Mẫu Giấy ủy Quyền đòi Nợ Và Hướng Dẫn Viết Giấy ủy Quyền Mới Nhất

Mục lục bài viết

  • 1 1. Giấy ủy quyền đòi nợ là gì?
  • 2 2. Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ mới nhất:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy ủy quyền đòi nợ chi tiết nhất:
  • 4 4. Quy định của pháp luật về quyền đòi nợ:
    • 4.1 4.1. Quyền đòi nợ là một loại tài sản:
    • 4.2 4.2. Quyền đòi nợ là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán:
    • 4.3 4.3. Chủ sở hữu quyền đòi nợ có toàn quyền định đoạt:
  • 5 5. Quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền:
    • 5.1 5.1. Khái niệm:
    • 5.2 5.2. Thời hạn ủy quyền:
    • 5.3 5.3. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
    • 5.4 5.4 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền:

1. Giấy ủy quyền đòi nợ là gì?

Giấy ủy quyền đòi nợ là văn bản được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức có quyền đòi nợ ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện quyền đòi nợ ghi trong nội dung của giấy ủy quyền, Bên được ủy quyền không được thực hiên những công việc vượt quá nội dung ghi trong giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền đòi nợ là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, theo đó bên nhận ủy quyền sẽ thay bên ủy quyền thực hiện quyền đòi nợ. Nội dung giấy ủy quyền nêu rõ thông tin về bên ủy quyền, thông tin về bên nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền thực hiện

Giấy ủy quyền là một căn cứ pháp lý khi các bên xảy ra tranh chấp.

2. Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

­­————-***————

GIẤY ỦY QUYỀN

(V/v thu hồi nợ…..theo hợp đồng số…./20…..)

Hôm nay, ngày …. tháng…. năm 20…, tại địa chỉ: Số nhà……, ngõ…, đường…., phường…., quận…, thành phố Hà Nội.

Bên ủy quyền (Sau đây gọi là Bên A): Bà …

Chứng minh nhân dân số: … do Công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà …, phường … quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Bên nhận ủy quyền (Sau đây gọi là Bên B): Ông …

Chứng minh nhân dân số: … do Công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …

Địa chỉ: Thôn ….., xã ……, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Theo biên bản xác nhận nợ lập ngày … tháng … năm 20… tại … thuộc Công ty Cổ Phần …, Ông  (Giám đốc Công ty Cổ Phần …) có vay của bà … tiền mặt và … để đầu tư khai thác … theo hợp đồng mà công ty Cổ phần … đã ký với công ty Cổ Phần …

– Tiền mặt: …… đồng (….. đồng);

– …. quy đổi thành tiền mặt là ….. đồng (….. đồng);

Tổng số tiền còn nợ đến thời điểm hiện tại là: …… đồng (Bằng chữ: …..đồng).

Bằng văn bản này, Bà … quyền cho Ông …với nội dung:

1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.

2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi Bên B hoàn thành công việc mà Bên A đã ủy quyền. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.

BÊN ỦY QUYỀN                               BÊN NHẬN UỶ QUYỀN

 (Ký và ghi rõ họ tên)                                         (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy ủy quyền đòi nợ chi tiết nhất:

Phần mở đầu biểu mẫu ghi rõ thời gian, địa điểm mẫu giấy ủy quyền đòi nợ

Phần thông tin bên ủy quyền 

Bên ủy quyền (Sau đây gọi là Bên A): Bà : Ghi rõ họ tên theo CMND bằng chữ in hoa có dấu

Chứng minh nhân dân số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có), chú ý ghi rõ nơi cấp, cơ quan cấp

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Phần thông tin bên nhận ủy quyền

Bên nhận ủy quyền (Sau đây gọi là Bên B): Ông: Ghi rõ họ tên theo CMND bằng chữ in hoa có dấu

Chứng minh nhân dân số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có), chú ý ghi rõ nơi cấp, cơ quan cấp

Địa chỉ: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Trình bày sự việc:

Theo biên bản xác nhận nợ lập ngày … tháng … năm 20… tại … thuộc Công ty Cổ Phần …, Ông  (Giám đốc Công ty Cổ Phần …) có vay của bà … tiền mặt và … để đầu tư khai thác … theo hợp đồng mà công ty Cổ phần … đã ký với công ty Cổ Phần …

Ghi rõ thông tin người đi vay, số tiến vay, thời gian vay, mục đích vay,…

– Trình bày nội dung ủy quyền

Bằng văn bản này, Bà ( Ghi rõ thông tin người ủy quyền) cho Ông (Ghi rõ thông tin người nhận ủy quyền) với nội dung:

1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.

2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi Bên B hoàn thành công việc mà Bên A đã ủy quyền. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản

Cuối đơn bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền ký và ghi rõ họ tên

4. Quy định của pháp luật về quyền đòi nợ:

4.1. Quyền đòi nợ là một loại tài sản:

Quyền đòi nợ chính là một tài sản, cụ thể là Quyền về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015: ” Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

4.2. Quyền đòi nợ là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán:

Quyền đòi nợ được xác định là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán giữa các bên, cụ thể Điều 450 Bộ luật Dân sự quy định về việc mua bán quyền tài sản như sau:

” Điều 450. Mua bán quyền tài sản

1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định”.

Hiện nay, hợp đồng mua bán nợ trở nên phổ biến theo đó bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật

4.3. Chủ sở hữu quyền đòi nợ có toàn quyền định đoạt:

Chủ sở hữu quyền đời nợ có quyền định đoạt trong các trường hơp sau:

– Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự..

– Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. Quyền đòi nợ là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu.

– Quyền đòi nợ được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. Quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền:

Căn cứ pháp lý: Điều 562, 563, 564, 565, 566, 567, 568 BLDS 2015

5.1. Khái niệm:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

5.2. Thời hạn ủy quyền:

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

5.3. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

Quyền của bên được ủy quyền

– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Nghĩa vụ của bên ủy quyền

– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

5.4 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền:

Quyền của bên ủy quyền

– Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

– Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ

Nghĩa vụ của bên ủy quyền

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật Dân sự 2015

Từ khóa » Giấy Uỷ Quyền đi đòi Nợ