Mẫu Biên Bản Niêm Phong Và Hướng Dẫn Soạn Thảo Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản niêm phong là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản niêm phong:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản niêm phong:
- 4 4. Quy định về niêm phong hàng hóa:
1. Biên bản niêm phong là gì?
Biên bản niêm phong là mẫu biên bản do Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành niêm phong đối với hàng hóa của cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa. Hoạt động niêm phong phải được công khai và được ghi nhận rõ vào trong biên bản niêm phong.
Biên bản niêm phong dùng để ghi chép lại nội dung của hoạt động niêm phong hàng hóa của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành niêm phong đối với cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa. biên bản niêm phong phải có sự xác nhận của trường đoàn kiểm tra, thành viên của đoàn kiểm tra và đại diện pháp luật của cơ sở được kiểm tra.
2. Mẫu biên bản niêm phong:
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN NIÊM PHONG
– Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Thông báo về việc tạm đình chỉ sản xuất số…
Hôm nay, hồi… giờ … ngày … tháng … năm
Chúng tôi gồm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra)
– Họ và tên ………………… Chức vụ …………… Trưởng đoàn
– Họ và tên ………………… Chức vụ …………… thành viên
Đại diện cơ sở được kiểm tra
– Họ và tên ……………………………………Chức vụ
Tiến hành niêm phong (lô sản phẩm) ………………… số lượng……………lưu giữ tại (kho cơ sở) ……………
Tình trạng sản phẩm khi niêm phong:
Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản niêm phong:
– Ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra, niêm phong, những thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện việc niêm phong.
– Người lập biên bản sẽ cung cấp những thông sau vào biên bản niêm phong: đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra), đại diện cơ sở được kiểm tra, sản phẩm mà bị niêm phong.
– Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra
4. Quy định về niêm phong hàng hóa:
Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
– Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng được phép tiếp tục bán hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền;
– Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa;
– Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tên hàng hóa không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa;
– Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm:
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Lấy mẫu để thử nghiệm khi cần thiết;
3. Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
4. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
5. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này.
6. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
7. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
8. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
Như vậy có thể thấy, niêm phong hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để có thể đảm bảo hàng hóa được đưa ra thị trường phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên để niêm phong hàng hóa cần phải có sự kiểm tra sản phẩm và thấy sản phẩm không đủ chất lượng sẽ phải thực hiện việc niêm phong theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.
Những nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những nguyên tắc sau đây:
+ Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:
– Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
– Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng,
Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
+ Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
+ Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.
Đồng thời phải mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp. Khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.
Từ khóa » Cách Niêm Phong Nhà
-
Mẫu Niêm Phong Nhà Xưởng & Các Quy định Mới Nhất 2021
-
Niêm Phong Là Gì ? Khái Niệm Niêm Phong Vật Chứng được Hiểu Như ...
-
Thủ Thuật Niêm Phong Cửa Nhà Kho - Nhà Xưởng Một Cách An Toàn
-
Trình Tự, Thủ Tục Niêm Phong Vật Chứng
-
Có được Niêm Phong Nhà Chờ Phân Chia Di Sản Thừa Kế Không?
-
Trình Tự Thực Hiện Niêm Phong, Mở Niêm Phong Vật Chứng
-
Biên Bản Niêm Phong/ Mở Niêm Phong Tài Sản Bị Kê Biên
-
Mẫu Biên Bản Niêm Phong (Cập Nhật 2021) - Công Ty Luật ACC
-
03 Cách Niêm Phong Vật Chứng - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Mẫu Tem Niêm Phong 2022
-
Nhân Viên Ngân Hàng Xiết Nợ, Dán Niêm Phong Nhà Khách Hàng
-
Tải Mẫu Biên Bản Niêm Phong Hoặc Mở Niêm Phong Hồ Sơ Tài Liệu