Mẫu đơn Xin Xác Nhận Hạnh Kiểm - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là gì?
  • Giấy xác nhận hạnh kiểm dùng để làm gì?
  • Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm như thế nào?
  • Xin giấy xác nhận hạnh kiểm ở đâu?
  • Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm
  • Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:
  • Giấy xác nhận hạnh kiểm có phải dán ảnh không?

Hiện nay nhiều đơn vị lao động thường yêu cầu người lao động khi đi xin việc phải có giấy xác nhận hạnh kiểm để thuận tiện cho việc quản lý thân nhân của người lao động và đảm bảo an ninh trật tự trong môi trường làm việc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm.

Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là gì?

Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là văn bản chứng minh về nhân thân của một người, xác nhận cá nhân đó không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, không vi phạm trật tự công cộng tại địa phương nơi cư trú.

Hiện nay Giấy xác nhận hạnh kiểm thường được sử dụng để phục vụ việc xác minh, tuyển dụng tại các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể về Giấy xác nhận hạnh kiểm mà chỉ quy định về cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Trước khi tìm hiểu về Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm cần hiểu được khái niệm đơn xin xác nhận hạnh kiểm như đã nêu ở trên.

Giấy xác nhận hạnh kiểm dùng để làm gì?

– Giấy xác nhận hạnh kiểm là việc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xác nhận danh tính và lý lịch của người đăng ký.

– Thực tế thấy được rằng vì nhiều lý do khác nhau mà cá nhân xin giấy xác nhận hạnh kiểm ví dụ như để đi học, đi làm,….Đây là giấy tờ mà người lao động phải cung cấp khi người sử dụng lao động yêu cầu tuyển dụng lao động cho công ty của mình.

Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm như thế nào?

Ngoài Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm thì một nội dung cũng rất được quan tâm đó là Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm.

Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an xã, phường, thị trấn ở địa phương. Khi xin Giấy xác nhận hạnh kiểm, cần mang theo các giấy tờ như:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tạm trú hoặc thường trú, giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú….

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì hồ sơ gửi lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.

Hiện nay pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp. Quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư phá:

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định cụ thể tại Khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Xin giấy xác nhận hạnh kiểm ở đâu?

Hiện nay pháp luật không có quy định về giấy xác nhận hạnh kiểm tuy nhiên ở một số địa phương vẫn cấp giấy này. Giấy xác nhận hạnh kiểm do cơ quan công an địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú cấp. Trong trường hợp công an ở địa phương từ chối cấp thì sẽ cần phải xin phiếu lý lịch tư pháp để thay thế.

Tùy thuộc vào đối tượng xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định thì sẽ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc quốc hoặc Sở tư pháp.

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật Lý lịch tư pháp, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp thì thời hạn không quá 15 ngày.

Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm

Như nội dung đã phân tích ở trên hiện nay pháp luật không có quy định về giấy xác nhận hạnh kiểm, tuy nhiên quý độc giả có thể tham khảo Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm dưới đây:

Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi: Công an Phường (Xã): ………………..

 Quận (Huyện): …………………………..

Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………..

Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………

Nguyên quán: ………………………………………. Dân tộc: ………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ tạm trú: ………………………………………………………………………………………………………………….

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ……………… Cấp ngày: ……………. Tại: ……………………………………………

Kính mong Công an phường (xã) xác nhận về hạnh kiểm của tôi: Từ trước đến nay bản thân tôi không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, cũng như không có vi phạm về an ninh trật tự tại địa phương.

Lý do:…………………………………………………… ………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

                                 ……, ngày…..tháng……năm…….
Xác nhận của công an Phường (Xã)……….Quận (Huyện)……..                Người làm đơn

Tải (download) Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm số 1

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm số 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:Công An Phường (Xã) ………………………………..

Quận (Huyện) …………………………………………..

Thành Phố (Tỉnh) ………………………………………

Tôi tên là ………………………………………………. sinh ngày ………. tháng ……… năm ………

CCCD/CMND số …………………………………… cấp tại Công An ………………………………… ngày ……… tháng …… năm ………….

Hộ khẩu thường trú (tạm trú) tại …………………………………………………………………………..

Nay tôi viết đơn này, xin được chứng nhận trong quá trình sống tại địa phương, bản thân không vi phạm bất cứ quy định gì.

Lí do: ……………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…………., ngày….tháng….năm…..
XÁC NHẬN CỦA CÔNG ANNGƯỜI LÀM ĐƠN

Tải (download) Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm số 2

Tải Về Tại Đây

Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:

– Kính gửi: Ghi tên công an của phường (xã) và quận (huyện) nơi bạn đang sinh sống.

– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.

– Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.

– Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.

– Nguyên quán: Quê hương của bạn.

– Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.

– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.

– Địa chỉ tạm trú: Địa chỉ người làm đơn đang ở để sinh sống và làm việc hiện tại.

– Số CMND/ Hộ chiếu:……………….Cấp ngày:…………….Tại:…………: Ghi đầy đủ và chính xác tên số CMND, ngày và nơi cấp.

– Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.

Giấy xác nhận hạnh kiểm có phải dán ảnh không?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về nội dung và hình thức của Giấy xác nhận hạnh kiểm.

Thông thường, Giấy xác nhận hạnh kiểm sẽ không cần phải dán ảnh, không cần phải đóng dấu giáp lai mà vẫn có giá trị sử dụng.

Từ khóa » Don Xac Nhan Hanh Kiem