Mẫu Giấy ủy Quyền Mới Nhất 2022 - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Nội dung Mẫu Giấy ủy quyền
- 1.1 GIẤY UỶ QUYỀN
- 2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền công chứng
- 3. Ký thay hợp đồng không có ủy quyền thế nào?
Trong trường hợp công ty bạn muốn tiến hành thủ tục ủy quyền giữa giám đốc và cấp phó nhưng ko có thời gian nghiên cứu, bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây để đối chiếu trường hợp của mình hoặc liên hệ với chúng tôi, luật sư Luật Minh Gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn chi tiết cho bạn.
1. Nội dung Mẫu Giấy ủy quyền
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----*****-----
GIẤY UỶ QUYỀN
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;
- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014;
- Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ………………….....................................................….…..;
- Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của ………..…………….Công ty ……….......................…….;
- Căn cứ Quyết định số …… ngày ..…/..…/….. của Giám đốc/Tổng Giám đốc Công ty ……..…....... về việc phân công, ủy quyền cho.............
NGƯỜI UỶ QUYỀN:
Ông/Bà :..………..............................................................................………..………
Chức vụ : Giám đốc/Tổng giám đốc Công ty ..……….............…...……………….....
Số CMTND : 123456789 do Công an thành phố X cấp ngày …...........…………………
Địa chỉ :..………..............................................................................………………...
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:
Ông/Bà :..………..............................................................................…………………
Chức vụ : Phó........... Công ty ..……….............………………………………………...
Số CMTND : 123456789 do Công an thành phố X cấp ngày …...........…………………..
Địa chỉ :..………....................................................................................……..………
Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:
1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của ………….. theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của công ty.
2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ ………………….…
3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh …………, kinh doanh dịch vụ ……………………;
5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ……….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.
6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty……theo quy định của Quy chế.
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế hoặc ………………….. bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC NGUYỄN VĂN A |
---
2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền công chứng
Câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Minh Gia Tôi có vấn đề cần được tư vấn giúp về hợp đồng ủy quyền như sau: Tháng 07/2015 Tôi có mua 1 căn hộ trung cư dưới dạng hợp đồng ủy quyền tại văn phòng công chứng (Có sự chứng thực của văn phòng công chứng trên hợp đồng ủy quyền). Nay do tôi không có nhu cầu sử dụng nên tôi muốn bán cho anh H và hoàn thiện thủ tục mua bán cho anh H dưới dạng hợp đồng ủy quyền như tôi đã kí với chủ cũ (Tôi nhờ chủ cũ làm Hợp đồng ủy quyền trực tiếp từ chủ cũ cho anh H thông qua văn phòng công chứng( không phải là văn phòng công chứng cũ vì văn phòng mới có dịch vụ công chứng đến tận nhà có nhu cầu ngoài giờ hành chính).
Do giấy tờ bàn giao nhà của ban quản lý dự án nhà ở toàn bộ vẫn mang tênchủ cũ. Hiện tại chủ cũ không thể cùng tôi đến văn phòng công chứng đầu tiên trong giờ hành chính để hủy hợp đồng ủy quyền đã ký với tôi. Tôi muốn hỏi: Tôi có được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đã ký với chủ cũ hay không và thủ tục như thế nào? Mong được công ty tư vấn sớm Tôi xin trân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền
>> Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền:
"2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có".
Như vậy, anh/chị có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng phải thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật công chứng 2014:
"1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này".
-----
3. Ký thay hợp đồng không có ủy quyền thế nào?
Câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi làm việc cho một Công ty may Hàn Quốc, thời gian ký HĐLĐ là ngày 10/6/202x hết hạn HĐLĐ là ngày 10/6/202x.Thời gian vừa rồi tôi nghỉ sinh 6 tháng. thời gian đi làm lại là ngày 12/6/202x cũng là thời gian hết hợp đồng ,nên tôi nghỉ làm luôn mà không báo trước. Công ty vẫn gửi HĐLĐ mới xuống cho tôi. và tổ trưởng của tôi tự ý ký HĐLĐ của tôi mà không hỏi ý kiến của tôi.
Vậy tôi xin hỏi Luật sư như vậy thì các chế độ Bảo hiểm của tôi có bị ảnh hưởng không? Tôi có được hưởng BHTN không? Nếu bị ảnh hưởng thì trách nhiệm thuộc về ai? Quy định pháp luật thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Việc tổ trưởng của bạn tự ý ký thay cho bạn hợp đồng mà không có sự ủy quyền của bạn thì hợp đồng đó không có hiệu lực pháp luật do một bên trong giao kết hợp đồng không phải là bạn.
Do vậy, quyền và nghĩa vụ của bạn vẫn sẽ được thực hiện theo hợp đồng lao động cũ. Theo đó việc bạn nghỉ không báo trước vào thời điểm hợp đồng chấm dứt không trái với quy định pháp luật.
Vì bạn không làm trái quy định pháp luật cho nên bạn không chịu những nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, còn chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu bạn đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc thì bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bạn có quyền nộp hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc. Do vậy, để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn phải yêu cầu công ty chốt sổ BHXH và trả sổ cho bạn.
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Giám đốc Cho Cá Nhân
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Doanh Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu Giấy Uỷ Quyền Giám đốc Cho Phó Giám đốc Mới Nhất 2022
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Giám đốc để Ký Thay Mới Nhất | File Word
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Giám đốc Cho Cá Nhân Hay Kế Toán
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Công Ty, Doanh Nghiệp Thường Dùng - LuatVietnam
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Giám đốc Cho Kế Toán, Kế Toán Trưởng - Kaike
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Thay Giám đốc Và 5 điều Quan Trọng Cần Biết
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Thay Giám đốc - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Giám đốc Cho Nhân Viên, Phó Giám đốc
-
Một Số Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Doanh Nghiệp đầy đủ Nhất!
-
Mẫu Giấy ủy Quyển Giám đốc Cho Người Thay Mặt - 123doc
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Giám đốc Cho Nhân Viên - 123doc
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Giám đốc/tổng Giám đốc Cho Cấp Phó Mới Nhất