Mẫu Biên Bản đối Chiếu Công Nợ Doanh Nghiệp Thường Dùng

Mẫu Biên bản đối chiếu công nợ

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/03/23/bien-ban-doi-chieu-cong-no_(2)_2303171825.doc

CÔNG TY ……………………

Số:………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

..........., ngày….. tháng……năm……

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

-  Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa. - Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên. Hôm nay, ngày… tháng....năm …. tại ……………… , chúng tôi gồm có: Bên A (Bên mua): CÔNG TY ………………

Địa chỉ:………………………………… Điện thoại:……………………………… Đại diện:…………………………………

Chức vụ: ………………………………… Bên B (Bên bán): CÔNG TY ……………….

Địa chỉ:………………………………… Điện thoại:………………………………… Đại diện:…………………………………

Chức vụ: ………………………………… Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày ………..đến ngày ………….. cụ thể như sau: 1. Đối chiếu công nợ

STT

Diễn giải

Số tiền

1

Số dư đầu kỳ

0

2

Số phát sinh tăng trong kỳ

100.000.000

3

Số phát sinh giảm trong kỳ

50.000.000

4

Số dư cuối kỳ

50.000.000

(Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn).

2. Công nợ chi tiết. - Hóa đơn GTGT số ………… ký ……. do Công ty………………. Xuất ngày……., Số tiền: 25.000.000 (Chưa thanh toán) - Hóa đơn GTGT số ………… ký ……. do Công ty………………. Xuất ngày……., Số tiền: 25.000.000 (Chưa thanh toán). 3. Kết luận: Tính đến hết ngày ………… Công ty………………. (bên A ) còn phải thanh toán cho Công ty …………………… (bên B) số tiền là: 50.000.000 (Năm mươi triệu đồng chẵn) - Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu)

mau bien ban doi chieu cong no Mẫu Biên bản đối chiếu công nợ doanh nghiệp thường dùng (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý khi lập Biên bản đối chiếu công nợ

Biên bản đối chiếu công nợ là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán. Biên bản này rất quan trọng khi quyết toán với cơ quan thuế, nhất là việc thanh toán những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

Đồng thời, biên bản đối chiếu này sẽ giúp cho kế toán kiểm soát được tình hình thanh toán giữa mình với nhà cung cấp, giữa khách hàng với doanh nghiệp mình.

Nếu 02 bên đã thanh toán hết trị giá hợp đồng thì chỉ cần làm biên bản thanh lý hợp đồng ghi đầy đủ thời hạn ,trị giá thanh toán và chấm dứt hợp đồng và không cần lập Biên bản đối chiếu công nợ.

Ngược lại, khi hết thời hạn quy định mà hai bên mà chưa thanh toán hết công nợ với nhau thì cần lập Biên bản đối chiếu công nợ.

Biên bản đối chiếu công nợ có thể có nhiều mẫu khác nhau, các bên có thể tùy ý lập theo nhu cầu của đơn vị mình. Tuy nhiên, điểm chung của các Biên bản đối chiếu công nợ đều phải có những nội dung sau:

- Tên doanh nghiệp.

- Số biên bản đối chiếu công nợ.

- Địa chỉ, ngày tháng năm.

- Căn cứ lập biên bản.

- Thông tin 02 bên.

- Thông tin đối chiếu công nợ.

- Công nợ chi tiết.

- Kết luận.

- Đại diện 02 bên ký tên và đóng dấu.

Doanh nghiệp lập Biên bản đối chiếu công nợ cần trình bày đầy đủ và chính xác các thông tin.

Biên bản chỉ có giá trị pháp lý khi đại diện hợp pháp của các bên được nêu trong biên bản ký, đóng dấu trên biên bản. Nếu không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật thì người được ủy quyền có thể ký thay nhưng phải có giấy ủy quyền và đóng dấu công ty thì mới đảm bảo giá trị pháp lý.>> Mẫu Biên bản xác nhận công nợ và những lưu ý khi lập

Từ khóa » Bảng đối Chiếu Công Nợ Là Gì