Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Pháp Nhân | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi ...

Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, pháp nhân để được đại diện cho người ủy quyền thực hiện các công việc theo thỏa thuận là mẫu giấy được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự khi người ủy quyền muốn thực hiện một công việc nào đó thông qua người được ủy quyền.

Mục lục bài viết

  • Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, pháp nhân
    • I. Giấy ủy quyền là gì?
    • II. Được ủy quyền cho người khác thực hiện những công việc gì?
    • II. Nội dung ủy quyền có điều kiện hay được thực hiện trên thực tế:

Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, pháp nhân

I. Giấy ủy quyền là gì?

Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.

Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;

– Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015) nên người nhận ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền.

II. Được ủy quyền cho người khác thực hiện những công việc gì?

Phạm vi đại diện được ghi nhận tại điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;b) Điều lệ của pháp nhân;c) Nội dung ủy quyền;d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”

Với quy định này nếu nội dung công việc ủy quyền không bị ràng buộc trong 1 quy định pháp luật cụ thể nào ngoài Bộ luật dân sự 2015 thì miễn sao nội dung ủy quyền không trái luật, không trái đạo đức xã hội thì người được ủy quyền được toàn quyền nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc.

II. Nội dung ủy quyền có điều kiện hay được thực hiện trên thực tế:

– Thứ nhất là ủy quyền định đoạt trong việc mua bán quyền sử dụng đất phải được công chứng.– Thứ hai là ủy quyền nhận lương hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải được công chứng, hoặc chứng thực tại UBND xã, phường.– Thứ ba là ủy quyền của công ty cho cá nhân, pháp nhân khác phải được đóng dấu công ty và ký bởi người đại diện hợp pháp của công ty.

– Download: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân

– Download: Mẫu giấy ủy quyền pháp nhân

Hướng dẫn lập giấy ủy quyền của cá nhân, công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc—-O0O—-

GIẤY ỦY QUYỀNSố:…. /20…. /HĐUQ

– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015  và các văn bản hướng dẫn thi hành.– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu thực tế của các bên.

Hôm nay ngày…. tháng…. năm 20…. tại………………………………………. (Nếu ủy quyền được lập tại Phòng công chứng, UBND xã phường thì cách ghi nhận thời gian, địa chỉ phải tuân thủ theo quy định của đơn vị công chứng, chứng thực).

Chúng tôi gồm:I. BÊN ỦY QUYỀN : (Bên A)

1. Trường hợp bên ủy quyền là pháp nhânCÔNG TY             Trụ sở:  Mã số thuế:  Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà                    Chức danh: Giám đốc

2. Trường hợp bên ủy quyền là cá nhânHọ và tên:                                             Sinh ngàySố CMND:Chức vụ:  HKTT:  Chỗ ở hiện tại:  

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: (Bên B)               

1. Trường hợp bên nhận ủy quyền là pháp nhânCÔNG TY             Trụ sở:  Mã số thuế:  Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà                    Chức danh: Giám đốc

2. Trường hợp bên nhận ủy quyền là cá nhânHọ và tên:                                             Sinh ngàySố CMND:Chức vụ:  HKTT:  Chỗ ở hiện tại:  

Đồng ý ký giấy ủy quyền với những nội dung sau:

Điều 1:  Nội dung ủy quyền:

Điều 2: Thời hạn ủy quyền:

Điều 3: Nghĩa vụ của các bên:(Đối với việc ủy quyền nhận tiền hoặc ủy quyền có ràng buộc một trách nhiệm nhất định cho bên nhận ủy quyền thì Quý khách hàng nên thỏa thuận thêm nội dung này)

Điều 4:  Thỏa thuận khác (Nếu có)

Bên A và bên B đã đọc kỹ nội dung Giấy ủy quyền, với tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc và đã hiểu rõ nội dung ủy quyển các bên cùng thống nhất và nhất trí ký tên dưới đây:

Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 20….

BÊN A    BÊN B

» Mẫu giấy ủy quyền tham gia thi hành án

» Tư vấn soạn thảo Hợp đồng dân sự

Tư vấn soạn thảo Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, pháp nhân:

Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...

Bài cùng chuyên mục:

  • Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận giấy tờ của Pháp
  • Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
  • Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền
  • Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
  • Mẫu giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
  • Từ khóa » Giấy ủy Quyền Ký Thay Cá Nhân