Mặt Trăng Xa Trái đất Thế Sao Vẫn Có Thủy Triều? - Chuyện Lạ

Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống trong một chu kỳ biến chuyển thiên văn. Thuỷ triều xảy ra do lực hút của mặt trăng tác động lên vỏ trái đất. Câu hỏi là tại sao mặt trăng xa trái đất như vậy mà vẫn có hiện tượng thủy triều.

Mặt trăng là thiên thể gần nhất so với Trái đất trong vũ trụ. Khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.400km. Nếu như con người đi bộ từ Trái đất đến Mặt trăng thì phải mất khoảng thời gian là 9 năm. Nếu như đi phi thuyền vũ trụ thì mỗi lần đi về từ Trái đất đến mặt trăng phải mất hơn 7 ngày.

Sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăng và Trái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng.

Mặt trăng xa trái đất thế sao vẫn có thủy triều? - Hình 1

Thuỷ triều xảy ra do lực hút của mặt trăng tác động lên vỏ trái đất.

Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp tại một điểm nào đó trên mặt đất vì hai lực thay đổi theo chiều ngược nhau: một điểm càng xa trọng tâm của Trái đất – Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, trong khi ngược lại, sức hút của Mặt trăng giảm theo khoảng cách.

Do đó, hai lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc của thủy triều: ở điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng với sức hút, vì vậy A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do đó, B có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày.

Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất.

Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.

Biên đồ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng ở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.

Video đang HOT

Những điều thú vị về thủy triều

Trái đất quay quanh chính mình trong 24h còn mặt trăng cần đến 27,3 ngày để quay quanh Trái Đất. Dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất, sau 24h, bạn cũng phải chờ trăng chuyển động thêm 50 phút thì mới lại thấy trăng lần nữa ở vị trí trực tiếp ngay trên đầu mình.

Trong cả 2 pha trăng mới mọc (tối, mặt trăng nằm giữa trái đất, mặt trời và được mặt trời chiếu sáng phía sau) và trăng tròn (sáng nhất, trái đất nằm giữa trăng và mặt trời), lực hấp dẫn lên trái đất là cao nhất, bằng tổng tác động của mặt trời lẫn mặt trăng. Điều này lý giải vì sao hiện tượng thủy triều có 2 thời điểm lên cao nhất là ngày trăng mới xuất hiện và ngày trăng tròn.

Khi trăng ở các pha lưỡi liềm (thấy được ) và trăng khuyết (), lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng trên trái đất sẽ tạo thành một góc 45 độ. Khi tổng lực này đạt mức cao nhất, trái đất đang ở một vị trí nào đó giữa mặt trăng và mặt trời.

Thời gian để trái đất di chuyển tới vị trí này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn vài giờ so với khi mặt trăng lên cao nhất trên bầu trời. Vì vậy thủy triều dâng cao nhất sẽ xảy ra trước hoặc sau khi mặt trăng ở vị trí cao nhất trên trời.

Thủy triều cạn là thủy triều yếu nhất, xảy ra khi mặt trăng đang ở pha hay phần tư đầu tiên hoặc cuối cùng (thấy được ), là lúc lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng lên trái đất tạo thành góc 90 độ nên có thể loại trừ lẫn nhau gần như hoàn toàn.

Việc dự đoán thủy triều đôi khi sẽ khó khăn hơn vì mặt trăng không quay quanh trái đất trực tiếp ngay đường xích đạo mà quỹ đạo của trăng nghiêng một góc 5 độ so với mặt phẳng mà trái đất quay quanh mặt trời. Quỹ đạo tự quay quanh mình của trái đất cũng nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng này, tạo ra các mùa khác nhau.

Vì vậy mức thủy triều cao nhất trong mỗi ngày sẽ luôn ở trên hoặc dưới đường xích đạo. Đó là lý do vì sao thủy triều chỉ dâng cao một lần trong ngày tại những nơi có thủy triều.

Tại sao chúng ta lại phải đo thủy triều?

Việc xác định thủy triều giúp điều hướng trong ngành giao thông, vận tải hàng hải.

Khả năng dự báo của thủy triều, sự chuyển động nhanh của nước trong dòng chảy có thể cung cấp một nguồn năng lượng cho các cộng đồng sống dọc theo bờ biển bằng các nhà máy thủy điện.

Thủy triều cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật biển, chúng cung cấp thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ.

Việc thu thập số liệu thủy văn còn giúp chung ta nghiên cứu, đưa ra cảnh báo và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển.

Châu Anh

Theo Tiền phong

Phát hiện hành tinh giống trái đất nằm ngay "vùng sự sống"

Một bản sao trái đất thực thụ có thể đã được các "thợ săn hành tinh" của NASA "tóm" được.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Chicago (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của Vệ tinh khảo sát Ngoại hành tinh TESS của NASA và tìm ra TOI-700d, một hành tinh cỡ kích cỡ chỉ hơn trái đất một chút và nằm ngay trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ nó quay quanh.

"Vùng sự sống" tức vùng Goldilocks, còn gọi là "vành đai xanh", "khu vực có thể ở được" là nơi cách ngôi sao mẹ vừa đủ để các hành tinh có được nhiệt độ phù hợp và giữ được bầu khí quyển, nước ở trạng thái lỏng. Trái đất của chúng ta nằm trong vùng sự sống của mặt trời.

Phát hiện hành tinh giống trái đất nằm ngay vùng sự sống - Hình 1

Ảnh đồ họa mô tả hệ hành tinh TOI-700 - ảnh: Sci-News/NASA

Theo báo cáo mới đây tại Hội nghị lần thứ 235 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ, TOI-700d thuộc vùng sự sống của "mẹ" là TOI-700, một ngôi sao lùn đỏ khá lạnh loại M. Ngôi sao này có khối lượng và kích thước khoảng 40% mặt trời của chúng ta, sở hữu 3 hành tinh quay quanh, trong đó TOI-700d là hành tinh xa nhất.

TOI-700d có kích thước tương đương 1,1 lần trái đất, một kích cỡ phù hợp với sự sống mà các nhà thiên văn luôn săn lùng. Nó quay quanh sao mẹ một vòng hết 38 ngày, gần sao mẹ hơn khoảng cách trái đất - mặt trời rấ nhiều. Nhưng vì sao mẹ của nó lạnh hơn nên khoảng cách và quỹ đạo này là vừa đủ để nó lọt vào khu vực sống được của ngôi sao.

Hành tinh gần sao mẹ nhất trong hệ này là TOI-700b, một hành tinh đá có kích thước đúng bằng trái đất, nhưng có thể quá nóng cho sự sống. Mỗi năm trên đó dài khoảng 10 ngày trái đất.

Hành tinh thứ 2 là TOI-700 C, một gã khổng lồ khí gấp 2,6 lần trái đất, 1 năm dài 16 ngày.

Để tìm hiểu về bộ ba hành tinh này, các nhà khoa học đã kết hợp thêm dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian Spitzer và một số hệ thống quan sát khác, dùng phương pháp vận tốc xuyên tâm để "nhìn" rõ hơn các thiên thể.

Một điều thú vị khác họ tìm ra là 3 hành tinh này đều bị "khóa" với sao mẹ như cách mặt trăng bị khóa với trái đất, tức luôn hướng về sao mẹ bằng một mặt nhất định. Vì vậy một nửa của cả 3 hành tinh này đều là ban ngày, nửa còn lại luôn là ban đêm.

Công cuộc tìm hiểu hành tinh trong vùng sự sống TOI-700d vẫn tiếp diễn và các nhà khoa học kỳ vọng nó sẽ sở hữu một môi trường sống được rất đặc biệt, khác hẳn trái đất với 2 nửa sáng và tối, sống được và không sống được khác nhau.

A. Thư

Theo nld.com.vn/Sci-News, Science Alert

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên của thập niên vào cuối tuần này Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên của thập niên vào cuối tuần nàyNgay trong những ngày đầu năm, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú nguyệt thực đầu tiên của thập niên mới. Thời điểm trăng tròn đầu tiên của năm 2020 hay còn gọi "Mặt Trăng sói". Tên gọi này xuất phát từ việc thổ dân Mỹ thường nghe thấy tiếng tru dài của những đàn sói mỗi...

Từ khóa » Thủy Triều Lực Ly Tâm