Mẫu đơn Xin Sao Lục Hồ Sơ địa Chính Và Hướng Dẫn Soạn Thảo Chi ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin sao lục hồ sơ địa chính là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin sao lục hồ sơ địa chính: 
  • 3 3. Hướng dẫn làm đơn xin sao lục hồ sơ địa chính: 
  • 4 4. Thông tin pháp lý liên quan về hồ sơ địa chính:
    • 4.1 4.1. Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính:
    • 4.2 4.2. Trường hợp thu hồi đất:
    • 4.3 4.3. Trường hợp được giao đất, cho thuê đất (kể cả thông qua đấu giá quyền sử dụng đất):
    • 4.4 4.4. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất:
    • 4.5 4.5 Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận đã cấp thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo trình tự:

1. Mẫu đơn xin sao lục hồ sơ địa chính là gì?

– Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan …

Mẫu đơn xin sao lục hồ sơ địa chính là mẫu đơn với các nội dung xin sao lục hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Đơn xin sao lục hồ sơ địa chính là văn bản của cá nhân, người sử dụng đất/ đại diện hộ gia đình sử dụng đất gửi đến cơ quan quản lý địa phương xin sao lục hồ sơ địa chính. làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Mẫu đơn xin sao lục hồ sơ địa chính: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

Hà Nội, ngày…tháng…năm ….

ĐƠN XIN SAO LỤC HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân phường…….

Căn cứ Thông tư số: 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;

Tên tôi là: ……

Ngày sinh:../…/….

CMND/ CCCD số : ……  Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp: ……

Hộ khẩu thường trú : ……

Chỗ ở hiện nay: ……..

Điện thoại liên hệ: …

Tôi làm đơn này xin trình bày với quý cơ quan nội dung như sau:

Tôi và gia đình sinh sống cư trú ổn định trên thửa đất số ….. diện tích ……m2, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……. do UBND ….. cấp theo Quyết định số ……./UB ngày …./…/….. Đến năm ……, bố tôi là ông … mất, không để lại di chúc, thửa đất trên là một phần tài sản thừa kế mà ông để lại. Do đó, hiện nay, gia đình tôi mong muốn được thực hiện các thủ tục để chia di sản thừa kế theo quy định.

Vì vậy, tôi làm đơn này xin sao lục hồ sơ địa chính với thửa đất nêu trên để gia đình chúng tôi thực hiện các quyền thừa kế của mình theo quy định pháp luật.

Kính mong quý cơ quan  xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

( Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn làm đơn xin sao lục hồ sơ địa chính: 

– Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn

– Nội dung ( trình bày vấn đề xin sao lục hồ sơ địa chính)

– Kí và ghi rõ họ tên

– Gửi đơn lên UBND

4. Thông tin pháp lý liên quan về hồ sơ địa chính:

Thông tư Số: 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính tại Điều 26. Trình tự, thời gian cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính

4.1. Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính:

Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như sau:

–  Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự:

– Cập nhật thông tin đăng ký và quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

– Cập nhật kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai đối với trường hợp phải đo đạc địa chính;

– Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền;

– Cập nhật thông tin về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận được chứng từ nộp nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản của cơ quan thẩm quyền về việc ghi nợ hoặc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định;

– Quét và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã ký cấp hoặc đã xác nhận thay đổi; trường hợp đăng ký lần đầu và không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện hoặc không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận thì nhập bổ sung thông tin theo quy định đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận;

– Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập hoặc chỉnh lý;

 Nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định như sau:

– Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc đăng ký biến động thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;

– Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;

– Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà người sử dụng đất không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận, đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ theo thẩm quyền.

4.2. Trường hợp thu hồi đất:

Thì căn cứ vào hồ sơ thu hồi đất đã được thực hiện (đã bàn giao đất trên thực địa) để thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính theo trình tự như sau:

–  Chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính thửa đất và chỉnh lý sổ mục kê đất đối với trường hợp thu hồi một phần thửa đất theo diện tích đất đã bàn giao trên thực địa;

–  Xác nhận việc thu hồi vào Giấy chứng nhận đã cấp để lưu; trường hợp thu hồi một phần thửa đất thì quét hoặc sao Giấy chứng nhận đã xác nhận thu hồi đất để lưu;

– Cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính. Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì kiểm tra việc cập nhật thông tin; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã chỉnh lý.

4.3. Trường hợp được giao đất, cho thuê đất (kể cả thông qua đấu giá quyền sử dụng đất):

Thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi đã bàn giao đất trên thực địa theo trình tự:

– Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai cho thống nhất với hiện trạng bàn giao đất trên thực địa;

– Cập nhật thông tin đăng ký từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất đã thực hiện vào sổ địa chính;

– Quét hoặc sao và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã ký để lưu trước khi trao cho người được cấp;

– Kiểm tra việc cập nhật thông tin, trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập đối với nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

4.4. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất:

Thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gắn với quá trình thực hiện thủ tục theo trình tự:

– Cập nhật thông tin về tình trạng mất Giấy chứng nhận vào sổ địa chính sau khi tiếp nhận đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bị mất;

– Quét hoặc sao và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất và cấp lại Giấy chứng nhận trước khi trao cho người được cấp;

– Kiểm tra việc cập nhật thông tin, trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã chỉnh lý đối với nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

4.5 Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận đã cấp thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo trình tự:

Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính gắn với quá trình thực hiện thủ tục theo trình tự:

– Nhập thông tin đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận; quét Giấy chứng nhận đã cấp sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp chưa quét;

– Nhập kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền;

– Quét và nhập bổ sung thông tin cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã được đính chính trước khi trao cho người được cấp;

– Kiểm tra việc cập nhật thông tin, trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập đối với nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

–  Nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện các công việc quy định tại Điểm a Khoản này sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính vào Giấy chứng nhận trước khi trao cho người được cấp.

– Việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với trường hợp quy định tại các Khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này phải hoàn thành trước khi trao Giấy chứng nhận cho người được cấp và trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày ký cấp Giấy chứng nhận hoặc ngày xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ đăng ký đối với trường hợp không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký đất được giao quản lý; đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này phải hoàn thành trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa.

Căn cứ vào Thông tư Số: 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính tại Điều 26. Trình tự, thời gian cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính có thể thấy , pháp luật đã có quy định rõ về các nội dung khác nhau về hồ sơ địa chính, qua đó việc sao lục hồ sơ địa chính cũng phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, Bài viết trên đây của chúng tôi cung cấp cho bạn đọc thông tin về mẫu đơn xin sao lục hồ sơ địa chính, hướng dẫn cách làm đơn và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Từ khóa » đơn Xin Sao Lục Hồ Sơ địa Chính