MẪU AQL TRONG GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG - HQTS
Có thể bạn quan tâm
Làm thế nào để các kiểm định viên xác định được số lượng hàng tối thiểu cần kiểm tra. Các nhà nhập khẩu chắc hẳn đã từng nghe qua từ “AQL” khi tiến hành kiểm soát chất lượng. Các kiểm định viên cũng thường nhắc đến cách sử dụng AQL, cách chọn cỡ mẫu và các mức độ lỗi.
AQL là gì?
Tiêu chuẩn AQL được định nghĩa trong ISO 2859-1 là “tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ sai sót tối đa có thể chấp nhận được”. Nó đại diện cho số lượng và các loại lỗi tối đa có thể được chấp nhận trong một lần kiểm tra, nếu vượt quá thì toàn bộ lô hàng phải bị loại bỏ.
AQL có thể được tính bằng đơn vị phần trăm hoặc số lượng lỗi nhỏ, lỗi lớn và lỗi nghiêm trọng được tìm thấy trong một đợt kiểm định. Trong thực tế, đây là ba cấp độ lỗi phổ biến, thường được áp dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng:
❌ Lỗi nghiêm trọng: mức chấp nhận là 0%
Đây là lỗi không thể chấp nhận, có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Ví dụ như phát hiện kim trong sản phẩm quần áo.
❌ Lỗi lớn: mức chấp nhận là 2.5%
Đây là lỗi khiến người mua có thể trả hàng. Ví dụ như mẫu quần áo bị may sai quy cách, thiếu đường chỉ.
❌ Lỗi nhỏ: mức chấp nhận là 4%
Đây là lỗi nhỏ, không đáp ứng theo tiêu chí ban đầu nhưng được hầu hết người mua chấp nhận. Ví dụ như quần áo sản xuất còn một số chỉ thừa chưa được cắt xén.
Tiêu chuẩn AQL phổ biến nhất cho ngành hàng tiêu dùng được phát triển bởi Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) và Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ (ASQ). Bảng AQL được sử dụng như một công cụ cơ bản để chuẩn bị kế hoạch lấy mẫu và kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm.
AQL hữu ích trong trường hợp nào?
✔️Kiểm định lô hàng với số lượng quá lớn, sử dụng bảng AQL có thể giúp chuyên viên kiểm định đơn giản hóa quy trình.
✔️Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo quy trình tự động. Kiểm tra dựa trên AQL mang lại kết quả chính xác hơn khi quy trình sản xuất không dựa nhiều trên yếu tố con người.
✔️Sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp khá đồng đều. Nếu nhà máy sản xuất một loại sản phẩm liên tục và đồng đều, kết quả kiểm định dựa trên AQL sẽ khách quan và chính xác hơn.
Sử dụng bảng AQL như thế nào?
Các mức kiểm tra đặc biệt (Special Inspection Levels) (S-1, S-2, S-3, S-4) thường được sử dụng cho việc kiểm định tại chỗ và chỉ cần thiết cho một số lượng đơn vị tương đối nhỏ trong lô.
Các mức kiểm tra chung (General Inspection Levels) (G-I, G-II, G-III) là các mức kiểm tra phổ biến nhất được sử dụng cho các lô lớn hơn.
▪️ G-I: Sử dụng cho sản phẩm có yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn
▪️ G-II: Mức phổ biến nhất, thường được sử dụng để lấy mẫu cho các sản phẩm tiêu dùng trong điều kiện bình thường.
▪️ G-III: Sử dụng cho sản phẩm có yêu cầu khắt khe.
Mối quan hệ giữa AQL và kết quả kiểm định
AQL được sử dụng như một công cụ để xác định mức độ lỗi tối đa có thể chấp nhận được trong một lô hàng. Giới hạn lỗi sẽ khác nhau tùy thuộc vào khách hàng và mức AQL mà họ lựa chọn. Chẳng hạn như doanh nghiệp mua hàng hóa giá rẻ có xu hướng chấp nhận số lượng lỗi cao hơn. Họ có thể áp dụng AQL 4 hoặc 6 đối với một số lỗi. Ngược lại, các đơn vị nhập sản phẩm có giá trị cao hoặc chịu áp dụng của một bộ luật nghiêm ngặt về chất lượng như ngành hàng không thì họ thường sử dụng AQL thấp hơn nhiều, trong khoảng từ 0-1 cho các loại lỗi nhất định.
Bên cạnh kết quả kiểm định, các doanh nghiệp cần xác định thêm các yếu tố sau để đưa ra quyết định cho việc nhận lô hàng hay không:
Khả năng sản phẩm đáp ứng mong đợi của khách hàng
Doanh nghiệp nên đặt ra tiêu chí kiểm tra AQL phản ánh đúng những gì khách hàng mong đợi từ sản phẩm. Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh tiêu chuẩn AQL của mình nghiêm ngặt hoặc ít nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là khi sản xuất sản phẩm mới.
Sản phẩm đáp ứng các quy định trên thị trường
Sản phẩm phải ưu tiên đáp ứng các quy định trên thị trường so với việc vượt qua bài kiểm tra của kiểm định viên. Ví dụ như Hoa Kỳ quy định AQL 1.5 là mức tối thiểu đối với găng tay phẫu thuật, và AQL 2.5 đối với găng tay thông thường do chúng được sử dụng trong môi trường ít rủi ro hơn. Vì vậy các doanh nghiệp phải cân nhắc kết quả kiểm định có phản ánh đúng yêu cầu của thị trường hay không trước khi đưa ra quyết định.
Xem xét thời gian và chi phí cho việc khắc phục hàng lỗi
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu một lô hàng và số lỗi nhỏ được tìm thấy vượt quá mức cho phép, thông thường họ sẽ cân nhắc việc yêu cầu nhà máy làm lại sản phẩm. Tuy nhiên, tính toán thời gian và chi phí khắc phục lại không hợp lý, nhất là khi đây là đơn hàng gấp, cần phải được vận chuyển đúng hạn. Như vậy, trong trường hợp này, có thể lô hàng không đạt bài kiểm tra của kiểm định viên, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể cân nhắc yêu cầu chuyển hàng vì chi phí để khắc phục là quá cao so với việc chấp nhận đơn hàng.
Kết quả kiểm định là một trong những tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp xác định xem có nên ra quyết định chuyển hàng hay không. Kết quả kiểm định có thể là “đạt”, “không đạt”, hoặc “trì hoãn”, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những tiêu chí mình cần trong chi tiết của bản báo cáo để cân nhắc đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Mẫu AQL và thực hiện dịch vụ QC với HQTS
Lấy mẫu AQL là một cách thực tế và hiệu quả để thực hiện đảm bảo chất lượng đối với một đơn đặt hàng nhằm giảm rủi ro trước khi chấp nhận đơn đặt hàng. Được hỗ trợ bởi kiến thức và kinh nghiệm trong ngành của gần 1.500 chuyên gia tại hơn 20 quốc gia, HQTS là đối tác đáng tin cậy giúp bạn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Aql
-
[AQL Là Gì?] Acceptable Quality Level - Bạn Cần Biết Gì Về Nó?
-
Tiêu Chuẩn AQL Trong Quản Lý Chất Lượng - ITG Technology
-
Biểu đồ Chất Lượng AQL Chấp Nhận Trong Công Nghiệp Dệt May Thời ...
-
Đi Tìm Hiểu AQL Là Gì Và Những Vấn đề Có Liên Quan Thú Vị
-
Aql Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Nắm Rõ Về Thuật Ngữ Này
-
Acceptable Quality Level (AQL) Là Gì? - Sổ Tay Doanh Trí
-
Mức độ Chất Lượng Chấp Nhận được - AQL Là Gì? - 123Job
-
Tiêu Chuẩn AQL Là Gì ? Áp Dụng AQL Trong Quản Lý Chất Lượng
-
AQL Là Gì? Tìm Hiểu Về Thuật Ngữ AQL
-
Đi Tìm Hiểu Aql 2.5 Là Gì ? Những Thông Tin Bạn Cần Nắm Rõ Về ...
-
Tổng Hợp Aql Là Gì - Tìm Hiểu Về Thuật Ngữ Aql
-
AQL Chart Trong Dệt May Và Sản Phẩm Tiêu Dùng
-
Mức độ Chất Lượng Chấp Nhận được (Acceptable Quality Level