Mẫu đơn Xin Giảm Trừ Gia Cảnh 2022 - Tải Về File - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư X, nhà tôi có đứa có đã đủ 18 tuổi nhưng bị thương tật do vụ tai nạn giao thông và mất khả năng lao động thì có thể làm đơn xin miễn trừ gia cảnh không? Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh viết như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với các thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định pháp luật của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Vậy đơn miễn trừ gia cảnh là gì? Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh là gì?
Đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh là mẫu đơn hành chính do cá nhân, hộ gia đình lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Việc ghi nhận quyền được giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế thuế thu nhập cá nhân là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đảm bảo công bằng cho đối tượng nộp thuế.
Đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh là văn bản ghi nhận những thông tin của cá nhân, hộ gia đình và lời đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận giảm trừ gia cảnh. Đồng thời đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh còn làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc xác nhận giảm trừ gia cảnh theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
Mẫu đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh 2022
Download [162.00 B]
Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh
Phần kính gửi thì yêu cầu người làm đơn sẽ ghi cụ thể cơ quan có thẩm quyền xác nhận giảm trừ gia cảnh.
Phần thông tin của cá nhân, hộ gia đình yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết , rõ ràng những thông tin cá nhân cần thiết nhất.
Người làm đơn trình bày về hoàn cảnh dẫn tới quyết định làm đơn xin xác nhận của người làm đơn, ví dụ, người làm đơn có ủy quyền cho một chủ thể nộp thuế thu nhập cá nhân cho người làm đơn, tuy nhiên, số tiền mà người này thông báo cho người làm đơn lại khác với số tiền những đợt trước nên người làm đơn nghi ngờ về tính chính xác của những thông tin mà người này đã cung cấp cho người làm đơn. Do vậy, người làm đơn cần xin xác nhận của chi cục thuế về những khoản giảm trừ gia cảnh mà người làm đơn được trừ trong đợt thuế này để xác định số thuế mà người làm đơn phải nộp có giống như thông báo của người đã nộp thuế không
Phần lý do thì người viết đơn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp.
Giảm trừ cho người phụ thuộc
Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định. Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế, thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Trường hợp người nộp thuế thuộc diện ủy quyền quyết toán chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế cũng được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, khi người nộp thuế thực hiện quyết toán uỷ quyền và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập.
Người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, được trả thu nhập từ tiền lương, tiền công từ trụ sở chính khác tỉnh, thì có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, hoặc đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
Trường hợp người lao động đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, thì đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có trách nhiệm chuyển hồ sơ chứng minh người phụ thuộc của người lao động về trụ sở chính. Trụ sở chính có trách nhiệm rà soát, lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
Trường hợp cá nhân thay đổi nơi làm việc thì vẫn phải thực hiện việc đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế, hồ sơ bao gồm: Bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu số 07/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm g Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Cụ thể: Đối với con dưới 18 tuổi, hồ sơ chứng minh là bản chụp giấy khai sinh và bản chụp chứng minh nhân dân (nếu có); con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm bản chụp giấy khai sinh và bản chụp chứng minh nhân dân (nếu có), bản chụp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Con đang theo học tại các bậc học hồ sơ chứng minh gồm, bản chụp giấy khai sinh, bản chụp thẻ sinh viên, hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường, hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp chứng minh nhân dân; bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc bản chụp giấy chứng nhận kết hôn.
Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp chứng minh nhân dân; giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các cá nhân khác, hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên, thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn, hoặc chỉ cần tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
Trường hợp người phụ thuộc do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng phải lấy xác nhận của UBND xã, phường nơi người phụ thuộc cư trú theo mẫu số 07/XN-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Trường hợp cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập, thì cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc theo hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập tổng hợp theo phụ lục bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh mẫu số 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính và nộp cho cơ quan thuế theo quy định./.
Mẫu đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Download [162.00 B]
Có thể bạn quan tâm
- Thu nhập từ chứng khoán có phải đóng thuế không?
- Cách tính thuế khi bán cổ phiếu theo quy định hiện nay
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022
- Các khoản thu nhập không chịu thuế TNDN theo quy định 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; công văn xin tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức giảm trừ gia cảnh?
Mức giảm trừ gia cảnh được quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, cụ thể như sau
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh giảm cho chình người nộp thuế như thế nào?– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.– Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » đơn Xin Giảm Trừ Gia Cảnh
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Giảm Trừ Gia Cảnh Và Hướng Dẫn Mới Nhất 2022
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Mẫu đơn Xin Giảm Trừ Gia Cảnh Mới Nhất
-
Mẫu đơn Xin Giảm Trừ Gia Cảnh Thuế TNCN Mới Năm 2022
-
Đơn Xin Xác Nhận Giảm Trừ Gia Cảnh - Biểu Mẫu - Pháp Luật
-
Mẫu 20 Giảm Trừ Gia Cảnh Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Thu Nhập Dưới 1 Triệu đồng 1 Tháng
-
Cách Viết đơn Xin Giảm Trừ Gia Cảnh Mẫu Mới Nhất
-
Mẫu đơn Xin Miễn Giảm Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Năm 2022
-
Tải Mẫu đơn Xin Xác Nhận Giảm Trừ Gia Cảnh
-
Mẫu 20-ĐK-TCT Tờ Khai đăng Ký Người Phụ Thuộc Giảm Trừ Gia Cảnh
-
Mẫu 07/XN-NPT-TNCN Bảng Kê Khai Người Trực Tiếp Nuôi Dưỡng
-
Mẫu đơn Xin Giảm Trừ Gia Cảnh - 123doc
-
Đăng Ký Người Phụ Thuộc (NPT) Giảm Trừ Gia Cảnh đối Với Cá