Mẫu Bài Test Phỏng Vấn IT Thường Gặp Nhất Và Cách Chuẩn Bị

Đối với một ngành yêu cầu trình độ chuyên môn cao và nhiều chất xám như IT thì việc chuẩn bị trước cho một cuộc phỏng vấn là khâu đặc biệt quan trọng. Bởi vì bạn sẽ không chỉ đối mặt với những câu hỏi phỏng vấn điển hình liên quan đến lý lịch, kỹ năng và kinh nghiệm thôi đâu, hãy chuẩn bị trước tinh thần để đối mặt với một bài test năng lực nữa.

Nghe thì hơi sợ, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng. Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ 4 dạng kiến thức có thể xuất hiện trong các bài test phỏng vấn IT rồi đây. Mời các bạn tham khảo.

» Tham khảo: Những bài test phỏng vấn thường gặp nhất!

Bài test phỏng vấn IT thường gặp

Dưới đây là một số bài test phỏng vấn IT mẫu thường gặp để bạn tham khảo:

1. Kiến thức Database

Một số câu hỏi liên quan đến cơ sở dữ liệu (Database) có thể có trong bài test IT như:

1/ Cơ sở dữ liệu là gì? Relational Database (Cơ sở dữ liệu quan hệ) là gì?

2/ Có mấy loại Join cơ bản trong SQL?

3/ Các khái niệm về Composite key, Unique và Transaction

4/ Khóa chính (Primary key) là gì? Khóa ngoại (Foreign key) là gì?

5/ Trình bày các dạng chuẩn hóa dữ liệu

6/ Sự khác nhau giữa Truncate, Delete và Drop là gì?

7/ So sánh hai mệnh đề Having và Where.

2. Kiến thức Java nền tảng

Bên cạnh kiến thức cơ bản về Database thì dân IT cũng phải nắm được thành thạo kiến thức cơ bản về Java. Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao hướng đối tượng, được phát triển bởi nhà phát triển phần mềm James Gosling tại Sun Microsystems vào năm 1991.

Một số thuật ngữ liên quan đến ngôn ngữ lập trình Java có thể được đề cập đến trong bài test phỏng vấn IT như:

1/ Lập trình hướng đối tượng (OOP) được định nghĩa như thế nào? Trình bày các đặc tính cơ bản của OOP?

2/ Vòng lặp While và do-While có điểm gì khác biệt?

3/ Nêu cách hoạt động của các Collections Framework cơ bản như List, Set, Map, Queue, Stack,..

4/ Phân biệt 3 khái niệm ArrayList, Linkedlist và Vector?

5/ Sự khác nhau cơ bản giữa ArrayList - Array, Set - List, Linkedlist - Arraylist và Override - Overload là gì?

6/ Generic là gì? Nêu ví dụ và giải thích lý do sử dụng?

7/ Nêu sự khác biệt giữa phương thức Abstract class & Interface?

8/ Tham trị là gì? Tham chiếu là gì?

9/ Ngoại lệ (Exception) là gì? Phân biệt giữa Check và Unchecked exception?

10/ Thuật toán tìm kiếm nhị phân & tìm kiếm tuyến tính khác nhau ở điểm nào?

11/ Có mấy loại thuật toán sắp xếp?

3. Kiến thức Framework

Framework gồm những đoạn code đã được lập trình sẵn, có chứa các thư viện phần mềm (library), các trình biên dịch (Compiler), diễn dịch (Interpreter) hoặc các API giúp cho quá trình lập trình ứng dụng trở nên đơn giản và nhanh chóng. Đây là khái niệm cơ bản mà hầu như lập trình viên nào cũng phải nắm rõ.

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số câu hỏi liên quan đến framework trong bài test phỏng vấn IT như:

1/ Mô hình MVC là gì? Luồng đi trong mô hình MVC diễn ra như thế nào?

2/ Giải thích các khái niệm Dependency Injection, ORM, JPA và Web Services

3/ Mô tả các annotation @Controller, @Repository, @Service và @Autowire

4/ Apache Maven hoạt động như thế nào? ?

5/ So sánh giữa Session & Cookie?

6/ Làm thế nào để bảo mật website?

» Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

4. Câu hỏi về Front-end

Front-end hay Client-side là phần giao diện đồ họa mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào trang web, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ lập trình CSS, HTML và Javascript.

Do đó những câu hỏi liên quan đến Front-end cũng chỉ xoay quanh các loại ngôn ngữ này, ví dụ như:

1/ Phân biệt thẻ Class & ID như thế nào trong HTML và CSS

2/ Nêu đặc điểm phân biệt các thuộc tính Absolute, Relative, Fixed & Static trong CSS

3/ Việc khai báo thẻ <!DOCTYPE> trong HTML nhằm mục đích gì?

4/ Toán tử “==” và “===” trong Javascript có gì khác nhau?

6/ Từ khóa “this” trong Javascript có tác dụng gì?

Những lưu ý khi tham gia phỏng vấn dành cho dân IT

Phỏng vấn là một phần rất quan trọng trong suốt quá trình tìm việc. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho dân IT giúp bạn có một buổi phỏng vấn suôn sẻ!

- Lên kế hoạch cho lịch trình di chuyển của bạn để có thể đến nơi phỏng vấn trước 10-15 phút: Nếu bạn đang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hãy chuẩn bị trước một kế hoạch dự phòng nếu có sự cố xảy ra. Trước khi phỏng vấn, hãy hít thở sâu và thở ra từ từ để kiểm soát cảm giác lo lắng và khuyến khích sự tự tin của bản thân;

- Tìm hiểu trước về người phỏng vấn: Nếu bạn không biết tên người phỏng vấn, hãy gọi điện trước và hỏi HR. Ngoài ra, hãy lưu lại số điện thoại của HR để phòng trường hợp bạn phải gọi lại;

- Mang theo hồ sơ, một quyển sổ và một cây bút: Nếu bạn muốn thể hiện mức độ nghiêm túc của bạn đối với công việc, hãy luôn mang theo CV, thư xin việc và các tài liệu tham khảo. Sổ và bút dùng để ghi chép lại thông tin mà người phỏng vấn đưa ra;

- Tạo ấn tượng ban đầu tuyệt vời: Khi tham gia phỏng vấn, đừng quên những điều nhỏ nhặt như: lau sạch giày, đảm bảo móng tay sạch sẽ và gọn gàng. Đồng thời kiểm tra xem quần áo của bạn đã phẳng phiu chưa, có lỗ thủng, vết bẩn, lông thú cưng bám trên đó không, hoặc là có bị tuột chỉ hay không;

- Đừng quên giao tiếp phi ngôn ngữ trong suốt quá trình phỏng vấn: Giao tiếp phi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Bạn có thói quen nhìn chằm chằm xuống đất khi nghe người khác nói hay không? Bạn có thường xuyên khoanh tay khi nói chuyện không? Khi ngồi, bạn có thói quen dựa lưng hẳn ra phía sau ghế không? Tất cả những dấu hiệu này sẽ thể hiện thái độ hướng nội của bạn đối với người phỏng vấn. Do đó, họ không có nhu cầu tìm hiểu thêm về bạn nữa, như vậy là cuộc phỏng vấn của bạn đã thất bại rồi. Hãy ghi nhớ thật kỹ điều này để rút kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn tiếp theo;

- Trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm: Thời gian phỏng vấn dành cho mỗi ứng viên là có hạn, do đó, khi nhận được bất cứ câu hỏi nào từ phía nhà tuyển dụng, hãy sắp xếp nội dung câu trả lời một cách logic và tập trung đưa ra phương án giải quyết cho các vấn đề được hỏi. Nếu chưa rõ thì hỏi lại đến khi hiểu thì thôi, tránh trả lời lạc đề. Còn nếu thực sự không biết rõ vấn đề đó thì cần trả lời trung thực ngay từ đầu là chưa biết và sẽ tìm hiểu trong thời gian tới. Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên thật thà và có tinh thần cầu tiến hơn là ứng viên trả lời lươn lẹo và bị bắt bài;

- Đặt những câu hỏi thông minh cho người phỏng vấn: Vào cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ dành một khoảng thời gian ngắn cho ứng viên để bạn đặt câu hỏi với họ. Họ muốn biết rằng bạn đang suy nghĩ nghiêm túc về việc làm việc ở vị trí đó như thế nào. Do đó, bạn nên chú tâm đặt những câu hỏi liên quan đến công việc hoặc công ty. Tránh đề cập đến lương thưởng và quyền lợi trong buổi phỏng vấn đầu tiên;

- Nói lời cảm ơn: Trước khi ra về, hãy nói lời cảm ơn và chủ động đề nghị một cái bắt tay với người phỏng vấn. Đồng thời bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với công việc;

- Lịch sự với mọi người: Vâng, với tất cả mọi người! Bao gồm cả nhân viên trong bãi đậu xe, nhân viên an ninh và nhân viên lễ tân. Hãy nở nụ cười thân thiện với mọi nhân viên bạn sẽ gặp. Nhà tuyển dụng có thể hỏi những nhân viên này xem họ nghĩ gì về bạn sau cuộc phỏng vấn;

- Gửi email cảm ơn cho người phỏng vấn: Nếu bạn phỏng vấn vào buổi sáng, hãy gửi các email cảm ơn ngay trong ngày hôm đó. Nếu bạn phỏng vấn vào buổi chiều thì gửi vào sáng hôm sau cũng được.

» Tham khảo: Cách viết mail cảm ơn sau phỏng vấn

Bài test phỏng vấn IT là cơ sở khách quan nhất để một công ty công nghệ đánh giá được kiến thức cơ bản và trình độ thực tế của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển. Ai làm trong ngành IT thì cũng phải trải qua quá trình này mà thôi. Do đó, thay vì lo lắng thì bạn nên thả lỏng tinh thần và chuẩn bị kiến thức thật kỹ để có thể hoàn thành tốt bài test bất cứ lúc nào nhé! Chúc bạn thành công.

Xem ngay những vị trí KFC đang tuyển dụng » TẠI ĐÂY

Từ khóa » Bài Văn Mẫu It