Mẫu Bản Tường Trình Tai Nạn Giao Thông - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông là gì?
  • Mục đích của bản tường trình tai nạn giao thông
  • Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông
  • Cách viết bản tưởng trình tai nạn giao thông
  • Những lưu ý khi viết bản tường trình tai nạn giao thông
  • Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
  • Thủ tục hành chính giải quyết vụ tai nạn giao thông

Trong thực tế có rất nhiều sự việc xảy ra gây thiệt hại đến tài sản, sức khỏe con người, cần được điều tra, giải quyết. Khi đó để báo cáo lại diễn biến sự việc cần lập bản tường trình sự việc để trình bày, Mẫu Bản tường trình tai nạn giao thông như thế nào? Cùng Công ty luật Hoàng Phi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!

Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông là gì?

Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông là dạng văn bản trình bày lại nguyên nhân, diễn biến sự việc, hậu quả của một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại một địa điểm nào đó. 

– Nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn, nhân chứng của vụ tai nạn là những yếu tố quan trọng không thể nào thiếu được trong văn bản ghi lại một vụ tai nạn giao thông, đồng thời biên bản ghi lại phải đúng sự thật và chính xác.

– Đối tượng viết bản tường trình sự việc thường là người tham gia hoặc người chứng kiến sự việc.

– Nội dung của bản tường trình thường được lập dựa vào tính chất của từng sự việc và hậu quả mà nó gây ra và bao gồm đầy đủ các thông tin về địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, những người có liên quan, trình tự, diễn biến sự việc, thiệt hại gây ra,…. 

Mục đích của bản tường trình tai nạn giao thông

Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông phải đúng sự thật và chính xác vì điều này góp phần giúp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra chính xác nguyên nhân dẫn đến tai nạn và từ đó xác định thiệt hại, trách nhiệm mà các bên phải chịu tùy vào mức độ tai nạn giao thông. 

– Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện người tường trình biên bản không ghi đúng sự thật, gian dối nhằm che đậy sự thật thì lúc này người làm bản tường trình có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Bản tường trình tai nạn giao thông được xem là tài liệu quan trọng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các công tác quản lý, giải quyết các vấn đề về trách nhiệm pháp lý bắt nguồn từ sự cố của các tổ chức, đoàn thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thực tế thấy được rằng hiện nay, các vụ việc tai nạn giao thông đang diễn ra rất nhiều, chúng ta có thể thấy tai nạn khi đang đi ngoài đường cũng như những vụ tai nạn xảy ra tại chính nơi mà chúng ta đang làm việc.

– Để tiến hành điều tra những vụ tai nạn đó sẽ rất khó khăn khi tiến hành điều tra và quy kết trách nhiệm khi mà không có nhân chứng hoặc bất cứ phương tiện nào có thể ghi lại quá trình đó.

Vì vậy nếu bạn là người chứng kiến toàn cảnh vụ tai nạn hoặc có mặt ở hiện trường thì bạn có thể giúp công việc điều tra dễ dàng hơn bằng cách viết bản tường trình về toàn bộ vụ tai nạn mà bạn chứng kiến. 

Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng việc viết bản tường trình tai nạn giao thông có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên bản tường trình đó để có thể tiến hành xem xét và điều tra vụ việc một cách nhanh chóng.

Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông

Hiện nay không có quy định chung về Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông do đó quý độc giả có thể tham khảo nội dung sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG

Hôm nay, vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm … , tại địa chỉ…………………………………

Chúng tôi gồm có:

1. Ông/bà:………………………………. Chức vụ:……………………………………………..

2. Ông/bà:………………………………. Chức vụ:…………………………………………….

3. Ông/bà:……………… Chức vụ:……………………………………………………………..

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn giao thông:

Của ông/bà …………………………………………………………………………….…………

CMND/CCCD số: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………

Nơi xảy ra tai nạn:…………………………………………………………………………………

Ngày xảy ra tai nạn:………………………………………………………………………………

Diễn biến vụ tai nạn (nêu sơ bộ):

………………………………………………………………………………………………………

Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết):

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Hậu quả:

………………………………………………………………………………………………………

Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):

1. Ông/bà:………………………………………………………………………………………

2. Ông/bà:…………………………………………………………………………………………

3. Ông/bà:…………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những thông tin được kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin.

Biên bản tường trình được lập xong vào lúc: … giờ …, ngày … tháng … năm… tại…….

XÁC NHẬN

(Chữ ký và dấu của  chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng)

NGƯỜI LẬP ĐƠN

(ký, ghi rõ họ tên)

Tải download Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông

Download Tại Đây

Cách viết bản tưởng trình tai nạn giao thông

– Tương tự như các bản tường trình khác, bản tường trình tai nạn giao thông cũng cần có quốc hiệu tiêu ngữ;

– Tên bản tường trình: Tên bản tường trình thường được viết bằng chữ in hoa có dấu, cụ thể BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG

– Nội dung của bản tường trình: Trình bày cụ thể thời gian, địa điểm viết tường trình;

+ Thông tin của những người có mặt; nơi xảy ra tai nạn, ngày xảy ra tại nạn, diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, hậu quả, những người chứng kiến.

+ Cuối cùng là người viết tường trình ký tên, chữ ký của những người chứng kiến.

Cần lưu ý rằng trong nội dung của bản tường trình cần trình bày ngắn gọn nhưng vẫn chính xác sự việc.

Những lưu ý khi viết bản tường trình tai nạn giao thông

– Người viết bản tường trình cần phải khai báo toàn bộ sự việc một cách trung thực, rõ ràng, chính xác tránh gây nhầm lẫn cho người đọc.

– Những tình tiết của vụ tai nạn giao thông phải được trình bày theo thứ tự cụ thể, nhất định.

– Văn phong được sử dụng trong bản tường trình phải rõ ràng, tập trung vào trình bày sự việc tránh dùng những từ nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu hay dùng những từ cảm thán để miêu tả về cảm xúc cá nhân.

Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

1. Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

3. Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thủ tục hành chính giải quyết vụ tai nạn giao thông

Theo Điều 19 Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công an Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông thì Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:

1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Lập

Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

2. Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

3. Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

5. Đối với vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

6. Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.

Từ khóa » Cách Viết Bản Tường Trình Mẫu