Mẫu đơn Xin Chuyển Vị Trí Công Việc Phù Hợp Mới Nhất Năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn xin chuyển vị trí công việc là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc:
    • 2.1 2.1. Mẫu 01:
    • 2.2 2.2. Mẫu 02:
    • 2.3 2.3. Mẫu 03:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin chuyển vị trí công việc:
  • 4 4. Tại sao nên viết đơn xin chuyển vị trí công việc?
  • 5 5. Một vài lưu ý để bạn có thể xin chuyển vị trí việc làm thành công:

1. Đơn xin chuyển vị trí công việc là gì?

Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Công việc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người, thể hiện qua việc:

Thứ nhất, về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Có thể nói, hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại. Nếu không giải quyết tốt được vấn đề việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp hay thiếu hụt lao động kìm hãm sự phát triển của kinh tế.

Thứ hai, về mặt xã hội, dư thừa lao động sẽ mang lại những gánh nặng cho xã hội, tạo ra nhiều tệ nạn xã hội.

Thứ ba, Hậu quả của việc thất nghiệp, thiếu việc làm không những ảnh hưởng tới kinh tế- xã hội mà còn đe dọa lớn đối với an ninh vã sự ổn định của mỗi quốc gia.

Chính vì tầm quan trọng to lớn của công việc đối với mỗi người nên bạn cần có cho mình một công việc phù hợp. Trường hợp công việc hiện tại không phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở thích của mình thì có thể làm đơn xin chuyển vị trí công việc.

Theo đó, đơn xin chuyển vị trí công việc là văn bản do người lao động lập ra nhằm đề nghị, thuyết phục quản lý, giám đốc công ty chuyển họ sang bộ phận, vị trí công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực của họ bằng cách nêu ra lý do thuyên chuyển hợp lý.

Đơn xin chuyển vị trí công việc được sử dụng để thuyết phục quản lý, lãnh đạo công ty cho người lao động được chuyển đến bộ phận, vị trí công việc phù hợp với họ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng năng suất, hiệu quả công việc bởi lẽ khi người lao động được làm việc trong môi trường phù hợp với chuyên môn, năng lực, khả năng của họ thì họ sẽ phát huy được hết sức mình, cống hiến hết mình cho công ty.

2. Mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc:

Chúng tội xin được gửi đến bạn đọc 2 mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc như sau:

2.1. Mẫu 01:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…….., ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG VIỆC

Căn cứ: Hợp đồng lao động số ……

– ……… (Phần này ghi các căn cứ văn bản cho đề nghị thay đổi vị trí công việc)

Kính gửi:

– Công ty ……

– Phòng Nhân sự

– Ban Giám đốc

Tôi là: ……

Đang làm việc tại bộ phận: ……

Từ năm: ……

Nội dung: …

Đề nghị, quý công ty/ quý ông/ quý bà ………

(Phần này đưa ra nhưng yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người lao động về một vị trí, bộ phận làm việc mới mong muốn cụ thể nhất có thể)

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

2.2. Mẫu 02:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN BỘ PHẬN LÀM VIỆC

Kính gửi: Phòng nhân sự công ty …

Tôi tên là:…

Hiện đang công tác tại bộ phận:…

Với chức vụ:…

Trong quá trình công tác, tôi đã đạt được những thành tựu:…

Tôi viết đơn này xin được chuyển bộ phận làm việc sang đơn vị:…

Lý do:

Hy vọng rằng Ban lãnh đạo và Phòng nhân sự sẽ xem xét cho tôi được chuyển bộ phận làm việc được như nguyện vọng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…, ngày … tháng … năm …

Người làm đơn

(Ký tên)

2.3. Mẫu 03:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN VỊ TRÍ LÀM VIỆC

Kính gửi: Ban giám đốc công ty …

Tôi tên là:…

Hiện đang giữ chức vụ:…

Tại bộ phận:…

Tôi đã làm việc từ năm … và hiện tại đang có mong muốn được thuyên chuyển vị trí công tác sang bộ phận … với lý do …

Tôi cam kết rằng trước khi được chấp thuận, tôi sẽ nghiêm túc thực hiện các công việc và bàn giao đầy đủ cho phòng ban đang công tác.

Tôi mong được Ban giám đốc chấp thuận đề nghị này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…, ngày … tháng … năm …

Người làm đơn

(Ký tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin chuyển vị trí công việc:

– Phần đề gửi ghi phòng nhân sự, ban giám đốc của công ty

– Người làm đơn điền đầy đủ các thông tin liên quan đến bản thân và vị trí công việc hiện tại: họ và tên, chức vụ, bộ phận, vị trí đang công tác tại công ty.

– Trình bày về thực trạng công việc, những thành tựu đạt được trong quá trình làm việc lý do nhằm thuyết phục người sử dụng lao động rằng việc thuyên chuyển vị trí, bộ phận cho người lao động là hợp lý.

+ Những thành tựu đạt được:

Ví dụ: Tôi đã là 1 thành viên lập dự án phát triển hệ thống thông tin mới liên kết với tất cả các bộ phận có liên quan từ kỹ thuật, sản xuất, giữ kho, bán hàng đến kế toán. Từ giai đoạn nghĩ ra và lập ngân sách đến khi triển khai phát triển dự án mất trọn 2 năm. Bây giờ quy trình quản lý giữa các bộ phận đã cải tiến đáng kể.

+ Những lý do thuyên chuyển công tác của người lao động được đề cập sau đây:

Một số vị trí đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, năng lực và chuyên môn của các nhân viên được thuyên chuyển.

Một bộ phận thiếu nhân viên trong khi bộ phận khác lại thừa nhân viên. Vì vậy, nhân viên được chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác.

Có sự xung đột giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa hai nhân viên với nhau.

Nhân viên cũng sẽ được chuyển công tác nhằm phá vỡ sự đơn điệu của công việc, vì năng suất của nhân viên sẽ giảm sụt nếu làm đi làm lại cùng một công việc.

Nhân viên có mong muốn được chuyển công tác bởi hoàn cảnh gia đình, muốn chuyển về nơi ở mới.

4. Tại sao nên viết đơn xin chuyển vị trí công việc?

Thứ nhất, có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc mới. Thay đổi bộ phận làm việc là cơ hội để bạn làm quen với những môi trường và phong cách làm việc mới. Thông qua những trải nghiệm ở công việc mới mà bạn tìm ra những giới hạn mới của bản thân, thực sự hiểu được bản thân muốn gì và làm gì giỏi nhất.

Thứ hai, phát huy những năng lực tiềm ẩn của bản than. Như bạn biết đấy, nếu như chỉ mãi quẩn quanh với một công việc lặp đi lặp lại thì khó mà phát triển được. Mỗi vị trí đều có những đặc thù công việc khác nhau, đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng để kịp thời thích nghi. Ví dụ, từ bộ phận Nhân sự chuyển sang bộ phận Marketing, bạn cần phải học thêm những kỹ năng về Marketing mà ở vị trí Nhân sự bạn không thể biết được. Khi làm việc ở vị trí mới, bạn sẽ học được nhiều kỹ năng mới để hoàn thành tốt công việc của mình. Một khi bạn tích lũy được đủ kỹ năng cần thiết, bạn sẽ có cơ hội tìm kiếm một cấp bậc công việc cao hơn. Nên nhớ rằng, người lãnh đạo giỏi là người có thể làm tốt công việc ở nhiều vị trí.

Thứ ba, cải thiện khả năng làm việc đội nhóm và mở rộng mối quan hệ. Bất kể sự thăng tiến nào trong công việc ngoài trình độ chuyên môn cũng cần đến một mạng lưới các mối quan hệ hiệu quả. Trong công việc, bạn sẽ thường xuyên phải va chạm, tiếp xúc với những đồng nghiệp khác. Vì thế, thay đổi đơn vị công tác chính là cơ hội để bạn giao lưu với nhiều người mới hơn. Nếu bạn biết tận dụng những mối quan hệ này, con đường sự nghiệp của bạn cũng sẽ tươi mới hơn.

Thứ tư, giúp bạn có một khởi đầu mới tuyệt vời Bạn đang chán nản với công việc hiện tại? Đồng nghiệp và cấp quản lý không hiểu bạn? Vậy thì việc luân chuyển sẽ là một khởi đầu mới tuyệt vời hơn rất nhiều. Ở môi trường mới, bạn sẽ có động lực làm việc với đội ngũ nhân viên và lãnh đạo luôn hỗ trợ, đưa ra định hướng phát triển để bạn tốt hơn mỗi ngày.

Thứ năm, giúp bạn phát huy năng lực sáng tạo của mình. Khi bạn đã quá quen thuộc với 1 công việc, bạn sẽ không thể duy trì và thậm chí không có cơ hội để phát huy. Công việc mới tuy là thử thách nhưng cũng vừa là “sân chơi” để bạn có thể tìm ra điểm mạnh tiềm ẩn của mình và phát huy chúng. Những người biết tập trung vào điểm mạnh của bản thân sẽ đạt được thành công nhất định trong công việc. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp.

5. Một vài lưu ý để bạn có thể xin chuyển vị trí việc làm thành công:

Thứ nhất, vị trí chuyển phải phù hợp với năng lực hiện có. Bạn sẽ không muốn chuyển đến một nơi yêu cầu năng lực cao trong khi bản thân bạn không có đủ khả năng để đáp ứng. Khi đó không phải chỉ có một mình bạn bị trì trệ và áp lực mà cả bộ phận mới cũng sẽ trở nên lộn xộn. Quản lý công ty cũng sẽ khó có thể chấp nhận việc nhân viên của mình chuyển đến một vị trí phải đào tạo hoàn toàn lại từ đầu, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của công ty.

Thứ hai, thời điểm xin luân chuyển. Đây cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần phải cân nhắc trước khi muốn xin chuyển vị trị công việc. Nên tránh những thời điểm như công ty đang hoạt động khó khăn, bộ phận bạn đang làm việc đang thiếu nhân lực hoặc trong doanh nghiệp đang có một hoạt động quan trọng nào đó còn dang dở. Vì lúc đó mọi người đều bận rộn với công việc của mình và bất cứ sự thay đổi nào về nhận sự cũng có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của cả tổ chức.

Thứ ba, bạn phải bảo đảm hiệu suất làm việc của mình luôn ổn định. Để đảm bào được thuyên chuyển công tác thành công, trong mẫu đơn bạn cần thể hiện rõ những thành tựu xuất sắc mà mình đạt được, những đóng góp to lớn và có giá trị cho công ty hay hiệu suất làm việc ổn định của mình, hoàn thành KPI đặt ra.

Từ khóa » đơn Xin Thuyên Chuyển Công Việc