Màu Cơ Bản – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Màu cơ bản là tập hợp các màu có thể kết hợp được với nhau để tạo ra dải màu hữu dụng. Trong các ứng dụng của con người, ba màu cơ bản thường được dùng, dạng màu mà mắt người nhìn thấy được đó là dạng ba màu.
Các màu cơ bản, còn gọi là màu gốc hay màu sơ cấp, của một không gian màu là các màu sắc không thể tạo ra bằng cách trộn các màu khác trong phổ màu của không gian màu đó.Các màu gốc có thể được trộn với nhau để tạo ra mọi màu khác trong không gian màu của chúng. Nếu không gian màu là một không gian véctơ thì các màu gốc tạo nên hệ cơ sở của không gian đó.
Kết hợp các màu cơ bản để tạo ra các màu khác có nhiều cách:
- Pha màu theo phép cộng màu: là phương pháp pha trộn ánh sáng màu phát ra từ nguồn sáng.
- Pha màu theo phép trừ màu: là phương pháp hòa trộn màu trên bảng vẽ.
Các màu bù của màu cơ bản
[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm bài RGB Xem thêm bài phối màu phát xạVì mắt người chỉ nhạy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây (hay lục) và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu phát xạ thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu cơ bản) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc.
Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu cơ bản nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu bù (hay màu phụ) của ba màu cơ bản:
- Đỏ + Lục = Vàng
- Đỏ + Lam = Tím
- Lam + Lục = Xanh lơ
Ba tia sáng thuộc ba màu cơ bản cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu cơ bản.
Các sinh vật khác con người có thể cảm thụ được nhiều màu hơn (chim 4 màu cơ bản) hoặc ít màu hơn (bò 2 màu cơ bản) và ở những vùng quang phổ khác (ong cảm nhận được vùng tử ngoại). Phương pháp trên vẫn áp dụng được cho chúng.
Các màu cơ bản trừ đi
[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm bài CMYK Xem thêm bài phối màu hấp thụTrên nền trắng, các màu sắc về lý thuyết có thể được tạo ra bằng việc trộn các ba loại mực xanh lơ, cánh sen và vàng (các màu gốc). Xanh lơ (cánh chả) là màu bù với màu đỏ, nghĩa là chất màu xanh lơ hấp thụ màu đỏ. Số lượng chất màu xanh lơ trong hỗn hợp mực điều chỉnh lượng màu đỏ phản xạ lại mắt. Tương tự, màu cánh sen bù với màu xanh lá cây, và màu vàng bù với màu xanh lam. Điều chỉnh việc trộn các mực này, sẽ tạo nên sự chồng nhau của ánh sáng phản xạ của ba màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam và tạo nên nhiều màu sắc (xem phối màu phát xạ).
Phương pháp trộn màu như trên hay gọi là CMY, hoặc "in ba màu". Do các trở ngại kỹ thuật, người ta phải thêm mực màu đen thành hệ màu CMYK, hoặc các màu khác để tăng gam màu.
Lý do mà mực đen được thêm vào CMYK vì việc trộn màu dùng CMY thường không cho ra màu đen thực sự. Việc trộn các mực màu thường không làm hấp thụ hết cả quang phổ. Các mực màu thường được trộn trước để tạo ra dải cầu vồng và mực đen thêm vào để tạo nên độ sáng tối.
CMYK còn gọi là kỹ thuật in bốn màu. Ngoài ra, để tăng thêm gam màu của kỹ thuật CMYK, người ta có thể trộn thêm màu xanh lá cây và da cam, như trong kỹ thuật in sáu màu.
Dùng kính lúp, có thể quan sát phân bố các điểm mực màu trên một tờ báo in màu.
Các màu cơ bản hội họa
[sửa | sửa mã nguồn]Trong lĩnh vực hội họa, các họa sĩ thường trộn màu theo hệ Đỏ-Vàng-Xanh và họ gọi phương pháp phối màu này là pha màu theo phép trừ màu.
Pha ba màu cơ bản theo phương pháp này, gồm đỏ, vàng và xanh, cho kết quả như sau:
- Đỏ + Vàng = Da cam
- Đỏ + Lam = Tím
- Lam + Vàng = Lục
- Đỏ + Lam + Vàng = Đen (gần giống như thế)
Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn gọi bằng từ chuyên môn là bị "chết màu".
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- 6 màu cơ bản (gồm đỏ, cánh sen, lam, cánh chả, lục, vàng)
- Các cặp màu bổ túc.
Màu trắng + đỏ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bruce MacEvoy. "Do Primary Colors Exist?". handprint.com. The history and science of primary colors, part of MacEvoy’s sprawling comprehensive site about color.
- Ask A Scientist: Primary Colors Lưu trữ 2015-02-26 tại Wayback Machine
- The Color-Sensitive Cones at HyperPhysics
- Color Tutorial Lưu trữ 2015-01-18 tại Wayback Machine
| ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||||
Khoa họcmàu sắc |
| |||||||
Triết họcmàu sắc |
| |||||||
Thuật ngữmàu sắc |
| |||||||
Tổ chứcmàu |
| |||||||
Danh sách |
| |||||||
Liên quan |
| |||||||
|
Từ khóa » Kể Tên Các Màu Cơ Bản
-
Mĩ Thuật 6: Màu Sắc - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
1. Kể Tên Các Màu Cơ Bản? Nêu Khái Niệm Màu Nhị Hợp?2. Màu Sắc ...
-
Tìm Hiểu Về Bảng Màu Sắc 7 Màu Cơ Bản - Cao đẳng Việt Mỹ
-
3 Màu Sắc Cơ Bản Là Gì? Các Mô Hình Màu - Trangtriquangcao
-
Em Hãy Nêu Tên Các Màu Sắc Có Trong Những đồ Vật Trên Và Chỉ Ra ...
-
BÀI 10: MÀU SẮC ( TRANG TRÍ) - Tài Liệu Text - 123doc
-
1. Có Mấy Loại Màu Chính ? Kể Tên Các Màu ? Màu Chính Còn đc Gọi ...
-
3 Lý Thuyết Màu Cơ Bản Cần Nắm Rõ Khi Thiết Kế - MyThuatMS
-
3 Lý Thuyết Màu Cơ Bản Cần Nắm Rõ Khi Thiết Kế - IDesign
-
Bảng Màu Nóng Và Màu Lạnh - Cách Phối Màu ️️ CHUẨN
-
Lý Thuyết Cơ Bản Về Màu Sắc
-
Khám Phá Thú Vị Về Bảng Màu Sắc Trong Tiếng Anh - Yola
-
Bài Giảng Mỹ Thuật 6 - Bài 10: Vẽ Trang Trí Màu Sắc