Mẫu Giấy ủy Quyền đòi Nợ đầy đủ, Chuẩn Nhất Theo Quy định 2022

Giấy ủy quyền đòi nợ là một trong những văn bản pháp lý quan trọng và cần thiết khi có mong muốn ủy quyền cho người khác thực hiện đòi nợ, thu hồi nợ. Theo đó, bên được ủy quyền sẽ dựa vào đó để thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền. Vậy mẫu giấy ủy quyền đòi nợ mới nhất năm 2022 có những thay đổi gì? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

giay-uy-quyen-doi-no-2022

Nội dung bài viết

Toggle
  • Uỷ quyền đòi nợ có hợp pháp hay không?
  • Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân mới nhất
  • Cho vay không có giấy tờ có đòi nợ được không?
  • Các trường hợp được nhận ủy quyền đòi nợ
  • Hành vi bị nghiêm cấm trong dịch vụ đòi nợ

Uỷ quyền đòi nợ có hợp pháp hay không?

Chú Hướng (Lâm Đồng) có câu hỏi: “Vào khoảng 1 năm trước, tôi có cho anh C vay một khoản tiền là 150 triệu đồng. Hai bên có ký kết vay nợ bằng giấy viết tay là đến 10/05/2022 thì anh C phải hoàn trả đủ cho tôi cả gốc và lãi. Tuy nhiên, đến hạn tôi không thấy anh C liên hệ hay mang tiền tới trả nên tôi có đến nhà anh C để đòi. Thế nhưng anh C khất hết lần này đến lần khác sẽ trả; mặt khác cũng do tính chất công việc nên tôi không thể ngày nào cũng đến đòi được. Giờ tôi muốn ủy quyền cho bên dịch vụ đòi nợ thì không biết có vi phạm pháp luật hay không? Tôi mong Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Giải đáp thắc mắc làm giấy ủy quyền đòi nợ có hợp pháp không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chú Hướng! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chú và đưa ra tư vấn như sau:

Với yêu cầu của chú là muốn ủy quyền cho bên dịch vụ đòi nợ mà không vi phạm pháp luật thì chú cần xem xét bên dịch vụ đòi nợ đó có đáp ứng đủ yêu cầu:

Trước hết dịch vụ đòi nợ đó cần có điều kiện kinh doanh được tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 104/2007/NĐCP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định:

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ

Thứ nhất: Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ;

Thứ hai: Không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ;

Thứ ba: Chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật;

Thứ tư: Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận.”

Tuy nhiên chú Hướng cần lưu ý là đến ngày 01/01/2021, dịch vụ đòi nợ sẽ trở thành ngành, nghề bị cấm kinh doanh.

Tiếp theo chú Hướng cần quan tâm đến hướng giải quyết như sau:

Khoản nợ của anh C với chú là có giấy vay nợ viết tay. Vì vậy, để có thể giải quyết vấn đề chú cần thu thập các chứng cứ liên quan đến việc nợ để có thể thực hiện thủ tục khởi kiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:

Nộp đơn khởi kiện (theo mẫu);

Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân (gắn chíp), hộ khẩu gia đình (có chứng thực/công chứng);

Cung cấp bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao) – lưu ý các tài liệu này thì người làm đơn cần phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Sau khi chuẩn bị xong những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ thì người khởi kiện có thể nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp huyện/quận nơi cư trú, làm việc.

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc thì chú có thể yêu cầu Tòa án nơi giấy vay nợ được xác lập (theo Điểm g, Khoản 1, Điều 40 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

“Điều 40. Tòa án có thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người khởi kiện:

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

Nếu không xác định được nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người làm đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi người làm đơn có tài sản giải quyết;

Nếu có tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh trực thuộc tổ chức thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh để được giải quyết;

Nếu bị đơn không có nơi cư trú, nơi làm việc, tại trụ sở ở Việt Nam hoặc trong vụ án về tranh chấp liên quan đến việc cấp dưỡng thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở để được giải quyết;

Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

Trong trường hợp có tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì người làm đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

Trường hợp tranh chấp được phát sinh từ việc sử dụng lao động của người chủ thầu hoặc bên trung gian thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án tại nơi người sử dụng lao động là chủ cư trú, làm việc, nơi có trụ sở hoặc nơi người chủ thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc để được giải quyết;

Trường hợp tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được công nhận để giải quyết;

Trường hợp các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các nơi mà bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở để được giải quyết;

Trường hợp tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì người làm đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản để được giải quyết….”

Đối với trường hợp của chú Hướng thì chú cần cung cấp, thu thập các chứng cứ về việc anh C nợ nhưng chưa trả cho cơ quan Công an hay Tòa án có thẩm quyền để giải quyết đúng và kịp thời.

Mọi thắc mắc về ủy quyền người khác thực hiện đòi nợ, thu hồi nợ hoặc mẫu giấy ủy quyền đòi nợ chuẩn nhất, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận và tư vấn trong thời gian sớm nhất!

>> Xem thêm: Thư đòi nợ theo quy định của pháp luật năm 2022

Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân mới nhất

Chị Tươi (Hoàng Cầu-Hà Nội) có câu hỏi: “Xin chào Luật sư tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau: Tháng 9/2021 tôi có cho chị An vay khoản tiền là 25 triệu để làm ăn, và hai bên có kí kết bằng văn bản (mỗi người giữ một bản). Trong giấy viết tay đó có ghi rằng hạn trả nợ là tháng 6 năm 2021, tuy nhiên đến hạn thì chị An không chịu trả và có hứa sẽ trả. Tôi thấy với lời hứa của chị ta thì có thể chị ta sẽ chưa trả luôn mà sang tuần tôi có đi công tác xa nên không thúc giục đòi nợ chị An được. Do đó, tôi muốn làm giấy ủy quyền đòi nợ cho bạn của tôi. Nhưng hiện nay có rất nhiều mẫu giấy ủy quyền đòi nợ, tôi không biết mẫu nào là hợp pháp nên tôi muốn được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết điền mẫu giấy ủy quyền đòi nợ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Tươi! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho chúng tôi! Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đòi nợ đầy đủ, chuẩn nhất được cập nhật năm 2022. Hy vọng nội dung dưới đây sẽ giúp chị sử dụng hiệu quả trong trường hợp thực tế của mình.

>> Tải ngay mẫu giấy ủy quyền đòi nợ mới và chuẩn nhất: giay-uy-quyen-doi-no

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

—–***—–

GIẤY ỦY QUYỀN (V/v thu hồi nợ……..theo hợp đồng số…../20…..)

Hôm nay, ngày …. tháng…. năm 20…, tại địa chỉ: Số nhà……, ngõ………, đường…….., phường…….., quận………, thành phố Hà Nội.

Bên ủy quyền (Sau đây gọi là Bên A): Bà …

Chứng minh nhân dân số: … do Công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà …, phường … quận…., thành phố Hà Nội.

Bên nhận ủy quyền (Sau đây gọi là Bên B): Ông …

Hộ chiếu số: ………………………. Ngày cấp: ……./……../….

Nơi cấp: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh

Địa chỉ: Thôn …………….., xã …………….., huyện….., thành phố Hà Nội.

Theo biên bản xác nhận nợ lập ngày … tháng … năm 20… tại … thuộc Công ty Cổ Phần …, Ông … (Giám đốc Công ty Cổ Phần …) có vay của bà … tiền mặt và … để đầu tư khai thác … theo hợp đồng mà công ty Cổ phần … đã ký với công ty Cổ Phần …

Tiền mặt: ………….. đồng (……… đồng);

– .… quy đổi thành tiền mặt là ………. đồng (…….. đồng);

Tổng số tiền còn nợ đến thời điểm hiện tại là: ……….. đồng (Bằng chữ: …….. đồng).

Bằng văn bản này, Bà … quyền cho Ông …với nội dung:

1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.

2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi Bên B hoàn thành công việc mà Bên A đã ủy quyền. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN ỦY QUYỀN (BÊN A)                                                  BÊN NHẬN UỶ QUYỀN (BÊN B) (ký và ghi rõ họ tên)                                                                    (Ký và ghi rõ họ tên)

Những trường thông tin cần điền trong mẫu giấy ủy quyền đòi nợ khi thực hiện ủy quyền thu hồi nợ thường rất phức tạp, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào khi điền thông tin, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư chuyên gia có trình độ chuyên môn cao hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: 1001 cách đòi nợ khéo léo và đem lại hiệu quả nhất hiện nay

giay-uy-quyen-doi-no-moi-nhat

Cho vay không có giấy tờ có đòi nợ được không?

Anh Toàn (Phú Thọ) có câu hỏi: “Tôi có quen một bạn nữ 3 tháng trước, trong thời gian này cả 2 có nói chuyện với nhau rất nhiều và cũng có tình cảm với nhau. Và rồi bạn đó đã tạo được niềm tin đối với tôi nên khi cô ấy có nói là vay 10 triệu đồng mà không có ghi giấy vay nợ gì cả. Điều đáng nói ở đây là sau hôm đó tôi không liên lạc được với bạn đó nữa. Một thời gian sau trong một buổi đi chơi tôi có gặp bạn đó ngoài đường, ngay lúc đó tôi có chặn xe bạn đó và cả hai vào quán nước ven đường. Tôi có gặng hỏi về khoản vay thì bạn đó chối, vì không có giấy tờ gì nên cũng không có bằng chứng chứng minh tôi cho bạn đó vay 10 triệu. Giờ tôi muốn hỏi Luật sư rằng liệu tôi có thể đòi được nợ không? Tôi cảm ơn!”

>> Tư vấn cách đòi nợ khi không có giấy tờ cho vay, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Toàn!

Với những thông tin mà anh có cung cấp thì Luật sư thấy hành vi vay nợ của bạn anh quen là việc vay nợ nhưng không có giao kết bằng văn bản mà chỉ là vay tiền bằng lời nói. Căn cứ Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quốc hội quy định về hình thức giao dịch dân sự:

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

… được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Trường hợp luật quy định ….phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”.

Theo đó khi bạn đó có vay anh thì vẫn có bằng chứng vay tiền bằng lời nói thể hiện ý chí vay của bên vay nợ.

Ngoài ra, theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về hợp đồng vay tài sản như sau:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản…”.

Do tin tưởng nên anh đã cho bạn ấy vay 10 triệu đồng mà không làm giấy vay nhận. Như vậy, hai bên đã tiến hành giao kết hợp đồng vay tài sản.

Sau đó, anh Toàn cần tham khảo hướng giải quyết khi người trả nợ không chịu trả tiền như sau:

Căn cứ theo nội dung tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, cụ thể như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Nếu bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật….

Đối với trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn nhưng người em của bạn vay đã hai năm nhưng không chịu trả. Bạn cũng cần quan tâm đến lãi suất. Cụ thể nội dung tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

“Điều 468. Lãi suất

Lãi suất vay nợ do các bên tự thỏa thuận với nhau.

Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác….

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”. Do đó, bên vay nợ phải chịu trách nhiệm dân sự.

Tại Khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.”.

Theo đó, Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định cụ thể như sau:

” Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”.

Ngoài ra, hành vi của bạn vay tiền của anh còn cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hành vi của người em kết nghĩa này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định cụ thể như sau:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ….”.

Đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn đó thì anh Toàn có thể tiến hành khởi kiện để đòi lại số tiền đã cho vay hoặc tố cáo hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ra cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết.

Trong trường hợp của anh Toàn khi cho vay thì đây là khoản vay có thời hạn nên khi khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản cho vay thì anh cần chú ý đến khoản lãi suất cho số tài sản là 10 triệu đồng để đảm bảo được quyền lợi trong thời gian bên vay chưa trả cho anh kể từ khi đến hạn trả nợ.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: 1001 cách đòi nợ khéo léo và đem lại hiệu quả nhất hiện nay

Các trường hợp được nhận ủy quyền đòi nợ

Anh Hiếu (Trảng Bom Tây Ninh) có câu hỏi: “Xin chào Luật sư, tôi có một số câu hỏi cần được giải đáp như sau: Anh trai tôi có cho bạn anh ấy vay khoản tiền là 150 triệu đồng từ 2 năm về trước nhưng đến giờ bạn anh trai tôi vẫn chưa trả. Vì một vài lý do về công việc nên hiện tại anh trai tôi phải đi làm ăn xa nên không thể tới trực tiếp đòi nợ được nên anh trai tôi có ý viết giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân cho tôi. Tuy nhiên, vì đây là số tiền nợ rất lớn đối với tôi, mà tôi cũng chỉ là người dân lao động bình thường nên tôi đang thắc mắc không biết là tôi có đủ điều kiện để nhận ủy quyền đòi nợ từ anh trai tôi hay không? Tôi cảm ơn Luật sư!”

>> Luật sư tư vấn nhanh chóng các trường hợp được nhận ủy quyền đòi nợ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hiếu! Nội dung thắc mắc của anh được Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Đối với chủ thể có thể được nhận ủy quyền đòi nợ có thể là tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân. Tuy nhiên không phải pháp nhân hay cá nhân nào cũng có thể là đối tượng có thể được nhận ủy quyền đòi nợ mà các đối tượng này phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định.

Thứ nhất đối với tổ chức, doanh nghiệp: phải có đủ năng lực hành vi dân sự trong việc nhận ủy quyền thực hiện đàm phán, thương lượng hoặc khởi kiện đòi nợ bao gồm Văn phòng luật sư, Công ty luật được thành lập hợp pháp theo Luật luật sư;

Thứ hai đối với chủ thể là cá nhân đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thay mặt thực hiện đàm phán, thương lượng hoặc khởi kiện đòi nợ cho chính bên ủy quyền.

Đó là các đối tượng được nhận ủy quyền đòi nợ nhưng để đòi nợ hợp pháp thì các đối tượng cần thực hiện đúng phương pháp để tránh việc rước họa vào thân. Các đối tượng cần lưu ý các phương pháp:

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đàm phán, thương lượng hoặc khởi kiện đòi nợ đối với các khoản nợ của chính của Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó bằng các hình thức không bị cấm của luật định;

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu ủy quyền đòi nợ thì cần thực hiện việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong việc nhận ủy quyền thực hiện đàm phán, thương lượng hoặc khởi kiện đòi nợ.

Trong trường hợp của anh Hiếu thì anh là đối tượng được nhận ủy quyền đòi nợ nhưng anh cần chú ý các phương pháp đòi nợ sao cho những hành vi đòi nợ theo ủy quyền của anh không bị vi phạm vào điều cấm của pháp luật mà vẫn đòi được nợ một cách hiệu quả và đạt được mục đích.

>> Xem thêm: Mẫu công văn đòi nợ đầy đủ và chính xác nhất năm 2022

giay-uy-quyen-doi-no-day-du-nhat

Hành vi bị nghiêm cấm trong dịch vụ đòi nợ

Chị Hồng (Quảng Ngãi) có câu hỏi: “Xin chào Luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: Trong đợt Seagame 31 vừa qua, tôi có cho anh Nguyễn Thành T vay một khoản tiền 12 triệu đồng. Tôi không biết là anh T vay với mục đích gì nhưng khi cho T vay tôi có viết giấy cho vay nợ và quy định cụ thể trong giấy đó là hạn tới 25/06 anh T phải trả cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, đến hạn anh T không có ý định trả và khi tôi qua yêu cầu trả tiền thì anh T hứa hẹn đủ điều nhưng không chịu chi trả theo những gì đã hứa. Tôi chuẩn bị đi công tác nên muốn làm giấy ủy quyền đòi nợ cho công ty có dịch vụ đòi nợ, nhưng hiện nay có rất nhiều công ty có dịch vụ nhận thu hồi nợ nhưng tôi không biết điều kiện để doanh nghiệp đòi nợ đúng pháp luật vì tôi biết là khi ủy quyền đòi nợ thì tất cả những hành vi vi phạm của tổ chức đó đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhân thân của tôi. Tôi muốn hỏi Luật sư tư vấn về các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ để giúp tôi có thể tìm được doanh nghiệp nhận ủy quyền đòi nợ uy tín. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Luật sư tư vấn các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động đòi nợ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hồng!

Trong trường hợp của chị Hồng thì điều kiện của doanh nghiệp nhận ủy quyền vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 11 Nghị định 104/2007/NĐCP ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

“…Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan;

Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền;

Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý đối với cùng một khoản nợ. Tham khảo thêm dịch vụ: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.”

Vì vậy, chị Hồng muốn ủy quyền cho một doanh nghiệp nhận ủy quyền đòi nợ cần tránh những yêu cầu được quy định cụ thể trong Nghị định 104/2007/NĐCP.

>> Xem thêm: Đơn khởi kiện đòi nợ Hướng dẫn cách soạn và điền nội dung

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề ủy quyền đòi nợ và mẫu giấy ủy quyền đòi nợ đầy đủ, mới nhất được cập nhật năm 2022. Trong quá trình điền thông tin giấy ủy quyền đòi nợ hoặc khi thực hiện thu hồi nợ, nếu bạn còn bất kỳ khó khăn nào cần được Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn và giải quyết vấn đề của bạn một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất!

Từ khóa » Giấy ủy Quyền đòi Nợ Có Cần Công Chứng