Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Thay Giám đốc - Luật Long Phan

Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc được sử dụng khi giám đốc muốn ủy quyền cho cá nhân khác nhân danh mình ký một hoặc một số loại giấy tờ, hợp đồng, chúng từ, hóa đơn cụ thể. Đây là loại văn bản khá thông dụng nhưng không phải ai cũng biết cách xác lập theo đúng quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách viết giấy ủy quyền ký thay.

huong dan lam giay uy quyen
Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
==>>CLICK TẢI MẪU GIẤY ỦY QUYỀN KÝ THAY GIÁM ĐỐC

Mục Lục

  • 1 Nội dung mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
  • 2 Cách viết giấy ủy quyền ký thay
  • 3 Khi nào thì cần ủy quyền ký thay?
  • 4 Trách nhiệm pháp lý phát sinh do ký thay theo ủy quyền

Nội dung mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc

  • Họ và tên, địa chỉ, chức vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Các loại văn bản được ủy quyền ký thay;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Thời hạn ủy quyền;
  • Trường hợp chấm dứt ủy quyền;
  • Trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu do việc ký thay gây ra;
  • Cách thức giải quyết tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Chữ ký xác nhận của các bên.
thu tuc uy quyen ky thay
Trường hợp nào người đại diện được ký thay giám đốc ?

Các nội dung trong giấy ủy qiyền ký thay được trình bày ra sao?

Cách viết giấy ủy quyền ký thay

  • Ở mục “Phạm vi ủy quyền” liệt kê chi tiết những loại văn bản mà người nhận ủy quyền được phép ký thay, chẳng hạn: giấy tờ thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước, các loại hợp đồng, chứng từ kế toán…;
  • Cũng tại mục “Phạm vi ủy quyền” có thể đề cập những trường hợp cụ thể mà bên nhận ủy quyền được phép ký thay như: Giám đốc vắng mặt do ốm đau, đi công tác…
  • Ở mục “Quyền và nghĩa vụ của các bên” ghi rõ bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có những trách nhiệm gì, chẳng hạn: kiểm tra, giám sát, báo cáo…
  • Ở mục “Chấm dứt ủy quyền” liệt kê các trường hợp mà việc ủy quyền đương nhiên bị chấm dứt, chẳng hạn: hết thời hạn ủy quyền; bên ủy quyền bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức; bên nhận ủy quyền vi phạm nghĩa vụ…
huong xu ly khi thuc hien cong viec qua pham vi uy quyen
Trình tự thủ tục thực hiện ủy quyền cho người khác ký thay người đại diện của công ty

Có thể ủy quyền ký thay trong những trường hợp nào?

Khi nào thì cần ủy quyền ký thay?

Giám đốc có thể ủy quyền cho cá nhân khác, thường là Phó giám đốc hoặc người đứng đầu một bộ phận trong Công ty như Kế toán trưởng, Giám đốc bán hàng… để ký một hoặc một số loại giấy tờ khi Giám đốc không thể trực tiếp ký hoặc nhằm giảm tải áp lực công việc.

Trách nhiệm pháp lý phát sinh do ký thay theo ủy quyền

Bên ủy quyền chịu trách nhiệm về những sai phạm do bên được ủy quyền gây ra khi thực hiện công việc theo ủy quyền. Trừ trường hợp bên được ủy quyền thực hiện ký thay những văn bản nằm ngoài phạm vi ủy quyền hoặc vi phạm nghĩa vụ khác trong giấy ủy quyền

Bên nhận ủy quyền chỉ có thể ký thay những văn bản thuộc phạm vi ủy quyền. Nếu không, bên nhận ủy quyền phải gánh chịu hậu quả pháp lý do việc ký thay vượt quá phạm vi ủy quyền.

Lưu ý, những văn bản mà bên nhận ủy quyền ủy quyền ký thay phải là những văn bản mà Giám đốc có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền ký thay cho giám đốc. Nếu quý khách hàng cần giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh do việc xác lập ủy quyền xin vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi thôgn qua hotline để đươc tư vấn. Xin cảm ơn.  

Có thể bạn quan tâm

  • Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự
  • Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền
  • Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Từ khóa » Giấy Uỷ Quyền Ký Thay