Mẫu Di Chúc Mới Nhất | Hướng Dẫn Lập Di Chúc Chính Xác

Các hình thức di chúc hợp pháp

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

  • Di chúc thừa kế bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản gồm các hình thức sau:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

  • Di chúc miệng
  1. Di chúc miện được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
  2. Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ.

Mẫu di chúc có người làm chứng thông dụng

Đối với hình thức di chúc bằng văn bản thì nội dung di chúc thường có bao gồm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày tháng năm 20..., vào lúc 8 giờ 30 phút, tại số 5 đường Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Họ và tên tôi là: NGUYỄN VĂN B

Sinh Ngày:

CMTND số

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

I. Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc với các nội dung sau

1. Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại bao gồm:

- Quyền sử dụng đất căn nhà số 05 đường Định Công ,... theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số .... do Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2018.

- Tiền gửi tích kiệm tại ngân hàng Vietcombank theo sổ tích kiệm số ....

- Liệt kê chi tiết các loại tài sản để lại.

2. Danh sách người hưởng thừa kế và phần di sản được hưởng

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi sau khi tôi qua đời như sau:

2.1. Người hưởng di sản số 1:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN VĂN C

Sinh Ngày:

CMTND số

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng:

2.2. Người hưởng di sản số 2:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN THỊ D

Sinh Ngày:

CMTND số

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng:

3. Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ

ông NGUYỄN VĂN C có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 500.000.000đ tôi đang vay của Bà TRẦN THỊ E (CMTND số: ...., HKTT/chỗ ở hiện tại: ....) cùng thời điểm khai nhận di sản thừa kế đã nêu tại di chúc.

II. Lập di chúc thay thế cho bản di chúc số 01 ngày tháng năm 20... tại ..... (Trường hợp đây là lần lập di chúc đầu tiên thì bỏ qua nội dung này).

III. Danh sách người làm chứng (Nếu không có người làm chứng thì bỏ qua nội dung này)

Làm chứng cho việc lập di chúc có:

1. Họ và tên

Địa chỉ:

2. Họ và tên:

Địa chỉ

Di chúc được lập thành 05 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.

Hà Nội, ngày tháng năm 20...

XÁC NHẬN LÀM CHỨNG NGƯỜI LẬP DI CHÚC

Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín tại Hà Nội

Điều kiện lập di chúc thừa kế hợp pháp bao gồm:

✔ Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người cố năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện "lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý". Sự đổng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Người lập di chúc minh mẫm, sáng suốt trong khi lập di chúc.

✔ Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan - mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó.

✔ Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tàu sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế...Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3, Điều 8 BLHS. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ bị vô hiệu.

✔ Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Di chúc viết tay được coi là một dạng di chúc lập dạng văn bản nên chia làm các loại sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Về nguyên tắc, dù thuộc loại văn bản nào thì di chúc phải thể hiện rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Đồng thời, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đối với mỗi loại di chúc bằng văn bản được nêu ở trên, còn phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt khác phù hợp với hình thức đó theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Quy định về hiệu lực của di chúc Theo điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Xem xét cụ thể yêu cầu đối với từng loại di chúc thì cần phải đáp ứng được quy định của pháp luật để đảm bảo di chúc được thực hiện trong thực tế đáp ứng ý chí nguyện vọng của người thể hiện di chúc.

Tham khảo: Yêu cầu hủy bỏ di chúc trái luật

Kinh nghiệm lập di chúc bằng văn bản

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, đối với loại di chúc này thì bác phải tự viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:

Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bác không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Bác phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Theo quy định tại Điều 635 và 636 Bộ luật Dân sự 2015, bác có thể lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục sau:

- Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

- Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

- Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Lưu ý: Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi công chứng di chúc

✔ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của người lập di chúc và người hưởng di sản;

✔ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất;

✔ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu: đăng ký xe ô tô/ xe máy; sổ tiết kiệm…..

Một số lưu ý thêm khi lập di chúc

✔ Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

✔ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

✔ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

✔ Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện nêu tại phần 1 ở trên.

✔ Trong trường hợp tài sản thừa kế là là tài sản có đăng kí quyền sở hữu (như bất động sản, ô tô, xe máy…) thì để tránh phức tạp về thủ tục hưởng di sản thừa kế, di chúc nên được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Chúc các bạn thành công!

Tham khảo

+ Khởi kiện tranh chấp thừa kế

+ Thủ tục phân chia di sản thừa kế

Từ khóa » Di Chúc Hợp Lệ