Mẫu đơn Xin Nghỉ Chế độ Thai Sản Mới Nhất 2022 - VuiApp

Đơn xin nghỉ chế độ thai sản là mẫu đơn mà nữ lao động nên sớm thực hiện khi có kế hoạch sinh em bé. Bạn sẽ dựa vào đó để sớm tìm hiểu quy định trong luật ban hành liên quan. Đây cũng là cách giúp chủ động hơn trong việc dự tính các mốc thời gian.

Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản của nhân viên cùng những kiến thức về chế độ thai sản được vuiapp.vn tổng hợp. Hãy theo dõi để nắm được những thủ tục cần thiết cũng như đảm bảo quyền lợi của bản thân theo quy định của pháp luật nhé.

Mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

ĐƠN XIN NGHỈ VỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:

- Ban Giám đốc Công ty …………

- Phòng hành chính nhân sự

- Trưởng bộ phận …………..………

Tên tôi là:…………………........……..………......……………Sinh ngày…………………….

Chức vụ:…………………………….........................….. Vị trí công tác:…………………….

Số CMTND:...................................... Ngày cấp................................ Nơi cấp....................

Địa chỉ hiện tại:...................................................................................................................

Hiện nay, tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Ngày dự kiến sinh là…..

Để đảm bảo sức khỏe và có thời gian chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày...../..../....đến ngày....../…../…..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho…….................... hiện đang công tác tại…................

Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, tôi cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời hạn và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của Giám đốc

..........., ngày.....tháng.....năm......

Người làm đơn

Những điều cần biết khi xin nghỉ chế độ thai sản

Để việc xin nghỉ chế độ thai sản có ý nghĩa, cần tìm hiểu trước điều luật. Đây đều là những quy định quan trọng được nhà nước ban hành. Chúng có tác động trực tiếp đến quyền lợi của lao động nữ sắp tới kỳ sinh nở.

Đối tượng áp dụng

Khi xin nghỉ chế độ thai sản cần tự hỏi mình thuộc đối tượng áp dụng không. Bởi lẽ, nếu không cùng diện nêu ra trong luật, việc chuẩn bị sẽ trở nên vô nghĩa. Nhân viên nên đọc điều 31, luật BHXH 2014 và thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Bạn cần đối chiếu với luật để biết mình có thuộc diện hưởng chế độ không

Trong đó, luật đã nêu rõ 6 trường hợp được hưởng chế độ. Hãy tìm hiểu để biết có phải làm mẫu đơn xin nghỉ thai sản của nhân viên không nhé.

- Lao động là nữ và đang trong giai đoạn mang thai.

- Người lao động nữ trong thời kỳ chuyển dạ, sinh con.

- Lao động nữ thực hiện nhiệm vụ mang thai hộ và đối tượng đi nhờ mang thai hộ.

- Công nhân viên nhận nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

- Đối tượng đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biện pháp triệt sản.

- Lao động là nam giới, đang tham gia bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con.

Thời điểm nộp đơn

Thời điểm nộp đơn cũng là điều rất quan trọng, cần sớm tìm hiểu từ trước. Bạn nên căn cứ vào đó để viết và gửi đơn xin nghỉ chế độ thai sản kịp thời, mới nhất.

Tùy vào tình hình sức khỏe nên chủ động điền đơn xin nghỉ từ sớm

Về mặt lý thuyết, lao động nữ không bắt buộc thông báo chính xác thời gian sinh con. Tuy nhiên, việc này được khuyến khích thực hiện. Mục đích là để đảm bảo quyền lợi và hài hòa trong mối quan hệ giữa hai bên.

Nó đồng nghĩa với việc nhân viên nên chủ động viết đơn, gửi ban lãnh đạo từ sớm. Công ty có đủ thời gian phê duyệt và chuẩn bị người thay thế tạm thời. Lao động nữ cũng sớm được hỗ trợ các thủ tục về quyền lợi nghỉ ngơi, BHXH.

Thời gian hưởng chế độ theo quy định pháp luật

Thông tin này sẽ được điền sau khi viết đơn xin nghỉ chế độ thai sản. Pháp luật nhà nước đã quy định rất rõ khoản này. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng điều 32, 33 và 34 luật BHXH năm 2014.

Dựa trên tình hình sức khỏe để sắp xếp thời gian nghỉ thai sản hợp lý

- Lao động nữ được quyền nghỉ tối đa 5 lần, phục vụ cho việc khám thai. Mỗi lần có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày tùy theo nhu cầu và tình huống.

- Quy định cũng nêu rõ chế độ được hưởng với người nạo/phá thai do nguyên nhân bệnh lý. Số ngày nghỉ để hồi phục tương đương với tuần tuổi của thai nhi. Thông thường sẽ tính trong khoảng 10 – 50 ngày, bao gồm cả lễ Tết.

- Tổng thời gian được nghỉ và hưởng chế độ là 6 tháng. Nó bao gồm lúc trước và sau sinh của lao động nữ đó. Cụ thể hơn, người mẹ được tạm dừng công việc sau sinh em bé 4 tháng.

Như vậy, bạn nên viết đơn xin nghỉ chế độ thai sản từ trước thời điểm trên nếu có dự tính. Việc này khá linh hoạt, giúp sức khỏe của người mang thai và bé đặt lên hàng đầu.

- Trong trường hợp sinh hai hoặc ba, số ngày nghỉ được kéo dài hơn. Tính từ đứa trẻ thứ hai, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.

- Sau khi kết thúc giai đoạn trên và chưa thấy sức khỏe ổn định có thể gia hạn tiếp. Áp dụng 5, 7 và 10 ngày với lần lượt các đối tượng tương ứng. Đó chính là lao động nữ sinh thường, sinh mổ và đẻ đôi trở lên.

Mục cần điền trong mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản

Sau khi tìm hiểu quy định, bạn nên bắt tay vào download mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản. Mỗi đối tượng sẽ có form điền khác nhau. Tuy nhiên, vẫn gồm rất nhiều sự tương đồng, nên được chuẩn bị trước. Qua đó, độc giả sẽ hoàn thành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn.

Mẫu đơn nghỉ thai sản cần chứa đầy đủ thông tin cần thiết để sớm được phê duyệt

Các mục cần có

Giải thích

Phần mở đầu

Thể hiện văn bản mang tính chất pháp lý giữa các bên. Người nhận cũng sẽ biết được mục đích ngay khi nhìn vào, bao gồm:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên: Đơn xin phép được nghỉ thai sản.

Bộ phận tiếp nhận

Bạn nên bắt đầu bằng “kính gửi”. Tùy thuộc đơn vị làm việc để có cách gọi tên cho đúng.

- Nếu là giáo viên, người soạn nên đề là phòng giáo dục và đào tạo huyện…, đồng ban giám hiệu.

- Đối với nhân viên, bạn phải ghi rõ ban giám đốc công ty và bộ phận hành chính nhân sự,…

- Đối với người làm công chức, viên chức cần gửi tới thủ trưởng cơ quan quản lý,…

Thông tin cá nhân

Đây là phần đơn giản những không thể thiếu trong mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản.

- Họ tên.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Chức vụ/vị trí.

- Số CMND/ngày cấp/nơi cấp.

- Địa chỉ sinh sống.

Lý do xin nghỉ

- Nêu nguyên nhân muốn nghỉ là do gần đến ngày sinh con.

- Để thuyết phục hơn, bạn nên ghi rõ cả thời điểm chuyển dạ dự kiến.

Thời gian

Để đưa ra khoảng thời gian phù hợp và nên dựa trên:

- Quy định pháp luật.

- Chính sách công ty.

- Tình trạng sức khỏe.

Bạn cũng cần đề rõ theo hai mốc thời điểm với ngày chính xác để người nhận dễ nắm bắt.

Nhiệm vụ bàn giao

Độc giả nên điền thêm mục này vào đơn xin nghỉ chế độ thai sản. Trong đó có nêu thông tin người đảm nhận công việc tạm thời, gồm:

- Họ tên.

- Chức danh.

- Cách liên lạc.

Kết thúc

Phần kết thúc thể hiện sự chuyên nghiệp và mong muốn được ban lãnh đạo cân nhắc đơn xin nghỉ.

- Lời cam kết.

- Bày tỏ sự cảm ơn, ngỏ ý cần sự giúp đỡ.

- Ký tên…

Nhân viên nữ nên sớm tìm hiểu, lên kế hoạch từ trước để việc nghỉ sinh diễn ra thuận lợi. Qua đó, bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi cùng cam kết từ phía quản lý nhân sự. Vuiapp.vn hy vọng độc giả cảm thấy hữu ích với mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản mà chúng tôi đã chia sẻ.

Từ khóa » đơn Xin Về Sớm Chế độ Thai Sản