Mẫu đơn Xin Việc Và Cách Viết đơn Xin Việc - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Đơn xin việc là gì?
  • Hồ sơ xin việc gồm những gì?
  • Hướng dẫn cách viết đơn xin việc
  • Đơn xin việc có cần công chứng không?
  • Mẫu đơn xin việc phổ biến nhất 2024

Bên cạnh các giấy tờ khác trong hồ sơ xin việc, đơn xin việc là yếu tố giúp ứng viên tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm một đơn xin việc chuẩn chỉnh, phù hợp với công việc của mình. Hiểu được điều này, chúng tôi thực hiện bài viết nhằm đem đến cho Quý độc giả những thông tin bổ ích về Mẫu đơn xin việc và cách viết đơn xin việc. Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết:

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là loại văn bản giúp bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm của cá nhân với vị trí công việc đang ứng tuyển, đề cập đến những thông tin về kiến thức, thành tích hoặc kỹ năng nổi bật của bản thân có thể có lợi cho công ty nhằm thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng liên hệ với bạn hẹn lịch phỏng vấn.

Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ, tài liệu cần thiết giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản, ban đầu về ứng viên, từ đó có sự sàng lọc để đi đến các vòng tuyển dụng tiếp theo như phỏng vấn. Tùy vào mỗi nhà tuyển dụng mà hồ sơ xin việc yêu cầu những thành phần khác nhau, tuy nhiên, thông thường, hồ sơ xin việc hiện nay gồm có các giấy tờ, tài liệu như sau:

1/ Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

2/ Đơn xin việc

3/ CV (Curriculum Vitae)

4/ Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng

5/ Giấy khám sức khỏe (dưới 6 tháng)

6/ Bằng cấp, chứng chỉ liên quan nếu có

7/ Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6).

Một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu thêm những giấy tờ, tài liệu khác do công việc đòi hỏi đáp ứng những điều kiện đặc thù. Để không bỏ sót các giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ xin việc nhà tuyển dụng yêu cầu, Quý vị cần đọc kỹ mục hướng dẫn về hồ sơ trong thông tin tuyển dụng. Trường hợp thông tin tuyển dụng không có yêu cầu cụ thể hoặc có nội dung về hồ sơ xin việc chưa rõ, hãy tham khảo kinh nghiệm của những ứng viên đã được tuyển dụng thành công. Ngoài ra, bạn có thể chủ động liên hệ ngay tới người phụ trách tuyển dụng theo thông tin liên lạc được cho. Sự chủ động của bạn cũng là một điểm cộng với nhà tuyển dụng đó!

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc

Để đơn xin việc “chạm” tới nhà tuyển dụng, ứng viên lưu ý những nội dung nên có như sau:

– Tên và chi tiết liên hệ của bạn: nội dung phải được đặt ở đầu thư xin việc. Bạn không cần nêu quá chi tiết như sơ yếu lý lịch, chỉ cần tên, email, số điện thoại là đủ. Đặc biệt, địa chỉ email phải thật chuyên nghiệp. Tránh sử dụng email có yếu tố giải trí, nhí nhảnh,…

– Tên vị trí ứng tuyển: Bạn cần nói rõ bạn đang ứng tuyển công việc nào. 

– Danh sách kỹ năng liên quan: Bao gồm một liệt kê ngắn gọn về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với mô tả công việc. Nên sử dụng cấu trúc gạch đầu dòng. Lưu ý các kỹ năng phải khớp và đáp ứng đủ các yêu cầu trong JD. Hãy nhớ rằng nếu bạn nói rằng bạn có một kỹ năng hoặc kinh nghiệm, bạn cần phải cho thấy bạn đã sử dụng nó như thế nào hoặc bạn có nó như thế nào.

– Tóm tắt lý do tại sao bạn phù hợp với công việc: Sau khi liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn nên giải thích lý do tại sao những điều này có nghĩa là bạn phù hợp với công việc. Ví dụ: khả năng sáng tạo và kinh nghiệm nắm bắt tâm lý khách hàng khiến bạn hợp với vị trí Nhân viên Marketing.

– Tìm tiếng nói chung với nhà tuyển dụng: Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí content marketing trong khi bạn có cả những kỹ năng marketing khác. Hãy tập trung xoáy sâu vào mảng content. Những kỹ năng khác nên có nhưng đừng quá chi tiết.

– Tệp đính kèm CV xin việc/sơ yếu lý lịch.

– Một lời đề nghị liên hệ với bạn: Đó như một lời kết mở thôi thúc nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Hãy thử một lời mời đơn giản như: “Tôi đã đính kèm một bản sao sơ ​​yếu lý lịch của mình. Tôi rất mong nhận được phản hồi từ quý công ty về công việc này.”

Chúng tôi cũng giải đáp thêm một số vấn đề Quý vị thường băn khoăn khi chuẩn bị đơn xin việc:

Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

Khi ghi phần trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì cần ghi theo cấp độ học được tính theo cấp độ từ tiểu học đến trung học phổ thông. Như vậy có thể ghi trình độ văn hóa sẽ ghi là 12/12 nếu người viết đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong những trường hợp khác thì người viết sơ yếu lý lịch sẽ dựa vào cấp học mà mình đã tốt nghiệp để ghi đúng vao phần này. Ví dụ nếu học đến lớp 8 thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 8/12,…

Nếu học các chương trình bổ túc văn hóa thì cần ghi rõ chương trình bổ túc văn hóa đã từng học.

Khi điền thông tin vào mục trình độ văn hóa nhiều người hiện nay luôn băn khoăn giữa việc nên ghi là 12/12 hay là ghi trình độ văn hóa theo cấp học như đại học, cao học,…

Những người học trong giáo dục cao đẳng, đại học hoặc là cao hơn nữa cũng sẽ ghi trình độ văn hóa lá 12/12, phần chuyên ngành và ngành học thì người viết có thể nêu thêm trong sơ yếu nhưng không phải ở mục trình độ văn hóa mà nên điền vào mục trình độ chuyên môn.

Đơn xin việc kính gửi ai?

Tùy vào trường hợp cụ thể, chủ thể nhận đơn xin việc nói riêng và hồ sơ xin việc nói chung có thể khác nhau.

Trong email hoặc thông tin mời ứng tuyển bạn nhận được nếu có viết rõ người quản lý tuyển dụng là ai, giới tính thì bạn có thể chọn viết vào đơn xin việc vì cách này có vẻ kéo gần khoảng cách, tiếp cận thân thiện trong khi vẫn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vẫn luôn có nguy cơ với phương pháp này vì rất có thể thông tin bị sai chẳng hạn, sẽ khá bất lịch sử.

Hãy bỏ chút thời gian để tìm hiểu về người nhận đơn của mình. Nếu Quý vị đọc được tin tuyển dụng trên báo, ở một bài post của mạng xã hội,…. Tác giả của bài viết có thể chính là người duyệt thư của bạn. Nếu có thể hãy tìm các trao đổi trực tiếp như gửi tin nhắn, gọi điện hoặc email để hỏi về người gửi đơn xin việc. 

Khi đã biết được tên người nhận, đừng viết trống không. Thay vào đó là sử dụng Ms/Mr hoặc Anh/Chị, Ông/Bà,… 

Ngoài ra, nếu không tìm hiểu được người nhận đơn của mình là ai, Quý vị có thể lựa chọn các cách sau đây:

– Kính gửi trưởng bộ phận tuyển dụng/ Quản lý bộ phận tuyển dụng

Một cách khác để quyết định viết kính gửi ai khi viết đơn xin việc là bạn gửi cho người quản lý bộ phận tuyển dụng. Bạn không biết chính xác liệu trưởng phòng, quản lý có phải người thực sự quyết định hồ sơ của bạn có qua vòng hồ sơ hay không nhưng về tổng thể thì họ sẽ là người duyệt các quyết định mời phỏng vấn. Ví dụ: “Kính gửi Trưởng phòng tuyển dụng Công ty ABC”.

– Kính gửi trưởng bộ phận bạn ứng tuyển

Trường hợp cảm thấy viết gửi trưởng bộ phận tuyển dụng bạn cảm thấy vẫn còn quá khái quát và chưa chắc đã chính xác, vì người phỏng vấn bạn chắc chắn sẽ có đại diện của bộ phận bạn ứng tuyển thì bạn có thể viết kính gửi sếp của bộ phận mình ứng tuyển. Tình huống này cũng sẽ có một nhược điểm là bạn có thể không biết chính xác tên bộ phận – ví dụ bạn ứng tuyển Nhân viên Marketing nhưng phòng ban bạn sẽ trực thuộc nếu trúng tuyển lại là phòng Truyền thông và Quảng cáo.

Dù vậy, đây vẫn là một lựa chọn khá hợp lý. Bạn có thể viết: “Kính gửi Quản lý bộ phận Kinh doanh”.

– Kính gửi bộ phận tuyển dụng (chung chung)

Nếu phải kết luận kính gửi ai khi viết đơn xin việc là an toàn và hiệu quả, trung lập mà vẫn lịch sự, khách quan nhất thì có lẽ, việc viết rằng “Kính gửi bộ phận tuyển dụng Công ty ABC…” sẽ là tốt nhất. Cho dù người nhận, duyệt đơn xin việc là ai thì cũng không thể “trừ điểm” vì bạn đã viết kính gửi cho bộ phận tuyển dụng chuyên phụ trách liên hệ ứng viên và quản lý nhân sự.

Đơn xin việc viết tay hay đánh máy?

Nếu đơn vị tuyển dụng không có yêu cầu cụ thể về cách thức thực hiện các giấy tờ trong hồ sơ xin việc là viết tay hay đánh máy, Quý vị có thể lựa chọn một trong hai hình thức viết tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên, mỗi hình thức có những ưu, nhược điểm nhất định mà bạn nên cân nhắc.

Chẳng hạn, đơn xin việc đánh máy giúp bạn bù đắp khuyết điểm chữ xấu nhưng có lẽ không tạo được ấn tượng độc đáo, tâm huyết với nhà tuyển dụng. Đơn xin việc viết tay có thể không rõ ràng câu chữ hoặc không phù hợp nếu bạn nộp hồ sơ ứng tuyển qua email,…

Cách ghi nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực của bạn có thể chuyên về mình lĩnh vực nào đó. Thông thường, tại mục trình độ chuyên môn ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,… thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

Đơn xin việc có cần công chứng không?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Thực tế, nhà tuyển dụng không yêu cầu công chứng đơn xin việc vì bản chất đây không phải là văn bản có tính chất pháp lý, không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nên không cần phải chứng minh tính chính xác, hợp pháp.

Mẫu đơn xin việc phổ biến nhất 2024

Chúng tôi chia sẻ một số mẫu đơn xin việc cụ thể để Quý vị tham khảo, lựa chọn khi thực hiện soạn thảo đơn xin việc của mình:

1/ Mẫu đơn xin việc chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Ban lãnh đạo và phòng nhân sự Công ty ……………………………..

Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………

Thông qua trang website của công ty, tôi biết được Quý công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí……………….. Tôi cảm thấy trình độ và kỹ năng của mình phù hợp với vị trí này. Tôi mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty.

Tôi đã tốt nghiệp loại …… tại trường …………………………………………………………….

Bên cạnh đó tôi đã tham gia khóa học…………………………………………….

Ngoài ra, tôi còn sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tiếng Anh giao tiếp tốt và biết sử dụng các phần mềm kế toán. 

Tôi thực sự mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của Quý công ty. Tôi rất mong nhận được lịch hẹn phỏng vấn trong một ngày gần nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                          …., ngày…. tháng…. năm ….

                                                                              Người viết đơn

 Tải (Download) Mẫu đơn xin việc chung

Download Tại Đây

2/ Mẫu đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh/Thành phố ……………………………

Tôi tên là: ……………………………………………………. Sinh ngày: …………

Nơi sinh: Xã/Phường: ……… Huyện/Quận: ………………… Tỉnh/Thành phố: …

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

CMND/CCCD Số: ……………………… Cấp ngày: …../…../….. Tại: ……………

Số điện thoại liên hệ: ………………………………….. Email: …………………..

Trình độ văn hoá: …………………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn:……………………………………………………………….

Tốt nghiệp trường: …………………………………………………………………

Hệ đào tạo (Chính quy, tại chức, chuyên tu): ………………………………………

Trình độ tốt nghiệp (Đại học, Cao đẳng): ………………………………………..

Ngành: …………………………………….. Xếp loại tốt nghiệp: …………………

Trình độ ngoại ngữ: Tiếng ………………………………………… Trình độ: ……

Trình độ tin học: ………………………………………………………………

Trình độ nghiệp vụ sư phạm: ………………………………………………………

Với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm được đào tạo, tôi có nguyện vọng xin được bố trí việc làm.

Nguyện vọng về nơi công tác: ………………………………………………………………………

Nếu được tuyển dụng, tôi xin cam đoan thực hiện tốt các công việc được giao, chấp hành các chủ trương, chính sách của nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị.

Kính mong được Sở Giáo dục và Đào tạo ……………….. xem xét và tuyển dụng.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Xác nhận của nơi cư trú……….., ngày …… tháng …… năm ……

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 Tải (Download) Mẫu đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường

Download Tại Đây

3/ Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh

Nguyen Hai NDistrict 1, HCM CityM: 09745909xxEmail: nguyen….@gmail.com

12th October 2021

Mr. Duong Van D

HR Manager

…. Company

Binh Thanh District, Ho Chi Minh City

Dear Mr. D, Apply to: ……………..

Via ……………, I know that your company is looking for the position:…………..

To my understanding, I know that your company is a big business in the [category]…………, with the active working environment. Therefore, I want to have chance to challenge myself in this environment.

I am so self-confident to take over the position with my own knowledge and experience:     

Being one of the students graduate with grade…. ..from the University of ………, I am so self-confident with all the knowledge in the [category]……….

In the previous time, I have been working in the similar position in the [company]……

With many experiences on ……….during the working time with the [company]……

I get high appreciation in team work skills, I am happy and sociable with everyone, I can work under high pressure and enthusiasm with the works I take over.

I believe that this foundation can help me to get deep understanding on company and satisfy all demands of company’s customers.

I am looking forward to receiving a appointment for the direct interview so that I can have chance to show myself as well as get deeper understanding on the position……

Sincerely!

Best regards!

 Tải (Download) Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh

Download Tại Đây

4/ Mẫu đơn xin việc làm công nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập -Tự do – Hạnh phúc

Đơn Xin Việc

Kính gửi: ……………………………………..…………………

Quý công ty……………………………………………………………..……

Tên tôi là:…………………………………………………..…………..

Sinh năm: …………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….…..

Số CMND/CCCD: …………..…………….………Cấp Ngày …………………..………

Hiện cư trú tại: ……………………………..……………………………..………….

Trình độ văn hóa: ……….…………………..…….. Ngoại Ngữ……………….

Nghề nghiệp chuyên môn: ……………………………….……………….…….……….

Ngành: …………………………………………………..………………………….……..

Hiện tôi đang làm ………[Ở đâu] ….. Nhưng vì một số lí do cá nhân tôi muốn tìm một công việc khác phù hợp với năng lúc của bạn thân hơn.

Theo nhu cầu tuyển dụng của quý công ty tôi làm đơn này xin được ứng tuyển tại quý công ty. Nếu được ứng tuyển tôi xin cam đoan hoàn thành tốt công việc được giao và thực hiện tốt các chính sách cũng như các quy định của công ty đề ra.

Tôi hy vọng quý công ty xem xét và tạo cơ hội cho tôi tham gia làm việc tại công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

…………., ngày…..tháng….năm……….

Người làm đơn

 Tải (Download) Mẫu đơn xin việc làm công nhân

Download Tại Đây

 5/ Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Phòng nhân sự cùng ban giám đốc công ty TNHH………..

Tôi tên là:……………………Ngày sinh: ………………………………………….

Chỗ ở hiên nay: ……………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………

Qua website tuyển dụng………………… của công ty tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán tổng hợp. Tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với trình độ cũng như kỹ năng của mình, nên tôi rất mong được làm việc và đóng góp chung vào sự phát triển của công ty.

Hiện tôi đã tốt nghiệp trường Đại Học Thương Mại – Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp – loại khá. Mặc dù mới tốt nghiệp và chưa chính thức đi làm nhưng tôi hiểu rằng cái mà quý công ty cần là một kế toán có kỹ năng thành thạo, biết việc chứ không nhất thiết phải có một năm kinh nghiệm giống như trong thông tin tuyển dụng. Bởi trong quá trình học tập tại trường tôi đã được trang bị tất cả những kiến thức cần có của một kế toán viên doanh nghiệp, thêm nữa tôi đã được thực hành với hóa đơn chứng từ thực tế khi tham gia khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực tế tại, giờ tôi đã rất tự tin để làm báo cáo Thuế, lên sổ sách lập BCTC trên Excel và phần mềm kế toán.

Để đáp ứng yêu cầu của công việc kế toán tôi đã trang bị cho mình kỹ năng tin học văn phòng tốt, giao tiếp lưu loát và sẵn có trong tôi là đức tính cận thận, chăm chỉ và thật thà. Tôi tin rằng với những kỹ năng trên tôi hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của vị trí mà quý công ty đang cần tuyển.

Cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem xét hồ sơ xin việc của tôi, tôi rất mong nhận được một lịch hẹn phỏng vấn thông qua số máy cá nhân: …………. trong một ngày gần đây nhất, để tôi có cơ hội được trực tiếp đến công ty trình bày rõ hơn về bản thân cũng như khả năng đáp ứng công việc của mình.

Chúc quý công ty an khang – thịnh vượng!

Xin cảm ơn!

Người viết đơn(Ký và ghi rõ họ tên)

 Tải (Download) Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Download Tại Đây

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, Quý vị đã có cho mình Mẫu đơn xin việc và cách viết đơn xin việc hợp lý và đạt kết quả tốt khi xin việc. Nếu còn thắc mắc lên quan đến nội dung bài viết, đừng ngần ngại liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Tôi muốn hỏi đơn xin việc có phải xin xác nhận của gia đình hoặc ủy ban nhân dân xã phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú không?

Trả lời: Trong điều kiện người lao động đủ tuổi lao động, không có hạn chế về năng lực hành vi dân sự (không cần người giám hộ) có thể trực tiếp ký đơn xin việc và không cần phải xin xác nhận của gia đình hoặc ủy ban nhân dân xã phường nơi cư trú.

Tôi có cậu em chưa đủ 18 tuổi nhưng vì gia đình khó khăn và muốn xin việc, tôi muốn hỏi em tôi có thể xin việc được không?

Trả lời: Theo những quy định về độ tuổi lao động, Việt Nam cho phép những người chưa thành niên tham gia vào mối quan hệ lao động nhưng ở mức độ vừa phải. Cụ thể, tại Điều 146 Bộ Luật lao động quy định về thời gian làm việc của người chưa thành niên như sau:+ Đối với người chưa 15 tuổi không được quá 04 giờ/ ngày, không quá 20 giờ/ tuần, không làm thêm giờ và không làm việc vào ban đêm.+ Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá 08 giờ/ ngày, không quá 40 giờ/ tuần và được làm thêm giờ, làm đêm đối với một số công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thường binh và xã hội ban hành.Bên cạnh quy định khắt khe về thời gian làm việc thì Bộ luật lao động còn quy định về những công việc cấm sử dụng người chưa thành niên, cụ thể như sau:Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây: a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; b) Công trường xây dựng;c) Cơ sở giết mổ gia súc;d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

Từ khóa » Cách Làm Hồ Sơ Xin Việc