Mẫu Biên Bản Kiểm Kê Tài Sản Cho Doanh Nghiệp Chuẩn, đầy đủ Nhất

Việc làm tài chính

1. Kiểm kê tài sản là gì?

Một trong những công việc thường xuyên của bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp là xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản doanh nghiệp. Nhưng thực tế chỉ chỉ ra là, quá trình này không hề đơn giản vì nó có ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân như thu nhập của nhân viên cũng như các giá trị thu lại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp lớn, kinh doanh nhiều loại mặt hàng thì quá trình kiểm kê tài sản lại càng được xác định là đặc biệt quan trọng. Kiểm kê tài sản là việc cân, đo, đong đếm, xác nhận, đánh giá chất lượng, số lượng sản phẩm có giá trị thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc tiền mặt, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm tra và mang đi đối chiếu với số liệu đã được ghi chép, thống kế trong sổ kế toán.

Kiểm kê là gì

2. Doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính trong những trường hợp nào?

+ Những bản kiểm kê tài sản tại các doanh nghiệp chi ra đời trong một thời điểm nhất định trong năm như dịp cuối năm, khi bộ phận kế toán có tổng kết hoạt động thu chi của doanh nghiệp hoặc trược khi lập những báo cáo tài chính.

+ Trong những trường hợp bất thường khác có thể kể đến như doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, phá sản, hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác.

+ Kiểm kê tài sản diễn ra khi doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi hình thức doanh nghiệp như công ty cổ phần chuyển đồi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc ngược lại, một doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty…

+ Kiểm kê tài sản cũng dược doanh nghiệp tiến hành sau những sự cố không may như hỏa hoản, lũ lụt hoặc các trường hợp gây thiệt hại bất thường khác.

+ Một trường hợp khác mà doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm tra tài sản là khi có các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thông báo kê khai đột xuất để đối chiếu với những văn bản mà doanh nghiệp trình lên trước đó.

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm kê tài sản trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán có trách nhiệm lập bản báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trong bản báo cáo này có ghi rõ trình trạng chênh lệch trước và sau khi kiểm kê ghi trong sổ kế toán. Nếu trường hợp tài sản chênh lệch xảy ra, bộ phận này phải xác định nguyên nhân chênh lệch và kết quả xử lý sau đó rồi mới đi đến lập báo cáo tài chính. Việc kiểm kê này phải phản ánh đúng thực tế tài sản của doanh nghiệp.  Người lập và ký biên bản kiểm kê tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê đã thực hiện.

 

>>> Tải mẫu biên bản kiếm kê tài sản chuẩn nhất

File mẫu biên bản kiểm kê tài sản

Mau-bien-ban-kiem-ke-tai-san.zip

 

3. Vì sao doanh nghiệp phải sử dụng biên bản kiểm kê tài sản?

Kiểm kê tài sản đóng vị trí quan trọng, là hoạt động thường niên và cần thiết trong sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vì, tải sản đó chỉ là nguồn vốn để doanh nghiệp duy trì hoạt động hiện tại qua thanh toán tiền lương cho nhân viên, mua tài sản, trang thiết bị và mua nguyên liệu đầu vào mà còn là tiền để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch phát triển trong tương lai. Để có thể đảm bảo được “sự nguyên vẹn”- tình trạng tối ưu nhất. Đặc biệt là vấn đề kiểm kê tài sản định kỳ. Biên bản kiểm kê cũng được tạo ra trong trường hợp đó.

Cụ thể hơn, hiện nay, không một tổ chức hay doanh nghiệp nào không cần đến Biên bản kiểm kê tài sản, bởi đây là một loại chứng từ kế toán vô cùng quan trọng. Nói một cách dễ hiểu thì loại chứng từ kế toán này thể hiện được việc cân – đo – đong – đếm được số lượng tài sản hiện đang có tại thời điểm kiểm kê. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì mục đích của biên bản kiểm kê tài sản là để xác nhận được số lượng, giá trị tài sản cố định và nguồn vốn hiện có, thừa thiếu so với số liệu được lưu trữ trên sổ kế toán để tránh trường hợp khai báo gian dối làm hao hụt nguồn ngân sách của doanh nghiệp nói riêng và những lợi ích của tập thể nói chung.

Khi đã nắm bắt rõ được số lượng, chất lượng, giá trị tài sản và nguồn vốn hiện tại thì sẽ có cơ sở để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định. Đồng thời cũng có căn cứ để quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch. Tóm tại việc kiểm kê tài sản này cũng phản ánh được thực tế về tình hình tài sản cả phần nguồn hình thành tài sản.

>> Không biết tạo cv đẹp là một bất lợi.Tham khảo ngay các mẫu cv đẹp tại Timviec365.vn vừa nhanh lại đẹp.Chỉ cần gửi cv là trúng tuyến >> Sinh viên vừa ra trường ? Tham khảo bí quyết tìm việc từ Timviec365.vn để có công việc ổn định mà lương lại cao

Xem thêm: Biểu mẫu về việc sửa chữa tài sản, trang thiết

4. Quy trình kiểm kê tài sản của doanh nghiệp

Chẳng một doanh nghiệp nào lại muốn thấy biên bản kiểm kê tài sản của doanh nghiệp bị chênh lệch lớn so với những thông số đã thông số trong sổ kế toán. Để đảm bảo được tình trạng tối ưu của tài sản, chú trọng đến khâu quản lý là vô cùng quan trọng.Để đảm bảo ch quy tình kiểm kê được đầy đủ chính xác, thì doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy trình sau đây:

+ Bước thứ nhất, doanh nghiệp phải lập hội đồng kiểm kê tài sản. Trong doanh nghiệp, hội đồng kiểm tra tài sản bao gồm Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan, trưởng các bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản như: Phòng kinh doanh, phòn g nhân sự, trưởng phòng quản lý tài sản. Bộ phận chịu trách nhiệm lớn nhất chính là phòng kế toán: gồm người được bổ nhiệm kế toán trưởng và kế toán tài sản. Doanh nghiệp cũng có thể mời thêm một số ủy viên khác là nhân viên chủ chốt các bộ phận khác để “xác minh” tính chính xác của buổi kiểm kê.

+ Bước thứ hai, tiến hành hoạt động kiểm kê tại các đơn vị thuộc doanh nghiệp. Hoạt động kiểm kê tải sản được doanh nghiệp lựa chọn để kiểm kê thực tế tài sản. Thời gian kiểm kê sẽ kéo dài trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào khối lượng tài sản của doanh nghiệp cũng như quy mô của doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ.

+ Bước cuối cùng là tổng hợp những số liệu và so sánh với kết quả thực tế và đi đến lập biên bản kiểm kê doanh nghiệp và trình lên cấp trên. Thêm vào đó, đưa ra những kiến nghị cũng như giải pháp để khắc phục, cải cách vấn đề quản lý tài sản doanh nghiệp sao cho hiệu quả.

Xem thêm: Biên bản thanh lý nghỉ việc

Việc làm tài chính doanh nghiệp

5. Các phương thức kiểm kê tài sản

Để đảm bảo quá trình kiểm kê tài sản được chính xác, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau đây:

+ Kiểm kê toàn phần

Việc kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá và toàn bộ khối lượng tài sản tại đơn vị, rà soát lại những thông tin được kế toán ghi lại trong sổ có xác thực hay không thường được tiến hành ít nhất một năm, một lần và thường vào dịp cuối năm.

+ Kiểm kê từng phần

Phương án kiểm kê này được tiến hành chủ yếu dựa trên yêu cầu của chủ các doanh nghiệp hay các phòng, bạn trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu. Do chỉ có tính nội bộ, nên phạm vi thực hiện kiểm kê là không lớn và xảy ra đột xuất, nhất là khi các trưởng bộ phận hay ban giám đốc phát hiện có những dấu hiệu sai sót.

Xem thêm: Biên bản thanh lý tài sản cố định

6. Các mẫu và cách viết biên bản kiểm kê tài sản

6.1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2019

Theo quy định hiện nay của Nhà nước thì các tổ chức, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm kiểm kê tài sản, và hiện nay đang có hai mẫu theo TT133 và TT200 đang được sử dụng phổ biến. Các bạn tham khảo và tải mẫu theo những link dưới đây.

 

>>> Tải mẫu biên bản kiếm kê tài sản chuẩn nhất

Mau-bien-ban-kiem-ke-tai-san.zip

 

 

6.2. Hướng dẫn cách viết biên bản kiểm kê tài sản

Để hoàn thành mẫu biên bản kiểm kê tài sản không phải là chuyện đơn giản, nhất là với bạn chưa có kinh nghiệm. Chình vì vậy chúng tôi sẽ gợi ý các bạn cách để viết được một cách chính xác và dễ dàng nhất, các bạn tham khảo:

+ Trước tiên, khi nhìn vào loại chứng từ kế toán này thì bạn sẽ thấy góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê Tài sản cần điền tên đơn vị, bộ phận sử dụng (hoặc có thể đóng dấu đơn vị).

Việc kiểm kê tài sản các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được thực hiện dựa trên những quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cán bộ có thẩm quyền tổ chức, doanh nghiệp đó. Riêng người làm kế toán phải thực hiện việc tạo báo cáo kiểm kê phải là nhân viên của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó.

+ Trong Biên bản kiểm kê cần phải ghi rõ thời điểm phát sinh nghiệp vụ kiểm kê: từ là phải đầy đủ thông tin về … giờ … ngày … tháng … năm …

+  Trong quá trình lập biên bản kiểm kê tài sản, tiến hành đánh giá lại tài sản cố định, kiểm kê theo đúng thứ tự và quy trình từng đối tượng được ghi tài sản cố định.

+ Tiếp đến dòng “Theo sổ kế toán” thì cần phải căn cứ vào dữ liệu của sổ kế toán và phải ghi đầy đủ cả 3 chỉ tiêu được yêu cầu theo số thứ tự 1,2,3 đó là: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại.

+ Dòng “Theo kiểm kê” sẽ được căn cứ dựa vào kết quả kiểm tra thực tế và cần phải ghi theo đúng quy trình từng đối tượng tài sản, đặc biệt là đầy đủ 3 chỉ tiêu vào cột 4,5,6: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại.

+ Dòng “Chênh lệch” là dòng thể thiện được được kết quả của việc kiểm kê tài sản, đây là số chênh lệch có thể là thừa hoặc thiếu ghi theo đúng thứ tự 3 chỉ tiêu vào cột 7,8,9: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại.

Có một điều lưu ý khi các bạn lập Biên bản kiểm kê TSCĐ, nếu chênh lệch bằng 0 thì chứng tỏ công tác quản lý tài sản của tổ chức, doanh nghiệp khá tốt. Nhưng nếu có phát sinh thừa hoặc thiếu thì kế toán viên cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân xảy ra tình hình đó. Đồng thời đi kèm với ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Và mỗi Biên bản kiểm kê tài sản đều phải có chữ ký (ghi đầy đủ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, giám đốc doanh nghiệp duyệt và chữ ký soát xét của kế toán trưởng.

Trên đây là những thông tin về cách tải và viết Biên bản kiểm kê tài sản mới nhất, chuẩn nhất 2024.

Hi vọng những thông tin trên đây về bản kiểm kê, quy trình tiến hành kiểm kê đặc biệt là mẫu biên bản kiểm kê mới nhất, chuẩn nhất năm 2024 sẽ thực sự hữu ích với bạn. Bạn đọc tham khảo thêm các bài mẫu biên bản nghiệm thu, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành nếu thấy chúng hữu ích nhé. Hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất về việc làm và tạo CV đẹp nhất nhé. Thân ái!

Tìm việc làm

Từ khóa » File Thống Kê Tài Sản Công Ty