Mẫu Bảng Chấm Công Mới Nhất 2022

Mẫu bảng chấm công mới nhất 2025 (File Excel, Word)Bảng chấm công ngày, giờ làm, ca làm trên ExcelTải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 79.000đ

Mẫu bảng chấm công hàng ngày trên Excel đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự minh bạch, công bằng cho nhân viên dù là nghỉ phép, nghỉ lễ hay nghỉ không lương đều được chấm đầy đủ theo quy định. HoaTieu.vn xin giới thiệu Mẫu bảng chấm công file Excel 2025 mới nhất theo Thông tư 200 và 133, đầy đủ 12 tháng năm 2025, có sẵn công thức tính ngày công nhanh chóng, đơn giản, chính xác.

Chấm công là một công việc diễn ra thường xuyên và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là với những đơn vị có số lượng lớn nhân viên. Bảng chấm công thường được lập dưới dạng bảng tính Excel hoặc trong Word, quản lý ngày công nhân viên trong tháng, với tất cả nhân viên công ty kèm theo họ tên và chức vụ. Dưới đây Hoatieu.vn xin gửi tặng bạn File Tải bảng chấm công Excel, mẫu bảng chấm công hàng ngày, mẫu bảng chấm công làm thêm giờ và cách lập bảng chấm công để các bạn tiện tham khảo và tải về sử dụng cho doanh nghiệp của mình.

Bảng chấm công hàng ngày trên Excel

  • 1. Bảng chấm công là gì?
  • 2. Các phương pháp chấm công
  • 3. Mẫu bảng chấm công Excel mới nhất 2025
  • 4. Mẫu Bảng chấm công hàng ngày
  • 5. Bảng chấm công giáo viên
  • 6. Mẫu bảng chấm công tiếng Anh
  • 7. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
    • 7.1. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
    • 7.2. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
    • 7.3. Cách điền mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
  • 8. Mẫu bảng chấm công nhân viên sản xuất
  • 9. Bảng chấm công theo tuần
  • 10. Lập bảng chấm công theo tuần
  • 11. File excel chấm công và tính lương theo giờ
  • 12. Bảng chấm công xây dựng
  • 13. Hướng dẫn điền Bảng chấm công

1. Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công là căn cứ quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH,… để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên, qua đó làm cơ sở để trả lương.

Đối với một số mô hình doanh nghiệp, chấm công không quá quan trọng nhưng để xây dựng doanh nghiệp hoạt động ổn định, lâu dài thì chấm công là rất cần thiết. Với những đơn vị đông nhân viên thì việc theo dõi việc đi làm, chấm công cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và khá khó khăn. Để đảm bảo việc chấm công cho nhân viên được chính xác và minh bạch nhất thì mọi người có thể tham khảo và sử dụng bảng chấm công ngày mới nhất cho nhân viên được đăng tải đầy đủ dưới đây.

Hiện nay trong các doanh nghiệp, cơ quan, bảng chấm công hàng ngày trên Exel được sử dụng khả phổ biến trong hoạt động chấm công ngày làm việc của nhân viên. Mẫu bảng chấm công được đăng tải dưới đây rất cụ thể, khoa học và dễ sử dụng. Với bảng chấm công này, các bạn sẽ dễ dàng theo dõi được số ngày công đi làm của công nhân viên tại doanh nghiệp mình và bảo đảm được sự minh bạch, rõ ràng, công bằng đối với tất cả nhân viên.

2. Các phương pháp chấm công

Tùy theo mô hình hoạt động, tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức lại có những phương pháp chấm công khác nhau

  • Chấm công theo ngày: Nhân viên sẽ thực hiện chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày. Mỗi ngày công được tính bởi 1 ký hiệu đã quy định trước đó ở trong bảng chấm công. Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất còn nếu người lao động làm 2 công việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo công việc diễn ra trước. Thường những doanh nghiệp áp dụng hình thức chấm công này sẽ có nhân viên làm việc theo giờ hành chính, thường là 8 tiếng một ngày. Dựa vào bảng chấm công theo ngày thì người phụ trách sẽ tập hợp lại và tính ra bảng chấm công theo tháng
  • Chấm công theo giờ (hoặc theo ca): Người lao động làm bao nhiêu công thì sẽ được chấm công theo các ký hiệu quy định về ca làm và ghi số giờ làm bên cạnh theo ký hiệu tương ứng. Đây là hình thức chấm công khá linh hoạt, áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhân viên làm parttime, khối lượng công việc được tính theo giờ, có phân chia ngày làm việc thành các ca làm khác nhau..

3. Mẫu bảng chấm công Excel mới nhất 2025

Bất kỳ một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải có bảng chấm công để theo dõi ngày làm việc, ngày nghỉ làm của nhân viên. Một File Excel chấm công và tính lương theo giờ thường bao gồm các cột thông tin như tên nhân viên, ngày làm việc, giờ đến và giờ đi làm, số giờ làm việc, và các loại thông tin khác như ngày nghỉ phép, ngày làm thêm giờ, ngày nghỉ không lương, và các sự kiện khác liên quan đến thời gian làm việc của nhân viên.

Dưới đây là Mẫu bảng chấm công Excel mới nhất 2025, mời các bạn tham khảo.

Mẫu bảng chấm công Excel mới nhất 2022

4. Mẫu Bảng chấm công hàng ngày

Mẫu bảng chấm công mới nhấtMẫu bảng chấm công bằng Excel

Nội dung cụ thể Mẫu bảng chấm công ngày bằng Excel như sau:

TÊN ĐƠN VỊ: ...

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng.... năm 20.....

STTHọ và tênChức vụNgày trong thángTổng cộngNgày nghỉ
12345678910111213141516171819202122232425262728293031Nghỉ không lươngNghỉ lễNghỉ phép
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ký hiệu chấm công:
  • Ốm, điều dưỡng: Ô
  • Con ốm: Cô
  • Thai sản: TS
  • Tai nạn: T
  • Chủ nhật CN
  • Nghỉ lễ NL
  • Nghỉ bù: NB
  • Nghỉ nửa ngày không lương: 1/2K
  • Nghỉ không lương: K
  • Ngừng việc: N
  • Nghỉ phép: P
  • Nghỉ nửa ngày tính phép: 1/2P
  • Làm nửa ngày công: NN
  • Ngày......tháng.......năm.......
Người chấm công(Ký, họ tên)Phụ trách bộ phận(Ký, họ tên)Giám đốc(Ký, họ tên)

5. Bảng chấm công giáo viên

Thực tế hiện nay, nhiều trường vẫn chưa áp dụng bảng chấm công cho giáo viên. Tuy nhiên, bảng chấm công cho giáo viên lại rất quan trọng và cần thiết trong mỗi nhà trường. Nó vừalà động lực để giáo viên đến lớp đúng giờ, hoàn thành bài giảng và tiết dạy của mình, vừa là một hình thức để giảm tình trạng giáo viên vào lớp muộn hay nhờ dạy thay,...

Bảng chấm công giáo viên
Bảng chấm công giáo viên

Trên đây là bảng chấm công chi tiết nhất, các bản có thể tải bảng chấm công giáo viên excel trong file tải về nhé.

6. Mẫu bảng chấm công tiếng Anh

Mẫu bảng chấm công tiếng Anh dưới đây có thể áp dụng cho những doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Mời các bạn tham khảo và tải bản word trong file tải về nhé.

Mẫu bảng chấm công cho doanh nghiệp nước ngoài
Mẫu bảng chấm công cho doanh nghiệp nước ngoài

7. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ là một loại chứng từ kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tính lương của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các tổ chức hoạt động sản xuất.

Mục đích của mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là để theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.

7.1. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Mẫu bảng chấm công làm thêm theo giờ - Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính:

Đơn vị:……………

Địa chỉ:……………

Mẫu số: 01b-LĐTL(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTCNgày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Số:.......................

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng................năm...............

STTHọ và tênNgày trong thángCộng giờ làm thêm
12...31Ngàylàm việcNgàythứ bảy,chủ nhậtNgàylễ, tếtLàm đêm
AB12...3132333435
Cộng

Ký hiệu chấm công:

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.............đến giờ:......................)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ............đến giờ..........)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ................đến giờ........................)

Đ: Làm thêm buổi đêm (Từ giờ................đến giờ.............................)

Ngày......tháng.......năm........

Xác nhận của bộ phận (phòng ban) có người làm thêm(Ký, họ tên)Người chấm công(Ký, họ tên)Người duyệt(Ký, họ tên)

7.2. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Mẫu bảng chấm công làm thêm theo giờ - Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính:

Đơn vị:...............................

Mẫu số 01b - LĐTL

Bộ phận : ..........................

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính)

Số:...................

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng.....năm......

Số TT

Ngày trong tháng

Cộng giờ làm thêm

Họ và tên

1

2

...

31

Ngày

làm việc

Ngày

thứ bảy,

chủ nhật

Ngày

lễ, tết

Làm đêm

A

B

1

2

...

31

32

33

34

35

Cộng

Ký hiệu chấm công

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.....đến giờ)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ.....đến giờ)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ.....đến giờ)

Đ: Làm thêm buổi đêm

Ngày... tháng... năm...

Xác nhận của bộ phận (phòng ban)

có người làm thêm

Người chấm công

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

7.3. Cách điền mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

– Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

+ Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.

+ Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ…đến giờ…) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

+ Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.

+ Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

+ Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.

+ Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.

– Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm…) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

– Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

8. Mẫu bảng chấm công nhân viên sản xuất

Mẫu bảng chấm công mới nhất 2022

Mẫu bảng chấm công sản xuất là mẫu được lập ra để chấm công cho nhân viên, công nhân trong các phân xưởng sản xuất để làm cơ sở tính lương cho nhân viên. Mẫu được trình bày dưới dạng file Excel rất dễ dàng sử dụng gồm các thông tin: Tên nhân viên, vị trí công việc, tiền tăng ca, tiền cơm trưa... Các bạn tải về và chỉnh sửa cho phù hợp với doanh nghiệp mình.

9. Bảng chấm công theo tuần

Xuất phát từ tình hình hoạt động, quản lý lao động của tổ chức, doanh nghiệp nên cần thiết lập bảng chấm công theo tuần. Bảng chấm công là một công cụ quản lý mang lại nhiều lợi ích cho nhà quản lý như sau:

  • Quản lý: Nắm bắt hoạt động của nhân viên trong công ty như số ngày đi làm, ngày nghỉ phép, các thông tin về BHXH hay BHYT,… Dễ dàng tính toán các chi phí và phúc lợi của từng cá nhân.
  • Lưu trữ và truy xuất: Khi có bất cứ vấn đề gì cần truy xuất dữ liệu về nhân viên, bạn có thể từ bảng chấm công để đưa ra được những thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều phần mềm chấm công trực tuyến giúp bạn lưu trữ và trích xuất dữ liệu một cách nhanh chóng.
  • Minh bạch thông tin: Bảng chấm công được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp có bất kỳ sự nghi ngờ phát sinh thì đây sẽ trở thành căn cứ xác thực tốt nhất.

10. Lập bảng chấm công theo tuần

Bảng chấm công theo tuần về hình thức cũng giống như các bảng chấm công khác, khi lập bảng chấm công theo tuần cần phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Tên công ty, bộ phận thực hiện chấm công
  • Tuần, tháng, năm chấm công
  • Bảng thông tin: mã nhân viên, họ tên nhân viên, các ngày trong tuần chấm công (từ thứ hai đến chủ nhật và ngày tháng cụ thể), tổng cộng (số giờ làm việc chính thức, số giờ làm thêm, số ngày nghỉ hưởng lương, ngày nghỉ không lương, nghỉ phép)
  • Chữ ký xác nhận của người thực hiện chấm công, trưởng bộ phận/phòng ban và người duyệt bản chấm công
  • Cuối cùng là ghi chú các ký hiệu sử dụng trong bảng chấm công.

11. File excel chấm công và tính lương theo giờ

Hiện nay, bảng chấm công theo giờ là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp theo dõi giờ làm, giờ làm thêm. Dựa trên bảng chấm công, giúp bộ phận kế toán - nhân sự của doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tính lương cho nhân viên. Một bảng chấm công theo giờ chuẩn cần có những nội dung cơ bản như:

  • Tên doanh nghiệp, đơn vị, địa chỉ công ty.
  • Mã số nhân viên, tên đầy đủ của mỗi nhân viên.
  • Ngày, tháng, năm chấm công gồm: giờ vào làm và giờ tan ca.
  • Tổng số giờ công theo quy định của doanh nghiệp.
  • Thời gian làm thêm (nếu có)
  • Xác nhận đủ công, không đủ công

Để đảm bảo tính hiệu lực của bảng chấm công, cuối mỗi bảng chấm công cần có chữ ký xác nhận của người lao động (trưởng phòng hành chính nhân sự/kế toán) và đại diện doanh nghiệp theo dõi vấn đề chấm công tính lương.

File excel chấm công theo giờ, ca làm việc của công nhân, người lao động
File excel chấm công theo giờ, ca làm việc của công nhân, người lao động

12. Bảng chấm công xây dựng

Bảng chấm công xây dựng file excel, file word là dụng cụ dùng để chấm công ngày làm, ca làm, giờ làm của thợ xây, giúp quản lý ghi nhận thời gian làm việc của đội ngũ công nhân thực hiện thi công công trình xây dựng. Từ đó, tính toán chi phí nhân công của mỗi thợ xây, công nhân.

Thông qua bảng chấm công, nhân viên quản lý cũng có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin có bao nhiêu công nhân tham gia thi công, ở tổ đội nào và thời gian làm việc trong ngày, qua đó phân bổ nhân công hợp lý hơn. Việc xây dựng bảng chấm công cũng là để đánh giá hiệu suất lao động, ý thức tuân thủ quy định về thời gian làm việc của công nhân xây dựng.

BẢNG CHẤM CÔNG XÂY DỰNG THEO THÁNG

STTHọ và tênChức vụ

Tổ đội

Ngày trong thángTổng cộngNgày nghỉ
123...31Nghỉ không lươngNghỉ phépNghỉ lễ
................, ngày..... tháng....... năm.........

Ký hiệu:

1: Làm cả ngày

2: Làm nửa ngày

NC: Nghỉ có lương

NO: Nghỉ không lương

Người chấm công

(Ký tên)

Phụ trách bộ phận

(Ký tên)

Giám đốc

(Ký tên)

13. Hướng dẫn điền Bảng chấm công

1. Hàng ngày, trưởng phòng, ban, bộ phận,… hoặc người được ủy quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng trong tháng theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

2. Phương pháp chấm công:

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị để thực hiện phương pháp chấm công thích hợp và hiệu quả.

Mẫu Bảng chấm công trên đây được thực hiện theo phương pháp chấm công theo ngày. Theo đó, người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm các việc khác như học tập, hội nghị, nghỉ chế độ,… thì dùng ký hiệu tương ứng để chấm công cho ngày đó.

Lưu ý:

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo công việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Ví dụ: Lao động A dự hội nghị 5 tiếng, làm việc tại đơn vị 3 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo công việc diễn ra trước.

Ví dụ: Lao động B dự hội nghị 4 tiếng, làm việc tại đơn vị 4 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

3. Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày trong tháng (tối thiểu 28 ngày và tối đa 31 ngày tùy theo tháng). Tương ứng với các ngày là các thứ trong tuần. Việc lập bảng chấm công chi tiết sẽ thuận lợi cho người quản lý trong việc theo dõi, đánh giá nhân viên của mình.

4. Người lao động làm việc tại đơn vị đủ thời gian theo hợp đồng lao động, nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính là 01 công và đánh dấu “x” vào ngày đó.

Các trường hợp khác đánh dấu theo ký hiệu tương ứng.

5. Tổng hợp công theo tháng (Từ cột 35 - cột 39):

- SP: Tổng số công làm việc trong tháng của người lao động;

- P: Tổng số ngày người lao động nghỉ phép trong tháng;

- L: Tổng số ngày nghỉ lễ trong tháng theo quy định của Nhà nước (ban gồm ngày nghỉ chính thức và ngày nghỉ bù);

- Ô: Tổng số ngày người lao động nghỉ ốm trong tháng (nếu có);

- CĐ: Tổng số ngày người lao động nghỉ hưởng chế độ trong tháng (du lịch, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ không hưởng lương, lao động nghĩa vụ,…)

6. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các giấy tờ liên quan (Đơn xin nghỉ mát, Đơn xin nghỉ việc không hưởng lương,…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu.

Bộ phận kế toán xây dựng bảng lương tháng trả cho người lao động và trình cùng Bảng chấm công này tới Giám đốc/Tổng Giám đốc ký phê duyệt.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu bảng chấm công mới nhất 2023 sử dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp, giúp nhân viên kế toán dễ dàng hơn trong việc tính lương.

Mời các bạn xem thêm các biểu mẫu Thuế - Kế toán - Kiểm toán trong mục biểu mẫu.

  • Bảng chấm công bằng tiếng Anh
  • Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
  • Bảng thanh toán tiền thưởng
  • Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

Từ khóa » Bảng Chấm Công Nhân Viên Bảo Vệ