Mẫu đơn Xin Giảm Doanh Số Bán Hàng Và Hướng Dẫn Soạn Thảo Chi ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin giảm doanh số bán hàng là gì?
- 2 2. Đơn xin giảm doanh số bán hàng
- 3 3. Hướng dẫn soạn đơn xin giảm doanh số bán hàng?
- 4 4. Một số vấn đề khác liên quan?
1. Mẫu đơn xin giảm doanh số bán hàng là gì?
Doanh số bán hàng là tổng số tiền do hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm số tiền đã thu tiền và chưa thu. Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng không thuộc doanh thu. Ví dụ: Bán hộ, bán hàng nhận ký gửi.
Mẫu đơn xin giảm doanh số bán hàng là mẫu đơn được lập ra khi người bán thấy được sự bất khả thi của doanh số áp đặt, người đó lập đơn với mong muốn đề nghị chủ quản hoặc ông ty để xin được giảm doanh số bán hàng.
Mẫu đơn xin giảm doanh số bán hàng:
Mẫu đơn xin được giảm doanh số bán hàng là đơn được cá nhân, phòng ban lập ra để trình bày lý do của việc xin giảm doanh số bán hàng và nội xin được giảm doanh số bán hàng đã đặt ra trước đó. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, lý do xin giảm doanh số.
2. Đơn xin giảm doanh số bán hàng
Tên mẫu đơn: Đơn xin giảm doanh số bán hàng
Mẫu đơn xin được giảm doanh số bán hàng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN GIẢM DOANH SỐ BÁN HÀNG
Kính gửi: TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Tôi tên là: Nguyễn Văn B Sinh năm: 19xx
Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày …/…/… tại Công an Thành phố Hà Nội.
Hộ khẩu thường trú: Thôn C, xã D, huyện E, tỉnh F
Chỗ ở hiện tại: Số nhà 00, phố…., phường……, quận….., thành phố Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 0123456789
Là nhân viên kinh doanh thuộc phòng Kinh doanh Công ty cổ phần ABC
Trụ sở công ty: số……,đường….., phường….., quận….., thành phố Hà Nội
Tôi xin trình bày Quý cơ quan một sự việc sau:
Ngày …/…/…, tôi có kí kết hợp đồng lao động số …./HĐLĐ giữa tôi và Công ty ABC. Trong hợp đồng có điều khoản về doanh số bán hàng hàng tháng mà nhân viên kinh doanh phải đạt được. Nếu không đạt được sẽ bị xử lý theo yêu cầu của Quý Công ty. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nhu cầu mua bán của khách hàng giảm rõ rệt so với những tháng trước. Lượng tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh dẫn đến việc tôi không hoàn thành được doanh số bán hàng mà công ty yêu cầu.
Xem thêm: Doanh số là gì? Vai trò của doanh số và phân biệt so với doanh thu?Vì vậy, tôi kính đề nghị phòng Kinh doanh xem xét, kiểm tra tình hình kinh doanh của công ty để làm căn cứ giảm doanh số bán hàng cho tôi. Kèm theo đơn này, tôi xin gửi doanh số bán hàng 06 tháng gần đây nhất.
Kính mong Trưởng phòng xem xét và xử lý yêu cầu của tôi một cách nhanh chóng
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin giảm doanh số bán hàng?
Mẫu đơn xin được giảm doanh số bán hàng gồm các nội dung sau:
+ Thông tin người làm đơn
Họ tên, năm sinh, địa chỉ đăng ký thường trú, chỗ ở hiện tại, CMND/CCCD, số điện thoại
+ Nội dung xin giảm doanh số
+ Lý do xin giảm doanh số
4. Một số vấn đề khác liên quan?
Nguyên nhân gây giảm sút doanh số bán hàng là gì?
– Nguyên nhân là do bạn biết quá rõ về sản phẩm, vì thế bạn sẽ tập trung vào việc trình bày về đặc điểm và tính năng vượt trội của nó so với các đối thủ cạnh tranh. Đó có thể chưa phải là điều mà người tiêu dùng muốn nghe. Liệu bạn có bực mình khi đặt hàng viết quảng cáo mà chuyên gia đó lại đặt ra quá nhiều câu hỏi theo bạn là không cần thiết hay không? Sai lầm này của bạn bắt nguồn chính từ việc muốn thuyết phục anh ta viết theo ý mình. Trên thực tế, các chuyên gia thường đặt ra các câu hỏi để xem xét sản phẩm ở mọi khía cạnh, từ đó họ mới đưa ra những thông điệp phù hợp được với đại đa số người dùng. Về bản chất, sự hiểu biết của các chuyên gia viết quảng cáo cũng giống như khách hàng, họ đều không biết rõ về sản phẩm. Nhưng những thông tin mà khách hàng muốn biết nhất là: Liệu công ty cung cấp dịch vụ có mặt ngay khi khách hàng cần hay lại bắt khách hàng chờ đợi?
– Nguyên nhân thứ hai: Các hình thức quảng cáo không mang lại kết quả mong muốn.
Giải pháp: Chú trọng hơn đến ngân sách và tần suất quảng cáo.
– Nguyên nhân thứ ba : Sử dụng một phương pháp đã lỗi thời cho một sản phẩm phổ biến và cho một kiểu đối tượng khách hàng quen thuộc.
Giải pháp: Mở rộng mô hình kinh doanh để tìm kiếm các khách hàng mới hoặc bán các dịch vụ gia tăng cho các khách hàng hiện tại. Thường những doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công nhất lại rất hay kêu ca về lượng lưu chuyển hàng hóa thấp, dẫn đến giảm khả năng tăng trưởng của họ. Điều này khá dễ hiểu, bởi họ tập trung quá mức cho một loại mặt hàng và cũng chỉ giao dịch với các khách hàng quen thuộc; bên cạnh đó họ lại không tìm ra phương thức đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm cũng như hướng tới việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Điều đó đã dẫn tới tình trạng bão hòa về nhu cầu và tất yếu sẽ làm giảm sút khả năng tăng trưởng của một doanh nghiệp
Xem thêm: Mẫu tờ khai thuế GTGT tạm nộp trên doanh số kinh doanh ngoại tỉnh– Nguyên nhân thứ tư: Danh tiếng của công ty bạn đang đi xuống hoặc sản phẩm của công ty bạn không còn hợp thời.
Giải pháp: Tự đổi mới sản phẩm, sau đó đưa chúng trở lại với thị trường.
Việc một sản phẩm đã sử dụng một mẫu mã, kiểu dáng trong một thời gian lâu dài cũng ảnh hưởng đến việc giảm doanh số bởi lẽ việc sử dụng một kiểu dáng khách hàng sẽ cho rằng đây là sản phẩm cũ và không có tính nghệ thuật. Khách hàng bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng họ cũng rất quan tâm đến hình thức mẫu mã chính vì vậy phải có sự làm mới sản phẩm để bắt mắt khách hàng
Phương pháp thúc đẩy doanh số bán hàng
– Bán hàng cho những khách hàng ở cấp bậc cao hơn
Đa phần việc lựa chọn khách hàng dành cho người không chuyên là lựa chọn những khách hàng dễ tính trong việc mua bán nhưng những khách hàng đó thường sẽ mua với giá trị nhỏ lẻ không thể đáp ứng doanh thu. Chính vì vậy, việc cố gắng tiếp xúc và bán hành cho khách cấp cao hơn có thể kiến mức doanh thu cao hơn bởi lẽ họ có thể lựa chọn mua được những sản phẩm có giá trị cao hơn rất nhiều để sử dụng.
Việc những khách hàng cao cấp mau hàng không chỉ để dùng mà họ còn mua để đáp ứng vào công việc nên khi nắm bắt được cơ hội thì bán hàng cho khách cấp cao có thể là một lựa chọn giúp tăng doanh số
– Tập trung vào mục tiêu và thách thức
Nhân viên bán hàng hay mắc phải là nâng tầm sản phẩm của mình lên quá cao, mà không để ý đến những khách hàng sử dụng muốn gì và đã đạt được gì đối với sản phẩm của mình. Thay vì tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm mà các nhân viên thường dùng khi mô tả sản phẩm thì hãy thử đặt ra những câu hỏi đến khách hàng để hiểu những gì khách hàng muốn đạt được khi mua hàng và sử dụng, những khó khăn họ phải vượt qua khi sử dụng sản phẩm đó. Việc trò chuyện tìm hiểu khách hàng càng sâu, quan tâm đến việc khách hàng sử dụng sản phẩm của mình bán như thế nào cũng là một lợi thế giữ khách và có tiềm năng được giới thiệu khách hàng mới rất cao
Xem thêm: Quy định doanh số làm điều kiện trả lương đúng hay sai?– Tìm hiểu ngân sách của khách hàng
Nhân viên bán hàng thường ra giá của họ trước khi tìm hiểu ngân sách của khách hàng tiềm năng bởi lẽ giá sản phẩm đã được niêm yết khi chào bán ra thị trường nhưng nếu người bán hàng có thể tìm hiểu về ngân sách khách hàng sẽ đầu tư trước để có thể phát triển một giải pháp tùy chỉnh cung cấp giá trị tối đa cho khách hàng như cung cấp sản phẩm trong tầm giá của khách hàng và công ty cũng đang có mặt hàng đó. Khi đã nắm bắt được tâm lý và mong muốn của khách hàng thì việc xem xét, lựa chọn sản phẩm hợp lý giới thiệu đến khách hàng để khách hàng quyết định mua là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc cần làm đó là điều chỉnh giá với khách hàng tới khi hai bên đồng ý. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiềm năng ngan sách của khách hàng không đảm bảo sản phẩm thì lựa chọn việc dừng lại giao dịch là hợp lý để không mất thời gian của cả hai bên
– Cung cấp ba sự lựa chọn cho khách hàng tiềm năng
Các đề nghị bán hàng điển hình thường chỉ cung cấp một lựa chọn cho khách hàng tiềm năng chứ không đưa ra nhiều lựa chọn khác. Như vậy người bán hàng sẽ bỏ lỡ một cơ hội rất lớn trong việc chào bán những mặt hàng khác. Một người có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp sẽ hiểu được việc mình phải cung cấp những lựa chọn gì cho khách hàng tiềm năng của mình thay vì chỉ cung cấp một lựa chọn, để có thêm tiềm năng thì nên cung cấp các lựa chọn khác nhau cho khách hàng xem xét.
Thứ nhất nên xem xét đưa ra lựa chọn ở mức đầu tư thấp nhất để đạt được kết quả mong muốn của khách hàng, lựa chọn thứ hai là đưa ra mức ngân sách cao hơn nhưng cung cấp dịch vụ sẽ tốt hơn đảm bảo được những gì các khách hàng yêu cầu. Lựa chọn thứ ba là xem xét mong muốn của khách hàng để có thể cân bằng đưa ra lựa chọn ở mức trung bình. Bằng cách cung cấp các lựa chọn trên, nhân viên bán hàng sẽ đạt được hai mục đích là loại bỏ được việc khách hàng tìm đến đối thủ cạnh tranh để mua sắm và có thêm một cơ hội đạt được doanh thu cao nếu khách hàng chọn phương án mới mà mình đã đưa ra cho khách hàng
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn xin giảm doanh số bán hàng và một số vấn đề khác liên quan đến doanh số bán hàng!
Từ khóa » Giấy đề Nghị Giảm Giá Hàng Bán
-
Mẫu Công Văn Đề Nghị Giảm Giá Hàng Bán? Công ...
-
Mẫu Đề Nghị Xin Giảm Giá Hàng Bán
-
Mẫu Công Văn Giảm Giá Cho Khách Hàng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Đề Nghị Xin Giảm Giá Hàng Bác .pdf - Free Download
-
Mẫu Đề Nghị Giảm Giá Hàng Bác .pdf - Free Download
-
Quy Trình định Khoản Giảm Giá Hàng Bán Theo Thông Tư 200 - TT 133
-
Mẫu Biên Bản Thỏa Thuận Giảm Giá Hàng Bán Mới 2022 - Luật ACC
-
Hướng Dẫn Viết Mẫu Công Văn Giảm Giá Cho Khách Hàng - Luật ACC
-
Cách Viết Hóa đơn Giảm Giá Hàng Bán Theo Mẫu - Kê Khai Thuế GTGT
-
Cách Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán Theo TT 133 Và TT 200
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Mẫu Thông Báo Tăng Giá Sản Phẩm Chuyên Nghiệp Gửi Khách Hàng