Mẫu Bản Kê Khai Về Người Phải Trực Tiếp Nuôi Dưỡng (09/XN-NPT ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng chi tiết:
  • 2 2. Hướng dẫn bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng:
  • 3 3. Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng là gì?

1. Mẫu Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng chi tiết:

Mẫu số: 07/XN-NPT-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phụ lục

BẢNG KÊ KHAI VỀ NGƯỜI PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG

Kính gửi: Ủy ban nhân dân (UBND) xã/phường…

Họ và tên người nộp thuế: …

Mã số thuế: …

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: … Ngày cấp: ….

Nơi cấp: …

Chỗ ở hiện nay: ……

Tôi kê khai người phụ thuộc sau đây tôi đang trực tiếp nuôi dưỡng:

STT Họ và tên

người phụ

thuộc

 

Ngày,

tháng,

năm

sinh

 

Số

CMND/ CCCD

Hộ

chiếu

 

Quan hệ

với người

khai

 

Địa chỉ

cư trú

của

người

phụ

thuộc

 

Đang

sống

cùng

với tôi

 

Không nơi

nương tựa, tôi

đang trực

tiếp nuôi

dưỡng

1
2

Căn cứ theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN thì UBND xã/phường nơi người nộp thuế cư trú có trách nhiệm xác nhận người phụ thuộc đang sống cùng người nộp thuế hoặc UBND xã/phường nơi người phụ thuộc cư trú có trách nhiệm xác nhận người phụ thuộc không sống cùng người nộp thuế và không có ai nuôi dưỡng.

Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

                                                                        …, ngày … tháng …. năm ….

                                                                       NGƯỜI LÀM ĐƠN

                                                                    (Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ/PHƯỜNG (nơi người nộp thuế cư trú trong trường hợp người phụ thuộc đang sống cùng người nộp thuế):

UBND xã/phường… xác nhận người được kê khai trong biểu (nêu trên) hiện đang sống cùng ông (bà)…. tại địa chỉ………./.

…, ngày … tháng … năm …

TM. UBND………………………

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ/PHƯỜNG (nơi người phụ thuộc cư trú trong trường hợp người phụ thuộc không nơi nương tựa, người nộp thuế đang trực tiếp dưỡng):

UBND xã/phường … xác nhận người được kê khai trong biểu (nêu trên) không nơi nương tựa,đang sống tại địa chỉ………/.

…, ngày … tháng … năm …

TM. UBND……

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Trường hợp người nộp thuế có nhiều người phụ thuộc cư trú tại nhiều xã/phường khác nhau thì người nộp thuế phải lập Bản kê khai để UBND xã/phường từng nơi người phụ thuộc cư trú xác nhận.

2. Hướng dẫn bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng:

Có thể thấy, mẫu kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng không quá phức tạp, về cơ bản, người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện về nội dung cũng như hình thức của một văn bản hành chính thông thường.

Trước hết, ở phần kính gửi: người nộp thuế ghi tên Ủy ban nhân dân nơi mình cư trú cùng với người phải trực tiếp nuôi dưỡng (trong trường hợp sống chung), hoặc tên Ủy ban nhân dân xã nơi người phải trực tiếp nuôi dưỡng cư trú, ví dụ: Ủy ban nhân dẫn xã Kim Liên.

Về nội dung, người nộp thuế phải ghi đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm tên, mã số thuế, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; chỗ ở hiện nay, và lần lượt kê khai tên của người phụ thuộc với các nội dung tương ứng trong bảng.

Về hình thức, người nộp đơn phải trình bày gọn gàng, không tẩy xóa, để đơn bị bẩn hay dùng nhiều màu mực và phông chữ không giống nhau.

Ghi chú: Trường hợp người nộp thuế có nhiều người phụ thuộc cư trú tại nhiều xã/phường khác nhau thì người nộp thuế phải lập Bản kê khai để UBND xã/phường từng nơi người phụ thuộc cư trú xác nhận.

3. Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng là gì?

Trước khi giải thích bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng, tác giả giải thích và phân tích “người phải trực tiếp nuôi dưỡng” là gì? bao gồm những ai?, cụ thể:

Tìm hiểu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy không có bất kỳ một văn bản nào giải thích hay đưa ra định nghĩa về người phải nuôi dưỡng trực tiếp. Vì vậy, dựa trên những quy định khác cùng với sự hiểu biết của bản thân, tác giả cho rằng, có thể hiểu người phải nuôi dưỡng trực tiếp là đối tượng mà người nộp thuế không phải có nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng hay sử dụng tài chính để đảm bảo cho các hoạt động đó được diễn ra phù hợp với mức sống cơ bản nhất nhưng do họ không có nơi nương tượng và được người nộp thuế buộc phải nuôi dưỡng. Người phải nuôi dưỡng trực tiếp thường có mối quan hệ với người nộp thuế như anh, chị, em; ông bà,…

Người phải trực tiếp nuôi dưỡng là đối tượng được quy định thuộc nhóm người phụ thuộc khi xác định giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công. Bên cạnh những người phụ thuộc khác, người phải nuôi dưỡng trực tiếp phải là người không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện sau:

Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

– Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Các đối tượng cụ thể bao gồm:

– Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, phạm vi người phải trực tiếp nuôi dưỡng khá rộng, điều này cho thấy chính sách thuế của nhà nước ngày càng nhân văn và tác động hiệu quả tới nhận thức của người nộp thuế, đảm bảo cho họ và người phải trực tiếp nuôi dưỡng có cuộc sống với mức sống cơ bản tại nơi họ thường trú.

Nếu như quy định trên chỉ mới xác định được đối tượng, thì để người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh để trừ vào thu nhập chịu thuế thì họ phải thực hiện kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng là văn bản do người nộp thuế gửi tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhằm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền này thực hiện việc xác nhận thông tin kê khai là đúng sự thật.

Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng được sử dụng vào mục đích sau đây:

Bản kê khai về người trực tiếp nuôi dưỡng là giấy tờ bắt buộc nếu người nộp thuế (đối với tiền lương, tiền công) muốn giảm trừ vào thu nhập chịu thuế, là căn cứ chứng minh để cơ quan thuế tính thuế đúng đắn và hiệu quả, là cơ sở để quản lý tình trạng dân cư, mối quan hệ giữa các công dân sinh sống trên địa bàn, đồng thời, là cơ sở để cơ quan thuế nắm bắt được tình hình, xem xét, đánh giá tính chất lâu dài trong việc thu thuế.

Hồ sơ chứng minh người phải trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm:

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.

– Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

– Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

– Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu).

– Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu).

– Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

– Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).

Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất 68/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi.

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.

Từ khóa » Download Mẫu Số 09/xn-npt-tncn