Mẫu Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán (mẫu S04-DNSN)
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu chi tiết thanh toán với người mua, người bán là gì?
- 2 2. Mẫu số S04-DNSN: Chi tiết thanh toán với người mua, người bán chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dấn soạn thảo mẫu chi tiết thanh toán với người mua, người bán chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định về chi tiết thanh toán với người mua, người bán:
- 4.1 4.1. Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán:
- 4.2 4.2 . Nội dung kế toán thanh toán với người mua:
1. Mẫu chi tiết thanh toán với người mua, người bán là gì?
Mẫu chi tiết thanh toán với người mua, người bán là mẫu văn bản của người mua và người bán lập ra để thực hiện việc ghi chép và theo dõi việc thanh toán giữa người mua và người bán theo từng đối tượng của việc thanh toán và theo từng thời gian mà người mua và người bán thanh toán với nhau
Mẫu chi tiết thanh toán với người mua, người bán được dùng với mục đích để theo dõi việc thanh toán giữa người mua và người bán theo từng đối tượng của việc thanh toán và thảo từng thời gian mà người mua và người bán thanh toán với nhau.
2. Mẫu số S04-DNSN: Chi tiết thanh toán với người mua, người bán chi tiết nhất:
Mẫu số S04-DNSN Chi tiết thanh toán với người mua, người bán có nội dung (Ban hành kèm theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: …
Địa chỉ: …
CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA, NGƯỜI BÁN
(Dùng cho TK 1311, 3318)
Tài khoản: …
Đối tượng: …
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Thời hạn được chiết khấu | Số phát sinh | Số dư | |||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | Nợ | Có | |||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
– Số dư đầu kỳ – Số phát sinh trong kỳ … | ||||||||
– Cộng số phát sinh trong kỳ | x | x | x | |||||
– Số dư cuối kỳ | x | x | x |
– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
– Ngày mở sổ: …
…, ngày…tháng…năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dấn soạn thảo mẫu chi tiết thanh toán với người mua, người bán chi tiết nhất:
– Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
– Mẫu chứng từ: Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
– Tài khoản: Ghi rõ tài khoản 131, 331 (Tài khoản cấp 3, cấp 4, …)
– Đối tượng: Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận hoặc cá nhân là khách hàng, người bán
– Cột A: Ngày, tháng kế toán ghi sổ
– Cột B, C: Số hiệu, ngày tháng của chứng từ sử dụng để ghi sổ
– Cột D: Tóm tắt nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dùng để ghi sổ
– Cột E: Tài khoản đối ứng với tài khoản đang theo dõi ở sổ chi tiết thanh toán
– Cột 1: Là thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán
– Cột 2, 3: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ và bên Có tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh
– Cột 4, 5: Ghi số tiền dư bên Nợ, bên Có tương ứng sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Dòng “Số dư đầu kỳ”: Điền số dư đầu kỳ bên Nợ/Có tương ứng của tài khoản đó
– Các dòng “Số phát sinh trong kỳ”: Ghi các nghiệp vụ phát sinh
– Dòng “Cộng số phát sinh”: Cộng số phát sinh ở các cột 2, 3
– Dòng “Số phát sinh cuối kỳ”: Điền số dư cuối kỳ vào các cột 4,
– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 tới trang …: Ghi rõ tổng số trang của sổ
– Ngày mở sổ: Ghi rõ ngày, tháng mở sổ
– Ngày … tháng … năm …: Ngày, tháng, năm những người liên qua ký vào sổ
– Họ và tên, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật
4. Một số quy định về chi tiết thanh toán với người mua, người bán:
Phương pháp kế toán theo như quy định tại Điều 16 Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán (chỉ ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào khoản mục cần theo dõi mà không cần phản ánh các tài khoản đối ứng) để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,… phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.
Đối với các rường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu áp dụng các tài khoản kế toán như các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì được vận dụng các quy định tại chương II Thông tư này để thực hiện.
4.1. Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán:
Khái niệm thanh toán đơn giản được hiểu là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên ( người hoặc công ty, tổ chức) sang một bên khác , thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. Phương thức thanh toán là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động thương mại , thông thường khi có giao dịch phát sinh thì hai bên đồng thời áp dụng phương thức thanh toán cho giao dịch đó . Có hai phương thức thanh toán cơ bản là : thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt .
– Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hiện nay không được các doanh nghiệp sử dụng nhiều . Thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu dùng cho các nghiệp vụ phát sinh số tiền nhỏ ( hiện nay áp dụng cho số tiền dưới 20 trệu ) , nghiệp vụ đơn giản và khoảng cách địa lý giữa hai bên hẹp . Phương thức thanh toán bằng tiền mặt có thể chia thành : – Thanh toán bằng Việt Nam đồng – Thanh toán bằng ngoại tệ . – Thanh toán bằng hối phiếu ngân hàng – Thanh toán bằng vàng , bạc , kim khí quý , đá gà , hoặc các giấy tờ có giá trị .
– Phương thức thanh toán không bằng tiền mặt
Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán , Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhở thu , giấy ủy nhiệm chi , séc … để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác ở ngân hàng . Thanh toán không dùng tiền mặt gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ .
Phương thức này ngày càng được sử dụng phổ biến và tiết kiệm thời gian , chi phí cũng như giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông .
+Phương thức thanh toán ủy nhiệm chi : là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định , gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng .
+ Phương thức nhờ thu phiếu trơn : là phương thức thanh toán mà người bán ký phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người mua , không gửi kèm theo bất cứ một chứng từ nào .
Người bán giao hàng cho người mua và gửi thằng bộ chứng từ cho người mua để người mua nhận hàng . Hối phiếu được lập và gửi đến ngân hàng nhỏ thu tiền . Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ : là phương thức thanh toán , trong đó người bán sau khi giao hàng , ký phát hối phiếu và gửi kèm với bộ chứng từ bán hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua với điều kiện là ngân hàng chi trao bộ chứng từ cho người mua sau khi người này trà tiền hối phiếu , hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn .
+ Phương thức tín dụng chứng từ : là phương thức thanh toán , trong đó theo yêu cầu của khách hàng , một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư ( gọi là thư tín dụng ) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng
4.2 . Nội dung kế toán thanh toán với người mua:
Nguyên tắc kế toán thanh toán với người mua Để theo dõi kịp thời , chính xác các nguệp vụ thanh toán với người mua kẻ tán cân tuân thủ các nguyên tắc
Khoan phaỉ thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đó sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ trả tiền ngay .
– Đối với các khách hàng giao dịch thường xuyên , có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán phải kiểm tra , đối chiếu từng khoản nợ phát sinh , số đã thanh toán , số còn phải thanh toán , có xác nhận bằng văn bản .
– Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ thì phải theo dõi cả nguyên tệ và đổi theo đồng Việt Nam . Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo thực tế .
– Đối với các khoản phải thu phát sinh bằng vàng , bạc , đá quý cần chi tiết theo cà chỉ tiêu giá trị và hiện vật . Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế .
-Cần phải phân loại các khoản phải thu khách hàng theo thời gian thanh toán cũng như theo đối tượng nhất là những đối tượng có vấn đề để có kế hoạch và biện pháp thu hồi nợ .
– Tuyệt đối không được bù trừ số dư hai bên nợ , có của tài khoản 131 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết từng bên để lấy số liệu ghi trên bảng cân đối kế toán .
Chứng từ, tài khoản và sổ sách trong kế toán thanh toán với người quy mua a . Chứng từ sử dụng như hợp đồng bán hàng; hóa đơn giá trị gia tăng (hay hóa đơn bán hàng) do doanh nghiệp lập bao gồm các loại giấy như: phiếu xuất kho; phiếu thu, Giấy báo có Ngân hàng; biên bản bù trừ công nợ; Giấy nộp tiền . Biên bản thanh lý hợp đồng .
– Các chứng từ có liên
Tài khoản sử dụng tan khác thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sàn phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định , cung cấp dịch vụ..
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính.
Từ khóa » Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua
-
Cách Lập Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán)
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua - Bán Theo TT 133 Và 200
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người ... - Tin Tức Kế Toán
-
Cách Lập Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (bán) Theo TT 200 Và ...
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua ( Người Bán )
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán) Bằng Ngoại Tệ
-
Hướng Dẫn Lập Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán ...
-
[DOC] Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán)
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người ...
-
Cách Lập Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán)
-
Mẫu Số S31-DN: Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán)
-
Mẫu Số S13 - DNN : SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA ...
-
Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán)
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán) ( TIẾNG ANH ...
-
Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua ... - Bất Động Sản ABC Land
-
Cách Viết Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán) Theo ...
-
Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua (người Bán) - Thời Sự
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua Người Bán Bằng Ngoại Tệ ...