Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Mới Nhất - Luật Trí Nam

Mẫu đơn xin nghỉ việc thông dụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____*****____

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty cổ phần từ 1 đến 100

Tên tôi là: Nguyễn Văn A

Sinh ngày

Số CMND số

Chức vụ: Nhân viên kinh doanh

Phòng ban: Phòng kinh doanh

Tôi được công ty tuyển dụng làm việc hơn 01 năm và đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời bản thân tôi rất biết ơn công ty đã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong công việc. Tuy nhiên do cần thay đổi nơi sinh sống nên tôi làm đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi được thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày ...

Lý do xin thôi việc: Do gia đình tôi thay đổi nơi ở từ Hà Nội về quê nên tôi xin được thôi việc công ty để chuyển công tác về quê.

Trong thời gian còn lại làm việc tại Công ty tôi cam kết:

Sẽ hoàn thành các công việc được công ty giao theo tinh thần tận tâm, nghiêm túc.

Bàn giao đầy đủ công việc, tài liệu, tài sản của công ty theo đúng chỉ đạo của Ban lãnh đạo.

Tôi rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận yêu cầu xin thôi việc của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu đơn xin nghỉ việc không hưởng lương

Nghỉ việc không hưởng lương là đề xuất nghỉ việc trong một thời gian xác định, kết thúc thời gian này người lao động sẽ quay trở lại làm việc theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng lao động. Vì vậy xin nghỉ việc không hưởng lương không phải là xin thôi việc, đây là một dạng yêu cầu tạm ngừng hợp đồng lao động có thời hạn từ người lao động. Do đó nội dung đơn xin nghỉ việc tạm thời như sau

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____*****____

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty cổ phần từ 1 đến 100

Tên tôi là: Nguyễn Văn A

Sinh ngày

Số CMND số

Chức vụ: Nhân viên kinh doanh

Phòng ban: Phòng kinh doanh

Hiện tại gia đình tôi có việc đột xuất nên tôi cần phải về quê chăm sóc người thân. Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị cho tôi được nghỉ việc không hưởng lương từ ngày … đến ngày …

Lý do xin nghỉ việc: Do gia đình có người phải điều trị trong bệnh viện dài ngày, gia đình lại neo người nên tôi phải xin nghỉ việc để về quê lo công việc.

Tôi đã báo cáo nội dung xin nghỉ việc tới Ông Trần Văn B – Trưởng phòng kinh doanh. Tôi sẽ bàn giao lại công việc cho người được ban lãnh đạo công ty chỉ định thực hiện công việc thay tôi, đồng thời hỗ trợ người này triển khai công việc để không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc tôi quản lý.

Tôi rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận yêu cầu xin nghỉ việc của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG PHÒNG NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời của cán bộ công viên chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ

Kính gửi:

- Hiệu trưởng ....

- Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính;

Tên tôi là: …

Chức vụ: …

Hiện công tác tại:…

Kính đề Ban giám đốc công ty/ Ban giám đốc cơ quan, Trưởng Phòng TC-HC và cho tôi nghỉ ….. (lý do)…..

Thời gian nghỉ: ngày (Từ ngày …… …..đến ngày ………..)

Nơi nghỉ: …

Điện thoại liên hệ khi cần: …..

Đề nghị Hiệu trưởng giải quyết theo nguyện vọng trên.

Xin trân trọng cảm ơn./.

..., ngày tháng năm

HIỆU TRƯỞNG PHÒNG TC-HC TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Lý do xin thôi việc nào hợp lý?

Lý do thôi việc chính đáng là những lý do hợp lý theo hoàn cảnh thực tế và dễ để được người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động được nghỉ việc. Lý do xin nghỉ việc có thể là:

  • Hoàn cảnh gia đình khiến người lao động không thể tiếp tục làm việc tại đơn vị như đã thỏa thuận.
  • Cần thời gian đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và không thể tập trung cho công việc.
  • Do công ty thay đổi lại thỏa thuận làm việc dẫn đến địa điểm làm việc, thời gian làm việc hoặc chế độ đãi ngộ của người lao động bị ảnh hưởng.
  • Điều kiện sức khỏe của người lao động không đủ để tiếp tục công việc.
  • Công ty không giải quyết chế độ cho người lao động đúng thỏa thuận ví dụ: Nợ lương, chậm lương, nợ thưởng, không đóng bảo hiểm xã hội,…
  • Công ty vi phạm quy định về sử dụng lao động.

Quy trình xin nghỉ việc của người lao động bao gồm

  • Bước 1: Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc cho công ty trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Bước 2: Người lao động triển khai công việc bình thường đến khi nghỉ việc. Đống thời thực hiện việc bàn giao công việc, tài sản lại cho người khác theo đúng chỉ đạo của công ty.
  • Bước 3: Công ty thực hiện việc giải quyết các chế độ lương, thưởng, chốt bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Bước 4: Công ty ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc biên bản thanh lý hợp đồng lao động cho người lao động.
  • Bước 5: Trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi hoàn tất thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước?

Theo quy định khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 dưới đây, người lao động không phải báo trước khi nghỉ việc:

  1. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
  2. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
  3. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  4. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc khi có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  5. Đủ tuổi nghỉ hưu;
  6. Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm, điều kiện, thời giờ, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
  7. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Điều kiện xin thôi việc của người lao động

Theo Bộ luật lao động mới thì người lao động có quyền xin nghỉ việc tại công ty khi đảm bảo các điều kiện sau:

✔ Người lao động xin nghỉ việc theo thỏa thuận ký kết tại Hợp đồng lao động, hoặc thỏa mãn điều kiện xin nghỉ việc quy định tại Thỏa ước lao động tập thể, quy chế quản lý lao độngc ủa công ty.

Ví dụ: Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, Hai bên thỏa thuận quyền xin nghỉ việc của người lao động trong các trường hợp cụ thể mà nay điều kiện này đã xảy ra.

✔ Người lao động xin nghỉ việc bằng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đã thực hiện nghĩa vụ thông báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

  1. Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  2. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  3. Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  4. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là chia sẻ của Luật sư quy định về xin nghỉ việc và xin nghỉ việc riêng. Chúc các bạn thành công!

Dịch vụ hữu ích

>> Dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài

>> Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội

Từ khóa » Cách Viết đơn Xin Nghỉ Phép ở Công Ty