Mẫu Báo Giá Sản Phẩm, Một Số Mẫu Bảng Báo Giá Mới Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảng báo giá sản phẩm là gì?
- 2 2. Vai trò của bảng báo giá sản phẩm:
- 3 3. Mẫu bảng báo giá sản phẩm và cách ghi bảng báo giá sản phẩm:
- 4 4. Một số lưu ý đối với việc lập bảng báo giá:
1. Bảng báo giá sản phẩm là gì?
Ở nước ta, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh các quan hệ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận và do vậy một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động mang tính chất kinh doanh thương mại đó. Nền kinh tế thị trường có những giao dịch thương mại giữa các thương nhân, điều đó đòi hỏi cần phải có quy định pháp lý phù hợp. Chính từ những yêu cầu của xã hội, Luật Thương mại 2005 ra đời để thỏa mãn quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Trong các hành vi thương mại được quy định trong Luật Thương mại thì hành vi mua bán hàng hóa được xem là quan trọng hơn cả bởi nó có vai trò lớn trong đời sống kinh tế xã hội và nó cũng chi phối những hành vi thương mại khác.
Khi đó các cá nhân, tổ chức, phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối quan hệ được thể hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong phạm vi các mối quan hệ về dân sự, kinh tế, lao động thì sự trao đổi, thỏa thuận được coi là “Giao dịch”. Dưới góc độ pháp lý thì giao dịch nói trên luôn được thể hiện bằng hình thức “Hợp đồng”. Hay nói một cách khác “hợp đồng” là một hình thức pháp lý của “giao dịch”. Căn cứ vào mục đích của việc ký kết hợp đồng có hay không có lợi nhuận mà có thể giúp phân biệt được hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại.
Bảng báo giá sản phẩm chính là văn bản do một bên trong quan hệ mua bán, thông thường là bên bán lập để gửi cho bên còn lại. Bảng báo giá sản phẩm có nội dung thể hiện thông tin, giá cả, số lượng của các loại hàng hóa được cung cấp.
Bảng báo giá sản phẩm đóng vai trò như một bảng thống kê, đôi khi có thể thay thế các giấy tờ, chứng từ giao nhận giữa bên mua và bên bán.
2. Vai trò của bảng báo giá sản phẩm:
Bảng báo giá sản phẩm chính là văn bản thể hiện lại một lần nữa những sản phẩm, đơn giá của sản phẩm,… được bên bán bán cho bên mua. Sự ra đời của bảng báo giá sản phẩm như một văn bản để các bên cùng xem lại một lần nữa các thông tin về hàng hóa được mua, phòng các trường hợp có sự nhầm lẫn trong quá trình giao kết hợp đồng cũng như giao nhận hàng hóa.
Các công ty sử dụng bảng báo giá sản phẩm thể hiện sự cẩn thận, chuyên nghiệp của công ty trước các đối tác.
Đối tượng được nêu trong bảng báo giá đó chính là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng. Dựa vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình hoặc các quyền về tài sản…
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán bao gồm tất cả các loại tài sản được phép tự do lưu thông và không nằm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự giải thích rõ ràng tài sản bao gồm là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Vật gồm có động sản và bất động sản, Bất động sản là các tài sản bao gồm:
– Đất đai
– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kế cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
– Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
– Các tài sản khác do pháp luật quy định (ví dụ: các công trình xây dựng ở thềm lục địa..)
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, như tiền, giấy tờ có giá như sách, bút, ti vi, tủ lạnh…có thể trao đổi mua bán được. Nếu đối tượng hợp đồng mua bán là vật thì vật đó phải được xác định rõ, ví dụ tính chất của vật là vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ hay vật tươi sống; kích thước, màu sắc, số lượng, trọng lượng, thể tích của vật…
3. Mẫu bảng báo giá sản phẩm và cách ghi bảng báo giá sản phẩm:
Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp 2 mẫu bảng báo giá sản phẩm đẹp, thường xuyên được sử dụng.
Mẫu 1:
Tên công ty…………. (1)
Logo doanh nghiệp Địa chỉ/ văn phòng đại diện/ trụ sở chính…………. (2)
SĐT…………(3)
Mã số thuế…….. (4)
BẢNG BÁO GIÁ VẬT TƯ
Ngày:……. (5) Kính gửi:…… (6) | |||||||
SĐT:……….. (7) | Email:……….. (8) | ||||||
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm của công ty chúng tôi. …….xin gửi đến quý khách hàng bảng báo giá sản phẩm với chi tiết như sau: | |||||||
STT | TÊN SẢN PHẨM | MÃ SẢN PHẨM | ĐVT | SL | ĐƠN GIÁ | THÀNH TIỀN | GHI CHÚ |
1 | |||||||
2 | |||||||
3 | |||||||
4 | |||||||
5 | |||||||
6 | |||||||
TỔNG CỘNG |
Phần ghi chú về công ty, hình thức thanh toán hoặc chế độ bảo hành
Mẫu 2
LOGO CÔNG TY CÔNG TY …….(1)
Số: …….(9) Địa chỉ: …….(3)
BẢNG BÁO GIÁ
Kính gửi: ……(5)
Công ty …… xin trân trọng báo giá …….. như sau:
STT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | ĐVT | KHỐI LƯỢNG | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | THÀNH TIỀN (VNĐ) |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 | |||||
TỔNG CỘNG: |
(Bằng chữ: ……….. đồng)
Ghi chú:
– Đơn giá chưa bao gồm thuế VAT
Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:
Mr ….. Di động ……… Email ……..
Trân trọng kính chào!
……, ngày…tháng….năm… (6)
CÔNG TY …..
Cách ghi bảng báo giá sản phẩm:
(1) Ghi tên công ty lập bảng báo giá, cần ghi đầy đủ tên công ty theo Giấy phép thành lập doanh nghiệp;
(2) Ghi đại diện, chi nhánh văn phòng của công ty (nếu do đại diện, chi nhánh văn phòng lập bảng báo giá);
(3) Ghi địa chỉ của công ty, ghi rõ số nhà, tổ dân phố/ thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố;
(4) Ghi mã số thuế của công ty;
(5) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập bảng báo giá;
(6) Ghi tên công ty được gửi bảng báo giá;
(7) Ghi số điện thoại của công ty được gửi bảng báo giá;
(8) Ghi email của công ty được gửi bảng báo giá;
(9) Ghi số hiệu của bảng báo giá;
4. Một số lưu ý đối với việc lập bảng báo giá:
Giá được liệt kê trong bảng báo giá chính là giá hàng hóa được xác định trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Giá của hợp đồng mua bán hàng hóa là số tiền mà người mua phải trả cho người bán, được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Các bên tự thỏa thuận giá nhưng giá đó phải được xác định và ghi vào hợp đồng (đối với hợp đồng được giao kết dưới hình thức văn bản), các bên có thể xác định giá bằng một lượng tiền chính xác theo một đơn vị cụ thể.
Bên cạnh vấn đề về giá thì các bên thường thỏa thuận thêm về phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng. Theo quy định BLDS 2005, thì phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận. Bởi phương thức thanh toán rất đa dạng như thanh toán trực tiếp, chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ…Vì thế, bên bán và bên mua có thể thỏa thuận áp dụng phương thức thanh toán nào mà mình cho là tiện lợi, dễ dàng và phù hợp với tính chất của hợp đồng. Tuy nhiên, BLDS 2015 có quy định thêm trường hợp pháp luật quy định phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
Một điều cần lưu ý là chủ thể lập bảng báo giá không giới hạn trong phạm vi các công ty, mà cần hiểu rộng ra hơn. Chủ thể lập bảng báo giá đó chính là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Mà chủ thể chính của các hợp đồng mua bán hàng hóa đó chính là các thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh. LTM 2005 cũng thừa nhận thương nhân thông qua việc không đặt điều kiện đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận nhưng đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Quy định này đã được giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế là người không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là thương nhân không. Những quy định này lại có phần không rõ ràng vì nó không giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại. Vì vậy, một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi không nhằm mục đích sinh lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân.
Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận là chủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, cá thể trong hộ gia đình, tổ hợp tác không phải là tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân.
Thương nhân gồm có thương nhân VN và thương nhân nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài phải căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận [Khoản 1, Điều 16 LTM 2005].
Từ khóa » From Bảng Giá
-
Mẫu Bảng Báo Giá 2022
-
3 Mẫu Báo Giá đẹp Và Chuyên Nghiệp để Gửi Cho Khách Hàng
-
Mẫu Bảng Báo Giá 2022 Mới Nhất, Cách Viết Bảng Báo Giá
-
Mẫu Bảng Báo Giá, Mẫu Báo Giá Thành Sản Phẩm
-
CTCP Chứng Khoán SSI - Bảng Giá
-
VNDIRECT: Bảng Giá Lightning – Sàn Cổ Phiếu – Biểu đồ Chứng ...
-
Mẫu Báo Giá Dịch Vụ Chuẩn Chuyên Nghiệp - HTTL
-
Download Mẫu Báo Giá Miễn Phí, Chuyên Nghiệp Trên Excel
-
[Download] Mẫu Báo Giá From Chuẩn Chuyên Nghiệp Nhất Gửi Khách ...
-
Bảng Giá Ưa Thích
-
10 Mẫu Báo Giá Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay
-
Tải Mẫu Bảng Báo Giá Sản Phẩm, Dịch Vụ đẹp Gửi Khách Hàng Bản ...
-
Mẫu Bảng Báo Giá Là Gì? Những Mẫu Hiện đang được Sử Dụng ...