Mẫu đơn Xin Từ Chức, Xin Thôi Giữ Chức Vụ Mới Nhất Năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin từ chức:
  • 2 2. Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ:
  • 3 3. Quy định việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ công chức công đoàn:
  • 4 4. Quy định về xin từ chức thành viên ban quản trị chung cư:

1. Mẫu đơn xin từ chức:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————– 

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

             Kính gửi(1): ………

Tôi tên:…….

Nghề nghiệp:…….

Chức vụ:…..

Chỗ ở hiện tại:……..

Tôi làm đơn này kính mong(1) …. xem xét cho tôi được từ chức với lý do(4):……….

Kính mong(1)  ……….. xem xét chấp nhận nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

   ………., ngày…tháng…năm…

Kính đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————– 

ĐƠN XIN THÔI GIỮ CHỨC VỤ

             Kính gửi(1): ……………..

Tôi tên:……..

CMND số:………Ngày cấp:……….Nơi cấp:…….

Chỗ ở hiện tại:……..

Hiện tại tôi đang giữ chức vụ(2) ……….., tại(3) …………

Nay tôi làm đơn này kính mong(1) ………. xem xét cho tôi thôi giữ chức vụ(2)

….. kể từ ngày …. tháng …. năm …. với lý do như sau(4):…..

Kính mong Quý cơ quan xem xét chấp nhận nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

………., ngày…tháng…năm…

Kính đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

– Cách viết đơn xin từ chức

(1) Thủ trưởng/Người đại diện theo pháp luật cơ quan/đơn vị đang công tác

(2) Ghi rõ chức vụ đang đảm nhiệm: Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia, trưởng phòng, phó trưởng phòng,…

(3) Ghi tên cơ quan/đơn vị đang công tác, làm việc

(4) Nêu rõ lý do của việc từ chức/thôi giữ chức vụ: Vì lý do cá nhân (gia đình nhà xa, gia đình chuyển nơi sinh sống, vì hoàn cảnh gia đình, vì lý do sức khỏe,…); Vì lý do năng lực (năng lực chuyên môn chưa tốt, chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa phù hợp với vị trí đang đảm nhiệm,…)…

3. Quy định việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ công chức công đoàn:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp: Chủ tịch công đoàn trường tôi vì vi phạm bị kỷ luật (liên quan đến sai phạm về tài chính) với hình thức cảnh cáo. Với vai trò là bí thư chi bộ nhà trường tôi muốn sa thải chức danh chủ tịch công đoàn và bầu nhân sự mới thì các bước cần làm như thế nào. Xin trân trọng cám ơn luật sư!?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật công đoàn 2012 có quy định như sau:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tại Khoản 2 Điều 6 Luật công đoàn 2012 có quy định như sau:

Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo thông tin bạn trình bày thì chủ tịch công đoàn trường có sai phạm về tài chính và bị xử lý vi phạm kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Căn cứ theo các quy định trên thì hoạt động của công đoàn dựa trên Điều lệ công đoàn nên việc thay đổi chủ tịch công đoàn sẽ được thực hiện dựa trên quy định Điều lệ công đoàn.

Về thẩm quyền và quy trình miễn nhiệm như sau:

Tại Khoản 2 Điều 3 Quy định số 260-QĐ/TW  có quy định như sau:

Cấp nào bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó có quyền cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu của từng cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp có thẩm quyền của cấp mình về việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người đứng đầu trong đề xuất, chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ.

Tại Quy định số 260-QĐ/TW có quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác như sau:

– Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm.

– Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng. 

– Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;

– Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.

– Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Quy định về xin từ chức thành viên ban quản trị chung cư:

Tóm tắt câu hỏi:

Dear quý công ty! Hiện tại Chung cư tôi đang ở đã thành lập BQT, đã có QĐ thành lập BQT gồm 7 người của UBND Quận. Tuy nhiên, vì một vài lý do, 4 thành viên BQT (có cả trưởng BQT) làm đơn xin thôi không đảm nhiệm chức vụ trong BQT nữa. Công ty luật cho tôi hỏi, khi Cư dân trong tòa nhà quá 50% không đồng ý việc đó thì các thành viên BQT có được từ chức không. Nếu được thì phải đáp ứng yêu cầu gì! Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Ban quản trị chung cư do một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu thành lập. Tùy theo từng trường hợp mà quy định ban quản trị nhà chung cư có bắt buộc thành lập hay không. Theo quy định tại Điều 103 Luật Nhà ở 2014 thì:

+ Đối với  nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư

+Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.

Chung cư của bạn đã thành lập Ban quản trị nhưng nay có 04 thành viên xin thôi không tham gia ( bao gồm cả Trưởng ban). Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về việc miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Ban quản trị hoặc bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư như sau:

Việc miễn nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Thành viên Ban quản trị thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm;

– Thành viên Ban quản trị không còn là chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu);

– Thành viên Ban quản trị chuyển đi nơi khác;

– Trưởng Ban quản trị của tòa nhà chung cư tách khỏi cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Quy chế này;

– Thành viên Ban quản trị của tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Quy chế này.

Việc bãi miễn Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có đề nghị của Ban quản trị hoặc đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ trong các trường hợp sau đây:

– Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;

– Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;

– Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;

– Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.

 Việc bầu lại thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư được thực hiện như sau:

– Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị thì phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này; trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi miễn Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường;

– Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này thì Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến của các đại diện chủ sở hữu căn hộ; nếu được tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định của hội nghị nhà chung cư đồng ý thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không có đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm này thì phải họp hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.

Việc bầu lại thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư được thực hiện như sau:

– Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc bầu thay thế Trưởng ban quản trị thì phải tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này;

– Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này thì Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến của các đại diện chủ sở hữu căn hộ của tòa nhà có thành viên Ban quản trị cần thay thế; nếu được tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà này hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định của hội nghị nhà chung cư đồng ý thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư; trường hợp không có đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm này thì phải họp hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.

Trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi miễn Phó ban quản trị cụm nhà chung cư là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư bất thường.

Theo quy định trên, việc miễn nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp:

+ Thành viên Ban quản trị thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm;

+ Thành viên Ban quản trị không còn là chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu);

+ Thành viên Ban quản trị chuyển đi nơi khác;…

Do đó, thành viên Ban quản trị có quyền thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm . Tuy nhiên, trong trường hợp phải thay thế thành viên Ban quản trị, Trưởng ban quản trị thì phải tiến hành Hội nghị nhà chung cư bất thường theo quy định tại Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD. Trong đó, điều kiện về số lượng người tham dự hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD cần đảm bảo: phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự.

Như vậy, việc thành viên Ban quan trị xin thôi không đảm nhiệm chức vụ không phụ thuộc vào số lượng cư dân đồng ý. Nhưng khi bầu thay thế Ban quản trị thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự trong Hội nghị nhà chung cư bất thường.

Từ khóa » đơn Xin Bãi Nhiệm Chức Vụ