Mẫu đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại Chăn Nuôi Do Thiên Tai Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai:
- 4 4. Thủ tục đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai:
- 5 5. Mức hỗ trợ thiệt hại đối với vật nuôi do thiên tai:
- 6 6. Điều kiện để được nhận hỗ trợ:
1. Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai là gì?
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội. Trong đó, thiệt hại chăn nuôi do thiên tai là những tổn hại đối với gia súc, gia cầm trong quá trình chăn nuôi do thiệt tai gây ra như gia cầm, gia súc bị cuốn trôi do lũ lụt, bị chết do rét hại kéo dài, bị vùi lấp do sạt lở đất…
Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai là văn bản do cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất, cụ thể là những người bị thiệt hại về chăn nuôi do thiên tai lập ra và gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy đinh để đề nghị về việc hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi đã xảy ra.
Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tại gây ra là một thủ tục cần thiết được lập ra nhằm để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định về việc người bị thiệt hại có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ của Nhà nước cho những thiệt hại mà trong việc chăn nuôi mình đã gánh chịu hay không. Tuy mức hỗ trợ không quá lớn nhưng việc hỗ trợ này giúp cho những người chăn nuôi có thể khắc phục được phần nào khó khăn, hậu quả của thiệt hại, gây dựng lại công việc của mình, ổn định đời sống kinh tế.
2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai:
Nội dung cơ bản của Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai như sau:
Xem thêm: Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị đánhCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)
Kính gửi: (1)……….
Tôi tên là: (2)……….
Địa chỉ: (3)………
Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:
Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): (4)………
1. Đối tượng nuôi 1: (5)………….. Tuổi vật nuôi: (6)……..
Số lượng: (7)………….. con.
2. Đối tượng nuôi 2: (8)………… Tuổi vật nuôi: (9)………
Số lượng: (10)………….. con.
3. Đối tượng nuôi 3: (11)………….. Tuổi vật nuôi: (12)…….
Số lượng: (13)…………. con.
Hồ sơ lưu gồm có: (14)……
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường)…. (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)….) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của ……….
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
…..,ngày …… tháng ….. năm 20……
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai:
Hướng dẫn soạn thảo:
(1) Đối với thiên tai là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã, phường, thị trấn;
Đối với dịch bệnh là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
(2) Điền rõ họ tên của người làm đơn, viết in hoa.
(3) Điền cụ thể địa chỉ bao gồm: thôn (tổ dân phố), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã), tỉnh (thành phố).
(4) Điền rõ tên đợt thiên tai, dịch bệnh, khoảng thời gian xảy ra.
(5) (8) (11) Điền rõ tên vật nuôi: lợn, gà, vịt…
(6) (9) (12) Điền rõ số năm tuổi của vật nuôi, ghi bằng số.
(7) (10) (13) Điền rõ số lượng vật nuôi bị thiệt hại, ghi bằng số.
(14) Hồ sơ lưu gồm:
– Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
– Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
– Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
– Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã).
Xem thêm: Những trường hợp gây thiệt hại nhưng không phải bồi thường thiệt hại?4. Thủ tục đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai:
Quá trình thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai gây ra được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã.
Bước 2: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra với sự tham gia, phối hợp của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã để kiểm tra, xác nhận thiệt hại; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Xem thêm: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò trên đất nông nghiệp được không?Bước 5: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
5. Mức hỗ trợ thiệt hại đối với vật nuôi do thiên tai:
Đối với mỗi loại vật nuôi khác nhau sẽ có mức hỗ trợ thiệt hại khác nhau, cụ thể như sau:
– Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 – 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 – 35.000 đồng/con;
– Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 – 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 – 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
– Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 – 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 – 10.000.000 đồng/con;
– Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 – 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 – 6.000.000 đồng/con;
– Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 – 2.500.000 đồng/con.
6. Điều kiện để được nhận hỗ trợ:
Các hộ gia đình, hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
– Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
– Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
– Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
– Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
Từ khóa » đơn Xin Hỗ Trợ Lũ Lụt
-
Mẫu đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại Do Thiên Tai, Dịch Bệnh
-
Mẫu đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại Chăn Nuôi Do Thiên Tai, Đơn Xin Hỗ Tr
-
Đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại đối Với Cây Trồng Do Thiên Tai, Đơn Xin H
-
Đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại đối Với Cây Trồng Do Thiên Tai
-
Mẫu đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại Nuôi Trồng Thủy Sản Do Thiên Tai
-
Đơn Xin Hỗ Trợ Di Dời Nhà ở Mới Năm 2022 - Luật Sư X
-
[PDF] Ðơn Xin (báo Cáo) Xác Nhận Thiệt Hại
-
Mẫu đơn đề Nghị Hỗ Trợ Thiệt Hại đối Với Cây Trồng Do Thiên Tai
-
Trợ Giúp Xã Hội Khẩn Cấp Về Hỗ Trợ Làm Nhà ở, Sửa Chữa Nhà ở
-
[DOC] DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH Quy định Mức Hỗ Trợ để Khôi Phục Sản Xuất ...
-
Còn Hai Tuần để Làm Đơn Xin Hỗ Trợ Của Liên Bang - FEMA
-
Tiến Trình SBA Cho Vay Hỗ Trợ Thiên Tai để Khôi Phục - FEMA
-
Mẫu đơn Xin Kinh Phí Phòng Chống Lụt Bão - Tài Liệu Text - 123doc