tính xem có bao nhiêu ngà voi được xuất lậu, nhưng ông Alexei tin rằng nó khoảng 50% (năm 2019) so với mốc 20% (năm 2016).
Ngành khoa học cũng chịu không ít tổn thất từ hoạt động buôn lậu ngà ma mút. Kể từ thập niên 1990, Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Sakha (Yakutia, ASSR) đã nhận được nhiều mẫu vật quý hiếm từ các nhà sưu tập ngà có giấy phép, trong đó bao gồm một xác voi ma mút lông xoăn, tê giác lông mượt và sư tử Á Âu.
Ông Valerii Plotnikov, nhà nghiên cứu tại ASSR hân hoan phát biểu: “Chúng tôi có một thỏa thuận với những người hiến tặng. Họ vẫn là chủ sở hữu và kiếm thêm tiền khi các mẫu vật được mang đi triển lãm ở nước ngoài”.
Là cố vấn của Bộ Văn hóa Nga, ông Valerii Plotnikov đã chụp ảnh và đo kích thước các ngà voi ma mút mà các nhà sưu tập mang chúng đến Yakutsk nhằm ước tính độ tuổi, kích cỡ và trọng lượng ngà để từ đó quyết định giá trị văn hóa của chúng. Điều này đã cho phép các nhà sưu tập và đại lý tấm giấy phép xuất khẩu ngà từ Moscow sang Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Valerii Plotnikov cảnh báo: “Nếu hoạt động buôn bán ngà ma mút lui vào thế giới ngầm thì đồng nghĩa giới khoa học sẽ hết cơ hội để đo lường nó. Biết là thế, nhưng chúng tôi phải làm sao đây?”.
Lucy Vigne là một thợ săn ngà rất khác biệt. Quyết tâm chống lại nạn buôn lậu và săn trộm voi, bà Vigne đã có nhiều năm điều tra vào hoạt động buôn bán ngà toàn cầu cùng với người đồng nghiệp (đã quá cố) Esmond Martin.
Khi bộ đôi này viếng thăm thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), họ đã tình cờ mục kỉnh những chiếc ngà ma mút trong các cửa hàng đặc biệt. Năm 2011, các nhà nghiên cứu độc lập đã chụp ảnh khoảng 6.541 hiện vật tại 30 trung tâm mua sắm. Những chiếc ngà ma mút thô sẽ được chạm khắc thành các bức điêu khắc và tượng và được bán với giá trung bình khoảng 7.800 bảng Anh.
Kể từ đầu thập niên 2000, ngà ma mút đã gây được tiếng vang, và khi Trung Quốc ban lệnh cấm nhập và bán ngà voi trong năm 2017 nhằm giải quyết khủng hoảng săn trộm, thì các nghệ nhân ngà voi và các cửa hiệu bán ngà đã chuyển hướng sang khai thác ngà voi cổ xưa.
Bà Vigne quả quyết: “Các nghệ nhân ở Trung Quốc thuộc loại thợ giỏi nhất thế giới, họ sẵn sàng thích ứng với cái mới”.
Quảng Châu nằm cách Hương Cảng (Hongkong) khoảng 2 giờ lái xe, vì thế việc buôn bán ngà ma mút trở thành thời thượng. Với lượng dân số giàu sụ lại ưa dùng hàng xa xỉ, người Quảng Châu từ lâu đã chấp nhận ngà ma mút như một sự lựa chọn thay thế. Trong khi “ngà băng” Nga đã trở thành hàng độc quyền cho người giàu trong quá khứ, thì hôm nay các mặt hàng tạo tác từ ngà ma mút như mặt dây chuyền, kiềng và vòng tay đã được đại chúng đón nhận.
Mật độ xương voi ma mút trong vùng cho thấy nơi đây từng là đầm lầy để bẫy loài thú này. Ảnh nguồn: Amos Chapple / Radio Free Europe / Radio Liberty. |
Lúc Vigne và Martin ghé Quảng Châu hồi năm 2011, những người bán chuyên ngà ma mút và phục vụ cho tầng lớp khách hàng thượng lưu đã kinh doanh rất phát đạt. Khi giảm nguồn nhập khẩu và giá cả tăng cao thì các chuyên gia tin rằng ngà ma mút sẽ trở thành thứ hàng hóa kinh doanh có lãi.
Ước tính khoảng 10 triệu xác voi ma mút đang bị chôn vùi trong lãnh băng hà Siberia (trong khi đàn voi Châu Phi chỉ còn khoảng 350.000 con), xem ra người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng mua ngà ma mút miễn là nó có độ trắng như ngà truyền thống. Đồ chạm khắc ngà voi đã ra đời từ thế kỷ 14, và nó là đồ dùng của các vị hoàng đế, học giả và tầng lớp thượng lưu.
Hôm nay, ngà voi vẫn là biểu tượng vị thế của tầng lớp trung lưu mới. Phát ngôn viên của Traffic (Tổ chức giám sát thương mại động vật hoang dã) khuyến báo: “Dù ai cũng ao ước được sở hữu ngà voi, nhưng thực sự có rất ít người có thể phân biệt chính xác ngà thường và ngà ma mút”.
Kèo thơm cho tội phạm hàng giả
Việc tìm ra sự khác nhau giữa ngà ma mút và ngà voi săn trộm xem ra rất khó. Khi ngà voi ma mút được giao dịch đồng bộ thì rất dễ nhận diện vì chúng có vỏ ngà màu nâu, ngà thường lớn và có độ xoắn. Để xác định nguồn gốc của một mẫu ngà hay bức điêu khắc ngà, các đại lý và cửa hàng thường phải sử dụng máy photocopy hoặc máy quét để chụp ảnh các mô hình xếp chồng lên nhau nhằm nhìn được mặt cắt ngang của một chiếc ngà.
Điểm gần nhất với góc của ngà thường là một chiếc răng thon dài (có thể dễ dàng nhận thấy những đường giao nhau này). Nếu các góc này gặp nhau ở một góc không đầy 90 độ thì cái ngà đích thị là của voi ma mút; nhưng nếu các góc gặp nhau hơn 90 độ thì đó là ngà của voi thường. Nhưng việc phân biệt hàng thật sẽ đi vào bế tắc nếu mẫu ngà quá nhỏ, hoặc bị sơn và chạm khắc.
Mặc dù ngà voi đã bị cấm ở Trung Quốc đại lục từ năm 2017, nhưng nó vẫn được rao bán ở Hong Kong cho đến năm 2021, và thực tế này nhấn mạnh rằng ngà voi từ xứ đảo đã tuồn vào miền Nam Trung Quốc. Cũng không rõ mỗi năm có bao nhiêu ngà ma mút dừng chân ở Trung Quốc, nhưng xem dữ liệu khách hàng thì thấy rằng tính trung bình khoảng 36 tấn ngà thô và mẫu ngà chưa chế tác được đem tới Hồng Kông mỗi năm khi mà nơi đây không đánh thuế nhập khẩu, trong đó khoảng 29 tấn ngà ma mút được tái xuất vào Trung Quốc.
Những cuộc điều tra gần đây của Traffice đã cho thấy rằng có một số cửa hàng ở Trung Quốc, Hong Kong và thậm chí ở Mỹ đã dán nhãn “ngà ma mút” hoặc “xương ma mút” trên ngà voi thường. Tiểu bang New York cấm bán ngà voi thường từ năm 2014, và ngà ma mút kể từ năm 2016, và kết án một hiệu buôn đồ cổ ở Manhattan vì dán nhãn gian dối.
Ngà ma mút bị cấm ở Ấn Độ. Bà Lucy Vigne phát biểu: “Những gì mà chúng ta cần nhớ là ngà voi được buôn lậu từ lục địa Phi, và nó được giấu cẩn thận trong những toa hàng bởi các mạng lưới tội phạm”. Những người muốn tróc nã thị trường ngà voi bất hợp pháp và việc “rửa” ngà ma mút tiềm năng bắt buộc phải vạch ra thị trường trước tiên. Ngà voi ma mút được ca ngợi là một cách “thay thế đạo đức” nhằm giảm bớt áp lực từ việc buôn lậu các loài đang sống đặc biệt nguy cấp, nhưng cái giá ra sao?
Đầu năm 2019 này, các nhà kinh tế học tại Đại học Texas A&M và Đại học Calgary đã điều tra về nguồn cung ngà ma mút ảnh hưởng ra sao tới nạn săn trộm voi từ năm 2010 đến năm 2012, họ ước tính rằng 80 tấn ngà ma mút đã được xuất đi từ Nga, và đồng thời làm giảm nạn săn voi từ mốc 55.000 con/ năm xuống còn 34.000 con.
Mặt khác, các nhà bảo tồn và nhà chiến dịch cho rằng buôn ngà ma mút là một cách giúp đảm bảo cho ngành công nghiệp tội phạm, và nó cung cấp một kẽ hở cho hoạt động “rửa tiền”. Vì buôn bán ngà ma mút không được kiểm soát cũng như không có giấy tờ rõ ràng, nên phía Israel cho rằng phải nên loại bỏ sạch sẽ các kẽ hở để chống việc ghi sai nhãn mác cùng “rửa tiền”.
Mặt khác, có vẻ như nhu cầu về ngà ma mút đang giảm dần. Hồi tháng 9-2019, cuộc khảo sát của WWF trên 2.000 người ở Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng 73% số người phản hồi sẽ không mua ngà voi so với 57% số người phản hồi không mua vào năm 2017 trước khi lệnh cấm ngà voi có hiệu lực.
Với nguồn cung voi trải dài khắp 3 châu lục, quy mô của thị trường ngà ma mút vẫn còn trong bóng tối trừ khi giới thương nhân và các chính phủ sẵn lòng công khai số liệu xuất, nhập khẩu của họ.
Từ khóa » Mua Ngà Voi Ma Mút
-
Cận Cảnh "thợ Săn" đào Tìm Ngà Voi Ma Mút Trong Lớp Băng Vĩnh Cửu ...
-
Buôn Bán Ngà Voi Ma Mút đe Dọa Lệnh Cấm Ngà Voi Của Trung Quốc
-
Vòng Tay Ngà Voi Ma Mút - Global Rus Trade
-
Tìm Thấy Ngà Voi Ma Mút ở Nơi Không Ngờ Tới
-
Ngà Voi Ma Mút Chôn Vùi Gần 3 Triệu Năm Dưới đáy Biển - VnExpress
-
Vòng Tay Hạt Thạch Hạt Tròn Ngà Voi Ma Mút Đá Vòng ... - Lazada
-
Cơn “sốt” Săn Ngà Voi Ma Mút ở Nga - Báo Văn Hóa
-
Sốt Săn Ngà Voi Ma Mút để Bán Cho Người TQ - Vietnamnet
-
Cơn Sốt Tìm Ngà Voi Ma Mút ở Nga Khi Băng Vĩnh Cửu Tan Chảy - Zing
-
[PDF] BUÔN LẬU NGÀ VOI Ở VIỆT NAM ĐANG ĐE DỌA TỚI VOI CHÂU PHI
-
[PDF] TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN NGÀ VOI TRÁI PHÉP Ở VIỆT NAM LÀ ...
-
Tìm Thấy Bằng Chứng Về Sự Tồn Tại Của Thợ Săn Thời Kỳ đồ đá ở Bắc ...
-
Những Bí ẩn Chỉ Hé Lộ Khi Theo Chân Thợ Săn Ngà Voi Ma Mút