Mẫu đơn Xin Xác Nhận ưu Tiên Người Dân Tộc Thiểu Số Và Hướng Dẫn ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Dân tộc thiểu số là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số:
  • 3 3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số:
  • 4 4. Chính sách hỗ trợ dành cho đối tượng học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người:

1. Dân tộc thiểu số là gì?

“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi dân tộc có tên gọi riêng, xác định theo tiêu chí được pháp luật công nhận, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc. Thành phần dân tộc do cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố theo quy định của pháp luật.

Nhà nước sẽ có những chính sách đặc biệt đối với các vùng dân tộc thiểu số như chính sách đầu tư và sử dụng ngân lực; đầu tư phát triển bền vững; phát triển giáo dục và đào tạo; Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số; Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số;  phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số; Chính sách y tế, dân số; Chính sách thông tin – truyền thông; phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái; Chính sách quốc phòng, an ninh. 

Đặc biệt là chính sách phát triển giáo dục đào tạo đối với dân tộc thiểu là một chính sách quan trọng được quy định tại Điều 10, Nghị định 05/2011/NĐ-CP công tác dân tộc:

1. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

2. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

4. Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

5. Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

6. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

7. Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

8. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Ngoài ra Nhà nước có những chính sách về việc tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người được quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người:

“Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng:

1. Trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non; trường, lớp mẫu giáo công lập.

2. Học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học.

3. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở.

4. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

5. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.”

Từ những điều luật trên ta có thể thấy Nhà nước Việt nam luôn đề cao tinh thần nhân đạo, văn minh đối với những người có hoàn cảnh điều kiện khó khăn, đặc biệt là đối với những người thuộc vùng dân tộc thiểu số ít người và rất ít người theo quy định của pháp luật.

Đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số là  mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi cho cơ quan có thẩm quyền để xác nhận đối tượng ưu tiên dành cho người dân tộc thiểu số.

Đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số dùng để chứa đựng các thông tin liên quan đến đối tượng dân tộc thiểu số và lời đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số. Đồng thời đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số là căn cứ, cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác nhận, xem xét thực hiện chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số.

2. Mẫu đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–o0o————

 … , ngày ….. tháng ….. năm 20….

GIẤY XÁC NHẬN ƯU TIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CƯ TRÚ

TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH LÀ KHU VỰC I

Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh Sau đại học – Trường …

Tên tôi là:

Ngày tháng năm sinh:…

Nơi sinh:…

Dân tộc:…

Hộ khẩu thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh):……

Xác nhận của chính quyền địa phương

(hoặc Ủy ban dân tộc Miền núi)

Ông (bà)  có hộ khẩu thường trú tại (thôn, xã, huyện, tỉnh): … Địa phương được quy định là Khu vực I theo Quyết định số:…………, ngày …… tháng …. năm…. của (Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban dân tộc).

(Đóng dấu, ký, và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

– Nộp kèm giấy khai sinh (bản sao)

– Quyết định công nhận KVI phải là văn bản mới nhất hiện hành.

3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số:

Phần kính gửi sẽ ghi rõ tên Hội đồng tuyển sinh Sau đại học – Trường nơi có thẩm quyền xác nhận đối tượng ưu tiên người dân tộc thiểu số.

Phần thông tin của người làm đơn yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng và chi tiết các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, hộ khẩu thường trú.

Đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc ủy ban dân tộc miền núi.

Đơn sẽ được kèm theo giấy khai sinh bản sao và Quyết định công nhận KVI phải là văn bản mới nhất hiện hành.

4. Chính sách hỗ trợ dành cho đối tượng học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người:

Chính sách hỗ trợ dành cho đối tượng học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định rõ ràng trong khoản 1, Điều 4, Nghị định 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người:

– Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

– Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng

Từ khóa » Giấy Chứng Nhận ưu Tiên Dân Tộc Thiểu Số