Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Quy định về chế độ nghỉ phép của cán bộ công chức
- Khi nào công chức nghỉ việc riêng không hưởng lương?
- Không nghỉ hết phép, công chức có được thanh toán tiền?
- Công chức được trả tiền đi lại, phụ cấp đi đường?
- Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức thì chế độ nghỉ phép, nghỉ có hưởng lương của cán bộ công chức sẽ tương đương với với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật lao động. Và để được chấp thuận nghỉ phép năm, cán bộ công chức phải viết đơn và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt.
Ở trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức và hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép.
Quy định về chế độ nghỉ phép của cán bộ công chức
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định về nghỉ ngơi như sau: Cán bộ công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động. Nếu do yêu cầu nhiệm vụ, công việc cán bộ công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, những ngày được nghỉ hưởng nguyên lương của cán bộ công chức được xác định:
Người lao động làm việc từ đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng như sau:
– 12 ngày làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
– 14 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm, người lao động chưa thành niên, người lao động là người khuyết tật.
– 16 ngày đối với người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm giảm theo tỉ lệ tương ứng số tháng làm việc. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì ngày nghỉ hàng năm sẽ tăng thêm tương ứng 01 ngày.
– 03 ngày nghỉ kết hôn
– 01 ngày nghỉ khi con đẻ, con nuôi kết hôn
– 03 ngày nghỉ khi cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi chết.
Về thời gian nộp đơn trước khi xin nghỉ phép: Hiện nay, chưa có nội dung nào của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thời gian báo trước này mà thông thường sẽ do nội quy của từng cơ quan, đơn vị. Thông thường, thời gian báo trước phải đảm bảo từ 2 – 3 ngày để có thể thu xếp công việc trước khi nghỉ.
Việc xin nghỉ phép phải được thực hiện theo quy trình theo nội quy của cơ quan, đơn vị nhưng chủ yếu sẽ thực hiện như sau:
– Cán bộ, công chức viết đơn xin nghỉ phép
– Chuyển đến trưởng phòng hoặc cấp trên trực tiếp có thẩm quyền phê duyệt.
– Sau khi phê duyệt sẽ chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị để duyệt.
Trải qua những bước cơ bản này và được duyệt thì cán bộ, công chức mới được nghỉ phép theo đúng quy định.
Khi nào công chức nghỉ việc riêng không hưởng lương?
Theo quy định của Bộ luật Lao động nêu trên, công chức nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép năm và 03 trường hợp nghỉ việc riêng do kết hôn; con đẻ, con nuôi kết hôn; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi… chết thì được hưởng nguyên lương.
Riêng trường hợp ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động (căn cứ khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Ngoài ra, công chức còn có thể thỏa thuận với cơ quan, đơn vị để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương của công chức. Nếu thỏa thuận được với cơ quan thì công chức có thể được nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận.
Không nghỉ hết phép, công chức có được thanh toán tiền?
Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì công chức còn được: Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo đó, công chức được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết ngày nghỉ nhưng phải do yêu cầu nhiệm vụ.
Không chỉ vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011 của Bộ Tài chính, công chức được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho công chức nghỉ phép gồm: Do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Riêng trường hợp công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Do đó, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì phải do yêu cầu của nhiệm vụ, công chức mới được trả lương và thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Còn các trường hợp khác thì sẽ không được thanh toán tiền.
Công chức được trả tiền đi lại, phụ cấp đi đường?
Về tiền đi lại, tiền phụ cấp đi đường của công chức khi nghỉ phép năm, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC. Cụ thể, các đối tượng được thanh toán khoản tiền này gồm:
– Công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên và có đủ điều kiện được nghỉ phép năm;
– Công chức là người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi có đủ điều kiện được nghỉ phép năm;
– Công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được Thủ trưởng cơ quan đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ, chồng, con, cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức
Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức không được quy định tại các văn bản pháp luật nên cán bộ, công chức phải tự viết đơn xin nghỉ của mình. Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị trong nội quy sẽ có quy định về mẫu đơn xin nghỉ phép. Vì thế, tùy từng môi trường làm việc, tùy từng cơ quan, đơn vị mà cán bộ công chức tự viết hoặc sử dụng mẫu sẵn có.
Nếu trong trường hợp tự viết đơn, quý vị có thể viết đơn xin nghỉ phép thì có thể viết theo hướng dẫn như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
– Kính gửi: thường sẽ là người lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc là người cần phải xin phép. Ví dụ như kính gửi Chủ tịch UBND… , Kính gửi trưởng phòng Tư pháp Hộ tịch.
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, chức vụ, bộ phận công tác.
– Thời gian xin nghỉ: Từ ngày nào đến ngày nào
– Lý do xin nghỉ phép. Ví dụ: Nghỉ để kết hôn…
– Người tiếp nhận bàn giao, phụ trách công việc trong thời gian nghỉ phép (lựa chọn người trong cùng bộ phận công tác).
– Xác nhận của trưởng phòng, người cấp trên trực tiếp.
– Chữ ký của cán bộ công chức làm đơn xin nghỉ phép
Ngoài những nội dung trên, trong đơn xin nghỉ phép quý vị có thể ghi rõ những nội dung công việc bàn giao trong thời gian nghỉ phép.
Dưới đây, Luật Hoàng Phi gửi đến quý vị mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức để quý vị có thể hình dung rõ hơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi: ………………………………………………………………………….
Tôi tên là: ………………………………………… Nam/ Nữ: …………………
Ngày/ Tháng/ Năm sinh: ……………………………… Tại: …………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác: ………………………………………………………………….
Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này xin phép …………… cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..
Lý do xin nghỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho ………………………
Tại phòng …………………………………………………………………………
Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.
Kính mong …………………………… giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
….., ngày….tháng….năm
Xác nhận của Trưởng phòng Người làm đơn
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trên đây là nội dung bài viết mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.
Từ khóa » đơn Xin Nghỉ Phép Năm Của Viên Chức
-
Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức Chuẩn Nhất, Mới Nhất
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Mới
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức
-
Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ, Công Chức Chuẩn Nhất, Mới Nhất
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép, Nghỉ Việc, Nghỉ Học Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức đúng Quy định - JES
-
6 Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Năm Mới Nhất Và Thông Dụng Nhất
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Mới Nhất Cho Công Chức, Công Nhân, Học ...
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức
-
Tổng Hợp Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Với Lý Do Thuyết Phục Nhất
-
Tải Xuống Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Năm 2022 - Luật Sư X
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép đơn Giản Năm 2022 - Luật Sư X
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép Của Hiệu Trưởng Mới Năm 2022 - Luật Sư 247