Mẫu CV Tiếng Anh đạt Chuẩn [MỌI NGÀNH NGHỀ] - Step Up English
Có thể bạn quan tâm
Công cuộc xin việc vẫn luôn được coi là một hành trình vất vả, và một chiếc CV chất lượng là điều không thể thiếu. Bạn đang tìm kiếm những mẫu CV tiếng Anh để hoàn thiện bản CV của mình? Bài viết sau đây của Step Up sẽ giới thiệu cho bạn những mẫu CV tiếng Anh cơ bản, giúp bạn nâng cao cơ hội được gọi phỏng vấn hơn. Cùng xem nhé!
Nội dung bài viết
- 1. Sơ lược về mẫu CV tiếng Anh
- 2. Cách viết CV tiếng Anh hiệu quả dễ dàng ứng tuyển
- 3. Mẫu CV tiếng Anh thông dụng dành cho người đi làm
- 4. Các lỗi ứng viên thường gặp khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh
- 5. Lưu ý khi viết CV tiếng Anh dành cho ứng viên
1. Sơ lược về mẫu CV tiếng Anh
Trước tiên, bạn nên hiểu CV tiếng Anh là gì và ý nghĩa của chiếc CV ra sao.
1.1. CV tiếng Anh là gì
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae, có thể dịch là “sơ yếu lí lịch”. CV sẽ chứa ngắn gọn thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, bằng cấp và kinh nghiệm của một người.
CV thường bao gồm:
- Những thông tin cá nhân như họ và tên, email, số điện thoại, địa chỉ,..
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm làm việc
- Những kỹ năng hoặc thành tích đạt được
- Những thói quen và sở thích
- Mong muốn đối với công việc
1.2. Lợi ích của CV tiếng Anh
CV giới thiệu bản thân là bước đầu quan trọng để các ứng viên tiếp cận nhà tuyển dụng. Nhìn vào CV, nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có phù hợp với công việc của công ty hay không.
Có một chiếc CV đẹp mắt, bố cục rõ ràng là bạn đã ăn điểm ngay với nhà tuyển dụng rồi.
Ngoài ra, một chiếc CV tiếng Anh sẽ giúp bạn thể hiện được trình độ tiếng Anh và cả sự chuyên nghiệp của mình, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia hay hoạt động trong lĩnh vực ngoại ngữ.
2. Cách viết CV tiếng Anh hiệu quả dễ dàng ứng tuyển
Sau đây, Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV tiếng Anh một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu các thành phần cần có của một mẫu CV tiếng Anh nhé.
2.1. Thông tin cá nhân (Personal Details)
Thông tin cá nhân là phần nên được nêu ra đầu tiên tại bản CV xin việc cho mọi ngành nghề.
Với những thông tin đó, nhà tuyển dụng có thể biết được cơ bản về ứng viên. Trong mục này bạn nên cung cấp:
- Họ và tên/Full name
- Ngày tháng năm sinh/Date of birth
- Địa chỉ/Address
- Số điện thoại/Phone number
- Email/Thư điện tử
Khi viết CV bằng tiếng Anh bạn nên có ảnh đại diện. Đó không cần là ảnh thẻ mà có thể là một bức ảnh rõ mặt, nghiêm túc, thần thái tự tin.
Thư điện tử nên là tên của bạn và được viết nghiêm túc, tránh dùng những nickname hay mail thời học sinh sẽ không phù hợp đâu nha.
Ngoài ra, bạn có thể làm phần mở đầu CV này thêm ấn tượng bằng cách cho một câu nói, câu châm ngôn mà bạn tâm đắc, liên quan đến ngành nghề của bạn.
Ví dụ:
- Instincts are good but data is way better.Làm theo bản năng thì tốt nhưng có dữ liệu thì còn tốt hơn. (hợp với ngành cần dữ liệu)
- Don’t be busy, just be productive.Đừng trở nên bận rộn, hãy làm việc có hiệu quả.
- Do what you love, love what you do.Làm những gì bạn yêu, yêu những gì bạn làm.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)
Nói về mục tiêu nghề nghiệp thì khá là khó vì chúng ta toàn “ngày mai ăn gì còn chưa biết”.
Tuy nhiên thì mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV tiếng Anh có vai trò là lời quảng cáo về bản thân của bạn giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Một người có định hướng rõ ràng thì tốt hơn nhiều, đặc biệt là với các vị trí như trưởng phòng hay quản lý.
Bạn có thể:
- Giới thiệu về kinh nghiệm, trình độ cá nhân
- Đưa ra mục tiêu ngắn hạn
- Đưa ra các mục tiêu dài hạn
Ví dụ:
As a highly-motivated graduated student with a strong willingness to learn, I am seeking for a position in a modern and professional working environment. I desire to work in the field of Finance and to support the company in the best way possible for the efficient running of its upcoming projects. My goal is to become the manager in the next 3 years at your company.
Dịch nghĩa: Là một sinh viên đã tốt nghiệp năng động và có tinh thần học hỏi cao, tôi đang tìm kiếm một vị trí trong một môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp. Tôi mong muốn được làm việc trong lĩnh vực Tài chính và hỗ trợ công ty một cách tốt nhất có thể để vận hành hiệu quả các dự án sắp tới của công ty. Mục tiêu của tôi là trở thành trưởng phòng trong 3 năm tới tại công ty của bạn.
I want to leverage my 2 years of event administrating and organizing skills, and expertise in the Marketing. I desire to work in a young and dynamic environment where I can develop skills to contribute to the company. My goal is to become the Marketing Manager in the next 2 years at your company.
Dịch nghĩa: Tôi muốn tận dụng 2 năm kỹ năng tổ chức và quản lý sự kiện cũng như kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Tiếp thị. Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường trẻ trung, năng động, nơi có thể phát triển các kỹ năng để đóng góp cho công ty. Mục tiêu của tôi là trở thành Giám đốc Tiếp thị trong 2 năm tới tại công ty của bạn.
2.3. Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)
Trình độ học vấn chỉ cần viết ngắn gọn và rõ ràng là đủ.
Dù năng lực quan trọng hơn học lực nhưng thực tế thì rất nhiều công ty quan tâm tới trình độ học vấn.
Đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang tuyển dụng, cũng như khả năng học tập của bạn.
Ở phần này, bạn nên cung cấp thông tin về trường học, ngành học, GPA và các chứng chỉ của bạn. Nếu như bạn có GPA thấp thì có bỏ qua nha.
Ví dụ:
EDUCATION
- Foreign Trade University (From Sept 2016 to July 2020)Bachelor in Marketing of Products and ServicesGPA: 3.68/4 or 8.51/10 (the highest ranking)
- Phan Dinh Phung High School (From Sept 2013 to July 2016)GPA: 9,1/10 (Grade 12) Ranked in TOP 3 in class of 40 students during all 3 years
- Foreign Languages:English: IELTS: 8.0 (2020) TOEIC: 895 (2018)
Xem thêm: Cách viết thư xác nhận phỏng vấn bằng tiếng Anh
2.4. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Đây chính là phần nhà tuyển dụng sẽ chú tâm, hay còn gọi là “soi” nhất. Bạn cần liệt kê những vị trí làm việc trước đây và những công việc từng đảm nhận.
Biết cách trình bày kinh nghiệm làm việc một cách thông minh và khéo léo sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng. Bạn chỉ nên nhắc tới những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển, tránh lan man và dài dòng nha.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, các bạn có thể kể đến những công việc part time và cả các hoạt động ngoại khóa mà các bạn thực hiện. Quan trọng là bạn học được kinh nghiệm gì từ những trải nghiệm đó.
Lưu ý đối với phần Work Experience này:
- Cần liệt kê thứ tự công việc từ thời gian gần nhất trở về sau.
- Nếu bạn nhảy việc nhiều thì bạn hãy chỉ chọn những công việc có kỹ năng gần với công việc đang ứng tuyển.
- Trong phần mô tả ngắn gọn công việc, hãy ghi những kĩ năng mà công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi. Ví dụ như numeracy (tính toán), analytical and problem solving skills (kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề); persuading and negotiating skills (kỹ năng thuyết phục và đàm phán).
-
Nên bắt đầu bằng 1 động từ, nhất quán về dạng, cách chia ở các động từ đó. Để CV có vẻ trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing.
Ví dụ:
Participating in designing banners Offering ideas and reporting their findings to each other
2.5. Hoạt động ngoại khóa (Activities)
Đối với các bạn mới ra trường thì đây cũng là một phần đáng chú ý đây.
Trong phần này, bạn sẽ đưa ra thông tin về các hoạt động xã hội, cộng đồng mà đã tham gia.
Các bạn sinh viên thường ghi vào đây những hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa nổi bật. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người năng động, nhiệt huyết, có các kỹ năng mềm – những tiêu chí quan trọng của một nhân viên tốt
Ví dụ:
- Organizer of Marketing Workshop for newbies
- Volunteer on the Child Care Project
Lưu ý, nếu bạn ứng tuyển cho các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) hoặc các công việc liên quan đến đoàn thể cần sự nhiệt tình, hoặc các chương trình Quản trị tập sự của các công ty lớn (rất ưu tiên hoạt động ngoài khóa) thì bạn nên viết cụ thể phần này nha.
2.6. Sở thích cá nhân và thành tựu đạt được (Interests and Achievements)
Về phần sở thích, phần này không quá quan trọng, chỉ là để cho nhà tuyển dụng hiểu chúng ta hơn một chút. Tuy nhiên, nên tránh liệt kê những sở thích “bá đạo” như: chơi game hay ngủ nướng.
Nếu bạn có sở thích đặc biệt với lĩnh vực nào mà liên quan đến công việc thì sẽ rất tuyệt vời đó.
Lưu ý trong phần này:
- Viết đủ và ngắn gọn
- Dùng bullet/Gạch đầu dòng rõ ràng khi liệt kê các sở thích
- Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia.
Với phần thành tựu, bạn có thể nhắc tới ở phần Hoạt động (Activities) hoặc mục riêng. Nếu như những thành tựu này gắn với sở thích của bạn (ví dụ bạn thích chơi cờ vua và đạt giải) thì có thể để ở phần sở thích.
2.7. Kỹ năng (Skills)
Với phần này, bạn có thể liệt kê các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn đã học được, không nhất thiết phải giải thích chi tiết.
Hãy trung thực với bản thân mình nha.
Một số kĩ năng có thể kể đến như:
- presentation skills: kỹ năng thuyết trình
- communications: kỹ năng giao tiếp
- planning: lên kế hoạch
- organizing: tổ chức
- teamwork: làm việc nhóm
- training: đào tạo
- …
2.8. Chèn ảnh
Khi viết hồ sơ xin việc tiếng Anh bạn cần phải có ảnh đại diện. Ngoài ra nếu bạn làm những ngành nghề sáng tạo, thì có thể chèn thêm nhiều hình ảnh khác nữa.
Đối với ảnh đại diện, như có nói ở trên, bạn nên lựa chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, miêu tả thần thái tốt nhất của bạn, phù hợp với tính chất công việc. Bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn một bức ảnh tươi tắn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về một người trẻ trung, thân thiện.
3. Mẫu CV tiếng Anh thông dụng dành cho người đi làm
Sau đây, Step Up sẽ giới thiệu với bạn một số mẫu CV tiếng Anh, từ đơn giản cho đến chuyên nghiệp để các bạn tham khảo và dễ hình dung nha.
3.1. Mẫu CV tiếng Anh đơn giản
Đối với đại đa số các công ty, thì một chiếc CV đơn giản, rõ ràng là đã đủ để giúp bạn tham gia buổi tuyển dụng rồi.
Bạn nên đưa ra đầy đủ các thông tin ở trên trong CV, trình bày không rối rắm và dễ nhìn. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV tiếng Anh sau đây.
3.2. Mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp
Với các tập đoàn hay các công ty lớn thì việc thiết kế một CV chuyên nghiệp sẽ quan trọng hơn.
Bạn nên chọn các tông màu giống với thương hiệu của công ty đó. Nếu là công việc cần sự sáng tạo, thì bạn nên thiết kế riêng một chiếc CV cho lần phỏng vấn này.
Một số mẫu CV tiếng Anh mẫu:
3.3. Mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường
Là một sinh viên mới ra trường thì bạn không có quá nhiều kinh nghiệm. Hãy làm nổi bật thành tích học tập của mình hoặc những hoạt động ngoại khóa nhé.
Một số mẫu CV tiếng Anh mẫu:
4. Các lỗi ứng viên thường gặp khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh
Có một số lỗi sẽ khiến nhà tuyển dụng hơi “khó chịu” một chút và bạn sẽ không được đánh giá cao. Chúng ta nên tránh các lỗi này nhé.
4.1 Không có dẫn chứng đầy đủ về thành tích
Nếu trong CV bạn có nhắc tới các thành tích của mình thì nên thêm 1 – 2 dòng để nói về giải thưởng đó.
Ví dụ:
Leader of the First Prize winning group (Video Round) – English Olympiad 2019 Held by University of Languages and International Studies (ULIS – VNU)Subject: Student and Sustainable development
Ngoài ra, bạn cũng nên đem theo các giấy chứng nhận khi đi phỏng vấn.
4.2 Nội dung quá chung chung
Do muốn nói nhiều thông tin mà CV chỉ nên gói gọn trong 1 – 2 trang nên nhiều người lựa chọn chỉ viết chung chung. Điều này khiến nhà tuyển dụng không có được tưởng tượng hay đánh giá rõ về bạn, khiến bạn bị lu mờ.
Ví dụ về lỗi viết chung chung:Experiences:
- Sales at A Shop
- Content creator at Brand B
- I want to improve myself…
Thay vì “tham” thông tin, bạn nên chọn lọc những điểm nổi bật nhất và cung cấp thông tin chi tiết làm rõ những gì bạn viết trong CV.
Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí Quan hệ khách hàng, rất cần kỹ năng diễn thuyết.
Đừng viết:
“Having an excellent presentation skill (Có kỹ năng thuyết trình tuyệt vời)”
Hãy viết:
Presenting at many cinemas with groups of 50 to 500 people. (Thuyết trình trước 50-500 người ở nhiều hội thảo.)
4.3 Sai chính tả
Về cơ bản thì các nhà tuyển dụng có thể sẽ “tha thứ” cho bạn với lỗi này. Tuy nhiên thì không mắc lỗi vẫn là tốt nhất phải không. Sai chính tả sẽ khá là… “quê” đó. Nếu lỗi này xảy ra nhiều thì còn chứng tỏ bạn là người không cẩn thận nữa.
Hãy đọc soát nhiều lần trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng đặc biệt là CV tiếng Anh, bạn nên tra từ điển để đảm bảo về mặt chính tả, ngữ pháp chính xác.
Bạn cũng có thể bật tính năng kiểm tra chính tả hoặc đẩy CV lên một số web soạn thảo online để được chữa lỗi chính tả ngay khi viết.
Xem thêm: Mẫu thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh lịch sự và tế nhị5. Lưu ý khi viết CV tiếng Anh dành cho ứng viên
Tổng kết lại một chút, khi viết CV tiếng Anh các bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
- Viết rõ ràng, mạch lạc
- Viết đủ các phần cần cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng
- Chọn lựa từ tiếng Anh kỹ để tránh nhầm lẫn
- Chú ý các lỗi thường mắc để tránh
- Nên tham khảo nhiều mẫu CV tiếng Anh
Khi gửi CV ứng tuyển, bạn có thể gửi cả CV tiếng Việt và tiếng Anh cho nhà tuyển dụng.
Trên đây là hướng dẫn cơ bản về cách viết CV bằng tiếng Anh cùng với một số mẫu CV tiếng Anh đi kèm. Hy vọng bài viết này có ích cho bạn.
Step Up chúc bạn tìm được công việc như ý nhé.
Từ khóa » Form Mẫu Cv Xin Việc Bằng Tiếng Anh
-
Hướng Dẫn Viết CV Xin Việc Tiếng Anh Chuẩn Nhất 2022 - TopCV
-
Mẫu CV Tiếng Anh Sử Dụng Cho Nhiều Ngành Nghề Tiêu Chuẩn
-
Mẫu CV Bằng Tiếng Anh File Word đẹp, Chuyên Nghiệp - ViecLamVui
-
Danh Sách Mẫu CV Tiếng Anh đẹp Mới Nhất 2022 | .vn
-
Mẫu CV Tiếng Anh Miễn Phí, Đẹp, Chuẩn Nhất
-
Tuyển Tập 10 Mẫu CV Tiếng Anh ấn Tượng Nhất Giúp Bạn Ghi điểm ...
-
Cách Viết CV Tiếng Anh Chuyên Nghiệp (kèm Mẫu) | CakeResume
-
Mẫu CV Tiếng Anh Đơn Giản, Chuẩn, Đẹp Nhất
-
Mẫu Cv Tiếng Anh Và 9 Bí Quyết Viết Cv Ấn Tượng - Eng Breaking
-
Mẫu CV Bằng Tiếng Anh
-
10 Mẫu đơn Xin Việc Bằng Tiếng Anh Thông Dụng Nhất Hiện Nay
-
Cách Viết CV Xin Việc Bằng Tiếng Anh (Curriculum Vitae) 2022
-
Mẫu đơn Xin Việc Bằng Tiếng Anh Dùng Cho Mọi Ngành, Nghề