Mặt Trăng Quay Quanh Trái đất Bao Nhiêu Thời Gian? - Thanh Duy

Mặt Trăng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin. Mặt Trăng Moon symbol

Mặt Trăng

Đặc điểm quỹ đạo
Bán trục lớn 384.400 km (0,0026 AU)
Chu vi quỹ đạo 2.413.402 km (0,016 AU)
Độ lệch tâm 0,0554
Cận điểm 363.104 km (0,0024 AU)
Viễn điểm 405.696 km (0,0027 AU)
Chu kỳ 27,32166155 ngày (27 ngày 7 giờ 43,2 phút)
Chu kỳ biểu kiến 29,530588 ngày (29 ngày 12 giờ 44,0 phút)
Tốc độ quỹ đạo trung bình 1,022 km/s
Tốc độ quỹ đạo cực đại 1,082 km/s
Tốc độ quỹ đạo cực tiểu 0,968 km/s
Độ nghiêng giữa 28,60° và 18,30° so với mặt phẳng xích đạo, trung bình 5,145 396° so với mặt phẳng hoàng đạo xem quỹ đạo
Kinh độ điểm mọc 125,08°
Góc cận điểm 318,15°
Là vệ tinh của Trái Đất
Đặc điểm vật lý
Đường kính tại xích đạo 3.476,2 km (0,273 Trái Đất)
Đường kính tại cực 3.472,0 km (0,273 Trái Đất)
Độ dẹt 0,0012
Diện tích bề mặt 3,793×107 km² (0,074 Trái Đất)
Thể tích 2,197×1010 km³ (0,020 Trái Đất)
Khối lượng 7,347 673×1022 kg (0,0123 Trái Đất)
Tỉ trọng trung bình 3,344 g/cm³
Gia tốc trọng trường tại xích đạo 1,622 m/s2, (0,1654 g)
Tốc độ thoát 2,38 km/s
Chu kỳ tự quay 27,321 661 ngày
Vận tốc tự quay 16,655 km/h (tại xích đạo)
Độ nghiêng trục quay thay đổi giữa 3,60° và 6,69° (1,5424° so với mặt phẳng hoàng đạo) xem quỹ đạo
Xích kinh độ của cực bắc 266,8577° (17 h 47 ' 26 ")
Thiên độ 65,6411°
Độ phản xạ 0,12
Độ sáng biểu kiến -12,74
Nhiệt độ bề mặt
cực tiểu trung bình cực đại
40 K 250 K 396 K
Thành phần thạch quyển
Ôxy 43%
Silíc 21%
Nhôm 10%
Canxi 9%
Sắt 9%
Magiê 5%
Titan 2%
Niken 0,6%
Natri 0,3%
Crôm 0,2%
Kali 0,1%
Mangan 0,1%
Lưu huỳnh 0,1%
Phốtpho 500 ppm
Cacbon 100 ppm
Nitơ 100 ppm
Hiđrô 50 ppm
Hêli 20 ppm
Đặc điểm khí quyển
Áp suất khí quyển 3 × 10-13kPa
Hêli 25%
Neon 25%
Hiđrô 23%
Agon 20%
Mêtan Amoniac Điôxít cacbon rất ít
Để đọc về khái niệm "mặt trăng" theo nghĩa chung chỉ các vật thể vệ tinh quay quanh một hành tinh hoặc tiểu hành tinh, xem vệ tinh tự nhiên.

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km[1], tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng–Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966[1], Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.[2]

Cho đến nay, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo[cần dẫn nguồn], dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.

Mục lục

[ẩn]
  • 1Tên gọi và từ nguyên
  • 2Bề mặt trên Mặt Trăng
    • 2.1Hai phía Mặt Trăng
    • 2.2Các vùng tối trên Mặt Trăng/Biển Mặt Trăng
    • 2.3Terrae/Đất liền
    • 2.4Hố va chạm
    • 2.5Regolith
    • 2.6Nước trên Mặt Trăng
  • 3Các đặc điểm vật lý
    • 3.1Cấu trúc bên trong
    • 3.2Địa hình
    • 3.3Trường hấp dẫn
    • 3.4Từ trường
    • 3.5Khí quyển
    • 3.6Nhiệt độ bề mặt
  • 4Nguồn gốc và sự tiến hoá địa chất
    • 4.1Hình thành
    • 4.2Biển macma Mặt Trăng
    • 4.3Tiến hóa địa chất
    • 4.4Đá Mặt Trăng
  • 5Chuyển động
    • 5.1Các tham số quỹ đạo
    • 5.2Chuyển động biểu kiến
    • 5.3Các nguyên nhân gây bất ổn định trong quỹ đạo
  • 6Thủy triều
  • 7Nhật thực và Nguyệt thực
  • 8Thám hiểm
  • 9Sự hiểu biết của con người
  • 10Tình trạng pháp luật
  • 11Mặt Trăng trong văn hóa
  • 12Xem thêm
  • 13Tham khảo
    • 13.1Chú thích
    • 13.2Thư mục
  • 14Liên kết ngoài

Tên gọi và từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, Mặt Trăng còn được gọi bằng những tên khác như ông trăng, ông giăng, giăng, nguyệt, Hằng Nga, Thường Nga, Thái Âm v.v... Không giống như vệ tinh của những hành tinh khác, Mặt Trăng - vệ tinh của Trái Đất - không có tên riêng nào khác. Trong một số ngôn ngữ, Mặt Trăng của Trái Đất được viết hoa để phân biệt với danh từ chung "mặt trăng", nói đến các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác như "the Moon" trong tiếng Anh[3] và "the moon".

Từ moon ("Mặt Trăng" trong tiếng Anh) là một từ thuộc nhóm ngôn ngữ German, liên quan tới từ mensis trong tiếng Latin; từ này lại xuất phát từ gốc me- trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy (Proto-Indo-European), cũng xuất hiện trong measure (đo lường)[4] (thời gian), với sự gợi nhớ tới tầm quan trọng của nó trong việc đo đạc thời gian trong những từ có nguồn gốc từ nó như Monday ("thứ Hai" trong tiếng Anh), month ("tháng" trong tiếng Anh) và menstrual (hàng tháng/kinh nguyệt). Trong tiếng Anh, từ moon chỉ có nghĩa "Mặt Trăng" cho tới tận năm 1665, khi nó được mở rộng nghĩa để chỉ những vệ tinh tự nhiên mới được khám phá của các hành tinh khác[4]. Mặt Trăng thỉnh thoảng cũng được gọi theo tên tiếng Latin của nó, Luna, để phân biệt với các vệ tinh tự nhiên khác; tính từ có liên quan là lunar và một tiền tố tính từ seleno - hay hậu tố -selene (theo vị thần Hy Lạp Selene).

Bề mặt trên Mặt Trăng[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Địa lý học Mặt Trăng

Hai phía Mặt Trăng[sửa | sửa mã nguồn]

Sự đu đưa của Mặt Trăng

Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái Đất ở tất cả mọi thời điểm. Buổi đầu mới hình thành, Mặt Trăng quay chậm dần và bị khoá ở vị trí hiện tại vì những hiệu ứng ma sát xuất hiện cùng hiện tượng biến dạng thuỷ triều do Trái Đất gây ra[5].

Từ đã rất lâu khi Mặt Trăng còn quay nhanh hơn hiện tại rất nhiều, bướu thuỷ triều (tidal bulge) của nó chạy trước đường nối Trái Đất-Mặt Trăng bởi nó không thể làm xẹp bướu đủ nhanh để giữ bướu này luôn ở trên đường thẳng đó[6]. Lực quay khiến bướu luôn vượt quá đường nối này. Hiện tượng này gây ra mô men xoắn, làm giảm tốc độ quay của Mặt Trăng, như một lực vặn siết chặt đai ốc. Khi tốc độ quay của Mặt Trăng giảm xuống đủ để cân bằng với tốc độ quỹ đạo của nó, khi ấy bướu luôn hướng về phía Trái Đất, bướu nằm trên đường thẳng nối Trái Đất-Mặt Trăng, và lực xoắn biến mất. Điều này giải thích tại sao Mặt Trăng quay với tốc độ bằng tốc độ quỹ đạo và chúng ta luôn chỉ nhìn thấy một phía của Mặt Trăng.

Các biến đổi nhỏ (đu đưa - libration) trong góc quan sát cho phép chúng ta có thể nhìn thấy được khoảng 59% bề mặt Mặt Trăng (nhưng luôn luôn chỉ là một nửa ở mọi thời điểm)[1].

FullMoon2010.jpg Moon PIA00304.jpg
Phần nhìn thấy được từ Trái Đất Phần không nhìn thấy được từ Trái Đất

Mặt quay về phía Trái Đất được gọi

Từ khóa » Chu Kỳ Của Mặt Trăng Quanh Trái đất