Mẫu Biên Bản Cuộc Họp Lớp Và Cách Lập Biên Bản Họp Lớp Chuẩn

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản cuộc họp lớp là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản họp lớp chung:
  • 3 3. Mẫu biên bản cuộc họp lớp xử lý kỷ luật học sinh:
  • 4 4. Mẫu biên bản cuộc họp lớp tổng kết cuối kỳ học:
  • 5 5. Mẫu biên bản cuộc họp lớp bầu ban cán sự lớp:
  • 6 6. Các nội dung trong cuộc họp lớp:

1. Mẫu biên bản cuộc họp lớp là gì?

Mẫu biên bản cuộc họp lớp là biên bản ghi lại thông tin, nội dung diễn ra cuộc họp lớp. Mẫu biên bản họp lớp là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại toàn bộ nội dung cuộc họp lớp. Mẫu biên bản họp lớp nêu rõ thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp, thành phần tham gia cuộc họp, nội dung cũng như diễn biến của buổi họp.

2. Mẫu biên bản họp lớp chung:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

Hôm nay, ngày…..tháng….năm…..

Tại phòng ……

Lớp …… Trường………

Tổ chức họp lớp để triển khai một số công việc nhằm phục vụ cho năm học ……..

I. Thành phần tham dự:

1. Thầy …………– Phụ trách môn Tiện kim loại của Trung tâm

2. Chủ trì cuộc họp:……Là lớp trưởng

3. Thư ký cuộc họp:……

4. Sĩ số học sinh của lớp:… bạn; có mặt……..bạn; Vắng mặt………. bạn

II. Nội dung:

1) Mặt mạnh (thực hiện quy chế, nội quy; những hoạt động triển khai thực hiện có hiệu quả; cá nhân tiêu biểu)……

2) Mặt yếu (vi phạm quy chế, nội quy: đạo đức, tác phong; lối sống, lên lớp, tham gia giao thông; khi thi, kiểm tra; số học sinh hay bỏ học)……

3) Tinh thần trách nhiệm của cán bộ lớp……

III. Ý kiến góp ý:……

IV. Đề xuất kiến nghị:……

Biên bản kết thúc vào hồi….. giờ….. phút cùng ngày.

Biên bản được in thành 03 bản có giá trị như nhau

Chủ trì

(ký ghi rõ họ tên)

Thư ký

(ký ghi rõ họ tên)

3. Mẫu biên bản cuộc họp lớp xử lý kỷ luật học sinh:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

Hôm nay, ngày …tháng …..năm ….

Tại phòng học Lớp ……….Trường ……………..

Tổ chức họp lớp để triển khai một số nội dung về việc xét kỷ luật học sinh vi phạm.

I. Thành phần tham dự:

1/ Thầy ………….– Là chủ nhiệm lớp ………..

2/ Chủ trì cuộc họp: ………… – Là lớp trưởng

3/ Thư ký cuộc họp: ……………– là lớp phó học tập

4/ Sĩ số học sinh của lớp: …..bạn; có mặt ….bạn; Vắng mặt ….bạn

II. Nội dung:

1/ Các lỗi vi phạm của học sinh

– Tổ chức đánh nhau theo nhóm gây ra hậu quả nghiêm trọng

2/ Phân tích các lỗi của học sinh

– Tổ chức đánh nhau theo nhóm là một trong những hành vi bạo lực học đường và gây ra hậu quả nghiêm trọng cụ thể:

+ Gây ra thương tích cho học sinh cụ thể: bạn Nguyễn Đức Huy,…

+ Gây ra sự náo loạn trong lớp học, ảnh hưởng tới việc học tập và hoạt động chung của hớp

+ Ảnh hưởng tới hình ảnh trường học nói chung và lớp học nói riêng

+ ………

3/ Ý kiến của học sinh vi phạm

+ Nội dung trên hoàn toàn đúng với thực trạng đã xảy ra, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lớp, trường học và pháp luật về hành vi vi phạm nghiêm trọng trên.

+ Em xin hứa sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, cam đoan không tái phạm

4/ Ý kiến của một số học sinh trong lớp

+ Xử lý đúng nội quy, quy định tại lớp, trường học và theo quy định pháp luật.

5/ Biểu quyết về hình thức kỷ luật đối với học sinh:

– Phê bình trước lớp, trước trường đối với học sinh sau đây:

…………

Đồng ý: 50 học sinh

Không đồng ý: 0 học sinh

– Khiển trách và thông báo với gia đình

…………

Đồng ý: ….học sinh

Không đồng ý: 0 học sinh

– Buộc thôi học có thời hạn:

……….

Đồng ý: ……học sinh

Không đồng ý: 0 học sinh

6/ Kết luận mức độ kỷ luật đối với học sinh:

– Phê bình trước lớp, trước trường đối với học sinh sau đây:

…………………

Đồng ý: …..học sinh

Không đồng ý: 0 học sinh

– Khiển trách và thông báo với gia đình

……………………

Đồng ý: …..học sinh

Không đồng ý: 0 học sinh

– Buộc thôi học có thời hạn:

…………………….

Đồng ý: ……học sinh

Không đồng ý: 0 học sinh

III. Lưu ý của giáo viên

Tránh lặp lại tình trạng vi phạm trên, các ban cán sự lớp cùng các học sinh trong lớp cần tự ý thức việc chấp hành các quy định nội quy của trường học. Nếu có biểu hiện tụ tập bàn bạc đánh nhau, cần báo lên ban cán sự lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lý.

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM(ký và ghi rõ họ tên) LỚP TRƯỞNG(ký và ghi rõ họ tên) THƯ KÝ(ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu biên bản cuộc họp lớp tổng kết cuối kỳ học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

Hôm nay, ngày…..tháng….năm…..

Tại phòng ……………..

Lớp …… Trường………

Tổ chức họp lớp để triển khai một số công việc nhằm phục vụ cho năm học ……..

I/ Thành phần tham dự:

1/ Thầy …………- giáo viên chủ nhiệm

2/ Chủ trì cuộc họp:……Là lớp trưởng

3/ Thư ký cuộc họp:………

4/ Sĩ số học sinh của lớp:… bạn; có mặt……..bạn; Vắng mặt………. bạn

II/ Nội dung:

1/ Mục đích của cuộc họp

………

2/ Những điểm cần được khắc phục

– Trong công tác chính trị

– Trong chuyên môn dạy học

– Nhận định giáo viên hoàn thành

– Nội dung của việc bồi dưỡng những học sinh yếu kém

– Các ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh

Biên bản kết thúc vào…….giờ……phút, cùng ngày

Giáo viên chủ nhiệm(nêu ý kiến, ký và ghi rõ họ tên) Chủ tọa(nêu ý kiến, ký và ghi rõ họ tên) Thư ký(nêu ý kiến, ký và ghi rõ họ tên)

5. Mẫu biên bản cuộc họp lớp bầu ban cán sự lớp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

Hôm nay, ngày ……. tháng ……… năm …..

Tại phòng học:………

Lớp ……… Trường Trung học phổ thông ………

Tổ chức họp lớp để triển khai một số nội dung để bình bầu lớp trưởng

I. Thành phần tham dự:

1/ Thầy ……….. – Phụ trách môn ………

2/ Chủ trì cuộc họp: ……….. – Là Bí thư lớp

3/ Thư ký cuộc họp: ……….. – là lớp phó học tập

4/ Sĩ số học sinh của lớp: .. bạn; có mặt … bạn; Vắng mặt … bạn

II. Nội dung:

1/ Các học sinh gương mẫu được xét bình bầu:

  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..

2/ Số phiếu bình bầu:

  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..
  • …………………………………………..

3/ Kết quả:

Học sinh: …….. là học sinh có số phiếu bầu nhiều nhất.

4/ Ý kiến của học sinh trong lớp và giáo viên chủ nhiệm

– Ý kiến của học sinh trong lớp: ………..

– Giáo viên chủ nhiệm: …………

+ Nhiệm vụ của lớp trưởng:

Theo dõi tình hình chung của cả lớp

Báo cáo thông tin về sĩ số của từng buổi học (học sinh có phép và học sinh không phép)

Tổng hợp các kết quả về thi đua

Điều khiển lớp xếp hàng trong giờ thể dục, vào và ra lớp

Triển khai các hoạt động theo chỉ đạo của giáo viên, của trường học

Các nhiệm vụ khác mà giáo viên giao thêm

+ Quyền của lớp trưởng

Được ưu tiên trong tính điểm rèn luyện

Được nhà trường xét trao giấy khen nếu tập thể lớp mà có 2 năm liền đạt danh hiệu học tập và rèn luyện tốt

Ưu tiên xét ở lại ký túc xá của trường

………

5/ Ý kiến của học sinh được bình bầu làm lớp trưởng:

+ Lời cam đoan về việc chấp hành nội quy trường, lớp và pháp luật.

III. Ý kiến góp ý:

– Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo về phương hướng thực hiện của lớp trong thời gian tới:……

– Ý kiến của học sinh trong lớp cùng nhau phấn đấu thi đua

Kết thúc vào … giờ …… phút ………..

Biên bản này được in thành …. bản và có giá trị như nhau

Chủ trì(ký ghi rõ họ tên) Thư ký(ký ghi rõ họ tên)

6. Các nội dung trong cuộc họp lớp:

Thuận lợi và khó khăn của kỳ học

Thuận lợi:

– Sự nghiệp giáo dục nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, UBND huyện Văn Chấn, cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.

– Trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập từng bước được đầu tư.

– Đội ngũ giáo viên trong trường được bố trí đủ về số lượng và loại hình đào tạo, có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

– Phần lớn các em học sinh chăm ngoan, lễ phép, có ý thức tổ chức kỷ luật trong rèn luyện đạo đức, chuyên cần trong học tập, không mắc các tệ nạn xã hội, có nền nếp tương đối tốt.

– Các lực lượng xã hội, các bậc phụ huynh đã có nhìn nhận đúng đắn về giáo dục, đầu tư, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập, rèn luyện

Khó khăn:

– Tình hình kinh tế của địa phương còn khó khăn, thu nhập và mức sống của đại đa số người dân còn thấp, một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện tốt cho việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường và xã hội, trong năm học có … học sinh bỏ học mặc dù được các thầy cô giáo chủ nhiệm và nhà trường vận động đến trường, nguyên nhân bỏ học là do chán học và học yếu.

– Cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu phương tiện dạy học.

– Một số học sinh bị rỗng về kiến thức, học lực yếu, chưa chăm chỉ học tập, bỏ học đi chơi điện tử, đi học bằng xe máy, đua đòi tụ tập…

Báo cáo tình hình lớp học

Về học sinh:

– Tổng số lớp:

– Cơ cấu học sinh.

+ Nam:

+ Nữ:

+ Dân tộc thiểu số:

+ Nữ dân tộc thiểu số:

– Chất lượng giáo dục:

– Hạnh kiểm:

+ Tốt:

+ Khá:

+ Trung bình:

+Yếu:

+ Tổng Khá và Tốt

– Học lực:

+ Giỏi:

+ Khá:

+ Trung bình:

+ Yếu:

+ Kém:

Từ TB trở lên:

– Danh hiệu:

+ Học sinh đạt danh hiệu HSG:

+ Học sinh đạt danh hiệu HSTT:

Về giáo viên:

Xếp loại Khá, Tốt chiếm trên 90%

– Trong học kì I có 14 học bỏ học nguyên nhân do chán học và 3 học sinh chuyển trường.

Thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn

– Cán bộ giáo viên thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc kiến thức để nâng cao kiến thức, làm chủ phương pháp giảng dạy của mình.

– Thực hiện đầy đủ ngày giờ công, ra vào lớp đúng giờ.

– Khi thức hiện giảng dạy giáo viên có đủ các loại hồ sơ sổ sách, giáo án soạn mới theo hướng tinh giản, vững chắc, phù hợp với đối tượng học sinh của trường. Vận động giáo viên soạn hồ sơ bằng máy tính, sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy. Những giáo viên công tác dưới 3 năm thì thực hiện soạn giáo án bằng viết tay.

– Làm tốt công tác đảm bảo chất lượng mỗi giờ lên lớp, đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh hiểu bài và hào hứng với nhiệm vụ học tập.

– Thực hiện kiểm tra, chấm điểm đúng thời gian, đúng quy định, trong đó giáo viên đã chú trọng kiểm tra đầu giờ, kiểm tra miệng. Bài kiểm tra định kỳ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ và Sở.

– Các tổ chuyên môn đã duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng. Nội dung bàn về công tác chuyên môn. Mỗi tuần các tổ chuyên môn đã tiến hành dự ít nhất hai giờ của giáo viên trong tổ.

– Kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường kỳ, đúng quy định.

– Triển khai hoạt động chuyên môn chi tiết ở các tổ nhóm, phân công giáo viên cụ thể để tiến hành ngoại khoá đảm bảo chất lượng và có ý nghĩa thiết thực.

– Rà soát chất lượng học sinh, tăng cường bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Tổ chức tốt việc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12.

Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém:

Nhà trường đã thực hiện ở các môn văn hoá cơ bản với tất cả các khối lớp: Ban chuyên môn giao cho các tổ vận động các giáo viên đăng kí dạy nội dung cần bồi dưỡng, bộ phận chuyên môn bố trí lớp học và thực hiện tốt công tác quản lý.

Bồi dưỡng học sinh giỏi:

Phân hiệu có 02 học sinh tham gia kì thi HSG cấp tỉnh môn Địa lý và môn Sinh học. Kết quả có 01 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý.

Ôn thi tốt nghiệp:

Nhà trường tổ chức ôn thi tốt nghiệp 8 môn văn hóa cơ bản: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Hóa hóa học thực hiện từ ….. tháng …… năm 20…..

Về chuyên đề, ngoại khóa trong học kì I đã tổ chức được 02 chuyên đề ngoại khóa.

– Tổ Khoa học xã hội với chủ đề ngoại khóa “Chúng em với các môn khoa học xã hội”

– Tổ Toán – Tin – Công nghệ với chủ đề ngoại khóa “cùng thử sức với khoa học”

Sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

Trong những năm qua, Hội phụ huynh học sinh đã phát huy được vai trò tư vấn, cùng chung vai gánh vác với nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục. Cùng với quá trình xã hội hóa giáo dục, trong những năm học vừa qua Hội cha mẹ học sinh đã tự nguyện đóng góp ủng hộ nhà trường xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho các em học sinh như Sân tập trung chào cờ, hệ thống nhà vệ sinh… Xin thay mặt các cán bộ giáo viên nhà trường, gửi lời cảm ơn, tri ân tới tất cả các ông bà trong Ban đại diện và các bậc phụ huynh của trường.

Phương hướng, mục tiêu chung.

– Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ; duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng của người học.

– Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi phấn đấu có học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt giải cao.

– Tập trung nguồn lực xã hội hóa giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

 Chỉ tiêu phấn đấu.

 Đối với học sinh:

– Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt trên 98%. Trong đó, tỷ lệ học sinh khá, học sinh giỏi đạt từ 20% trở lên. 100% học sinh khối 12 đủ điều kiện dự thi Tốt nghiệp. Trong đó 90% trở lên đỗ Tốt nghiệp khóa thi ngày 02/6/2013

– Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá và Tốt đạt từ 90% trở lên.

– Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 2.5%.

Đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên:

– 100% giáo viên, cán bộ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Trong đó có từ 80% trở lên giáo viên, cán bộ nhân viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và chiến sỹ thi đua các cấp. Có nhiều giáo viên, cán bộ nhân viên đạt thành tích cao trong từng lĩnh vực công tác được nhà trường, các cấp, các ngành khen thưởng.

– 100% số tổ đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến trở lên.

Biện pháp thực hiện

Về chuyên môn:

– Tiếp tục thực hiện 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần; học kỳ II: 18 tuần) theo Quyết định ………………….

– Tiếp tục dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình GDPT. Các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng giáo viên, giúp đỡ giáo viên mới, giáo viên chưa tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn trong năm học, bảo đảm cho giáo viên nắm vững chương trình – sách giáo khoa (CT-SGK và nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Nâng cao chất lượng giáo dục:

– Thực hiện nghiêm túc nề nếp chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.

– Có đủ các loại hồ sơ sổ sách, giáo án soạn mới theo hướng tinh giản, vững chắc, phù hợp với đối tượng học sinh của trường.

– Đảm bảo chất lượng mỗi giờ lên lớp, đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh hiểu bài và hào hứng với nhiệm vụ học tập.

– Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng.

– Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ giáo viên đăng kí dạy giỏi, các giáo viên mới ra trường kết hợp với việc kiểm tra hồ sơ sổ sách ngay sau giờ dạy.

– Kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường kỳ, đột xuất theo đúng quy định.

– Rà soát chất lượng học sinh, tăng cường bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Tổ chức tốt việc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá:

– Giáo viên đánh giá đúng học sinh, học sinh đánh giá đúng bản thân mình.

– Kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm và tự luận hợp lí .

– Thực hiện đúng quy chế đánh giá và xếp loại học sinh theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Đối với các môn KHXH-NV tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra khả năng vận dụng của học sinh. Đối với môn KHTN cần kiểm tra tư duy logic, kĩ năng thực hành của học sinh.

Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém:

Thực hiện ở tất cả các môn văn hóa cơ bản với các khối lớp: Giao cho các tổ chuyên môn vận động các giáo viên đăng kí dạy nội dung cần bồi dưỡng, bộ phận chuyên môn bố trí lớp học và theo dõi chất lượng dạy và học.

Từ khóa » Cách Làm Biên Bản Họp Lớp đầu Năm