Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản - Công Ty Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn về xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
- 2. Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
- 2.1 ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
- 3. Tư vấn hưởng chế độ thai sản khi công ty không đóng bảo hiểm
- 3.1 Thứ nhất, về nghĩa vụ đóng BHXH của công ty mới
- 3.2 Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ thai sản
- 3.3 Thứ ba về thủ tục hưởng thai sản
1. Tư vấn về xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
Chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội, bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Bảo hiểm thia sản ngoài chức năng hỗ trợ thu nhập cho người lao động khi công việc bị gián đoạn còn góp phần quan trọng đến việc chăm sóc sức khỏ cho người lao động và trẻ em.
Vậy quy trình, thủ tục, cách soạn thảo đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật là như thế nào? Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ, bạn hãy liên hệ công ty Luật Minh Gia chúng tôi, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:
+ Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản ;
+ Nội dung đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản ;
+ Trình tự, thủ tục, quy trình nộp đơn xin nghỉ chế độ thai sản ;
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
TÊN CƠ QUAN …………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------------------- |
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Kính gửi:…………………
Tên tôi là:………………….......………Sinh ngày……………………..
Chức vụ:…………………………..….. Vị trí công tác:…………………
Số CMTND:.................. Ngày cấp........................... Nơi cấp..............
Địa chỉ hiện tại:....................................................................................
Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sức khỏe, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.
Thời gian xin nghỉ từ ngày...../..../20.....đến ngày....../…../20…..
Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho……..………hiện đang công tác tại…...................
Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của Giám đốc | Hà Nội, ngày.....tháng.....năm...... Người làm đơn ..... |
---
3. Tư vấn hưởng chế độ thai sản khi công ty không đóng bảo hiểm
Câu hỏi:
Tôi đã tham gia BHXH từ tháng 11/201x đến nay. Tôi định chuyển sang 1 công ty khác, tuy nhiên hiện nay tôi đang mang bầu được 7 tháng. Công ty mới của tôi hiện nay chưa đóng BHXH cho người lao động. Nếu như tôi chuyển sang cty đó thì có được hưởng chế độ thai sản không? Và khi đó việc giải quyết chế độ thai sản cho tôi có phức tạp không? Và làm thủ tục như thế nào để được chế độ thai sản?
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về nghĩa vụ đóng BHXH của công ty mới
Hiện nay Luật bảo hiểm xã hội 2014 Điều 21 quy định trách nhiệm của người lao động là:
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”
Ngoài ra còn có:
“4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”
Như vậy, trách nhiệm của công ty mới của bạn là phải đóng BHXH cho người lao động, bao gồm cả bạn. Khi bạn chấm dứt hợp đồng với công ty cũ đúng pháp luật thì sổ bảo hiểm xã hội của bạn sẽ được bảo lưu. Sang đến công ty mới, công ty này có nghĩa vụ làm thủ tục báo tăng lao động và đóng BHXH cho người lao động. Nếu ở công ty mới bạn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể được hưởng chế độ thai sản tại công ty mới. Nếu công ty mới không đóng BHXH cho bạn là đã vi phạm quy định pháp luật theo Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 31 quy định như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”
Bạn chuẩn bị sinh con, đã đóng bảo hiểm đến nay được gần 4 năm. Nếu khoảng thời gian đóng bảo hiểm này không bị ngắt quãng, đảm bảo được điều kiện là bạn có thời gian đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì về cơ bản bạn đáp ứng được điều kiện tại Điều 31 để hưởng chế độ thai sản. Cần lưu ý, căn cứ theo Khoản 4 Điều 31 nói trên, dù bạn đã nghỉ việc tại công ty cũ nhưng bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản tại công ty cũ. Tóm lại, bạn có khả năng được hưởng chế độ thai sản ở cả công ty mới và công ty cũ nhưng sẽ cần đáp ứng điều kiện trên.
Thứ ba về thủ tục hưởng thai sản
Trong trường hợp bạn muốn đảm bảo được hưởng chế độ thai sản ở công ty cũ, hồ sơ và thủ tục sẽ bao gồm:
- Sổ BHXH
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (theo mẫu)
Nơi nộp là bộ phận 1 cửa cơ quan BHXH tại quận mà công ty cũ đặt trụ sở. Cơ quan BHXH sẽ thụ lý hồ sơ và hoàn tất thủ tục hưởng chế độ thai sản cho bạn.
Nếu bạn vẫn muốn được hưởng chế độ thai sản tại công ty mới trong khi công ty mới không trả BHXH cho bạn thì bạn có thể khiếu nại lên thanh tra lao động hoặc cùng công ty mới tiến hành hòa giải với hòa giải viên lao động hoặc bạn có thể khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, phương án này tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí trong khi thời điểm bạn cần hưởng chế độ thai sản sắp tới gần.
Từ khóa » đơn Xin Nghỉ Thai Sản Là Gì
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Thai Sản Cho Người Lao động Mới Nhất
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mới Nhất 2022
-
Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Thai Sản Mới Nhất 2022
-
Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Cần Thiết Cho Lao động Nữ Sắp Sinh Con
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Cho Người Lao động Mới Năm 2022 - Luật Sư X
-
Đơn Xin Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Thai Sản Mới Nhất 2022 - Luật Sư X
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Có Những Thông Tin Cơ Bản Nào?
-
Cách Viết Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Thai Sản 2022
-
Thủ Tục Xin Nghỉ Thai Sản Sớm Cho Người Lao động - Luật Long Phan
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Thai Sản, đơn Xin Nghỉ Làm Hưởng Chế độ Thai Sản
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh, Sau Thai Sản Năm 2022
-
Tôi Cần Nộp đơn Xin Nghỉ Thai Sản Sớm Trước Bao Nhiêu Ngày?
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Thai Sản Trong Doanh Nghiệp [Tải Miễn Phí]