Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Nhà ở/ Căn Hộ Chung Cư - ILAW
Có thể bạn quan tâm
Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở hoặc mua bán căn hộ chung cư được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Trần Đình Tri. Luật sư Trần Đình Tri - thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:
- Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho - cho mượn - chiếm hữu không rõ ràng …
- Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.
1. Vì sao cần giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở/căn hộ chung cư?
Khi mua bán, chuyển nhượng tài sản có giá trị lớn, đặc biệt là nhà cửa, đất đai thì thường sẽ không tránh khỏi xảy ra những tình huống rủi ro. Hơn nữa giá cả nhà cửa, đất đai lại biến động không ngừng. Cho nên không thể tránh khỏi việc xảy ra tình huống người bán đã hứa bán nhà cho người này nhưng sau đó lại từ chối giao kết hợp đồng vì có người khác trả giá cao hơn dẫn đến những thiệt hại phát sinh mà người mua phải gánh chịu.
Từ đó để hạn chế những rủi ro như trên và để tạo tâm lý vững chắc, yên tâm, tránh sự bội tín giữa các bên, hợp đồng đặt cọc ra đời.
2. Các loại hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Dựa vào mục đích, chức năng của hợp đồng có thể chia thành các loại như sau: Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng mua bán nhà, để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà hoặc để đảm cho cả hai mục đích giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà.
3. Các tên gọi khác của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- Thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà
4. Hợp đồng đặt cọc kéo dài bao lâu
Nếu các bên thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc là để giao kết hợp đồng thì hợp đồng đặt cọc chấm dứt sau khi các bên đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng mua bán nhà.
Nếu thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc chỉ có thể là nhằm thực hiện hợp đồng và thỏa thuận đặt cọc kéo dài cho đến khi các bên hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp các bên thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừa nhằm giao kết hợp đồng, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.
4. Làm thế nào để bạn viết một hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Việc đầu tiên cần xác định là chủ thể, đối tượng đặt cọc (tài sản dùng để đặt cọc), theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 thì đối tượng của đặt cọc là “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Tài sản đặt cọc có thể là tiền, giấy tờ có giá hoặc một vật cụ thể chứ không thể là các quyền tài sản. Đó có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch (mục 1 khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP). Thông thường các bên sẽ chọn đối tượng để đặt cọc là tiền. Tuy nhiên cần phải lưu ý tiền ở đây phải là tiền đồng Việt Nam, không thể là ngoại tệ (theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung 2013). Theo đó, nếu Hợp đồng đặt cọc có đối tượng là ngoại tệ sẽ bị vô hiệu. Các tài sản là đối tượng của biện pháp đặt cọc phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc hoặc có thể thuộc sở hữu của người khác nhưng phải được chủ sở hữu đồng ý (mục 1 khoản 1 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP). Các tài sản này cũng phải là tài sản không bị cấm hoặc hạn chế lưu thông.
Xác định mục đích đặt cọc: như đã nêu ở trên có thể thỏa thuận hợp đồng đặt cọc chỉ nhằm bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ nhằm bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó. Việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng đặt cọc vì rất có thể sẽ nhầm lẫn trường hợp “trả trước” (theo quy định tại Điều 29 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước).
Cốt lõi của Hợp đồng đặt cọc là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong đó quy định rõ vấn đề xử lý tài sản đặt cọc khi các bên vi phạm vấn đề giao kết, thực hiện Hợp đồng mua bán nhà.
Trong trường hợp, hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Trường hợp hợp đồng đặt cọc chỉ nhằm mục đích giao kết hợp đồng mua bán nhà: Nếu bên nhận cọc từ chối giao kết hợp đồng hoặc có những hành vi làm cản trở việc giao kết hợp đồng thì ngoài phải trả lại số tiền cọc cho bên đặt cọc và chịu phạt một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trong dân gian thường hay gọi là phạt cọc gấp đôi). Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (hay còn gọi là bị mất cọc).
Trường hợp mục đích hợp đồng đặt cọc còn nhằm thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì sau khi các bên ký kết hợp đồng mua bán nhà, nếu một trong các bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng này sẽ dẫn đến bị phạt tiền cọc như trên.
Nếu muốn tư vấn về đặt cọc mua bán nhà ở hoặc mua bán căn hộ chung cư, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:
- Điện thoại : 0961 477 522
- Email: lshoasen18@gmail.com
- Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM (gần ngã tư Hàng Xanh).
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌCV/v mua bán nhà/căn hộ chung cư
Số:_____________
Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:
Bên Nhận Đặt Cọc: [Tên đăng ký]
Trụ sở chính: […]
GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]
Điện thoại: […] Fax: […]
Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]
Sau đây được gọi là “Bên A”.
Bên Đặt cọc: [Tên đăng ký]
Trụ sở chính: […]
GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]
Điện thoại: […] Fax: […]
Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]
Sau đây được gọi là “Bên B”.
Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng Đặt cọc (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
1.1Mục đích đặt cọc:
[Lựa chọn 1]
Bên B đồng ý đặt cọc và Bên A đồng ý nhận đặt cọc để đảm bảo việc ký kết Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư với các đặc điểm như sau:
[Lựa chọn 2]
Bên B đồng ý đặt cọc và Bên A đồng ý nhận đặt cọc để đảm việc giao kết và thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư với các đặc điểm như sau:
1.1.1.Loại nhà: …
1.1.2.Địa chỉ, vị trí nhà/căn hộ: …
1.1.3.Quy mô của nhà/căn hộ:
-Tổng diện tích sàn xây dựng: ……m2
-Tổng diện tích sử dụng đất: …….m2, trong đó:
+ Sử dụng riêng: ….…m2
+ Sử dụng chung (nếu có): ………m2
1.1.4.Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của nhà/căn hộ; thông tin về từng loại mục đích sử dụng và phần diện tích sử dụng chung đối với tòa nhà hỗn hợp nhiều mục đích sử dụng, nhà chung cư: …
1.1.5.Hồ sơ pháp lý của dự án, giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà: …
1.2.Tài sản đặt cọc: Tiền đặt cọc được hai bên thống nhất là […]% giá trị Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư tương đương với số tiền: ………….(Bằng chữ: ….).
1.3.Giao kết/giao kết và thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư:
1.3.1.Trong vòng …ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng đặt cọc này, hai bên phải tiến hành ký kết Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư. Quá thời hạn trên mà Bên B không đến địa điểm…..để ký kết Hợp đồng, xem như Bên B đã từ chối giao kết Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư và Bên A có quyền bán nhà/căn hộ chung cư cho một bên khác.
1.3.2.Tổng số tiền đặt cọc theo Hợp đồng này sẽ được cấn trừ vào tiền thanh toán đợt 1 của Bên B đối với Bên A theo Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư.
1.3.3.Giá bán nhà ở/căn hộ chung cư: ……đồng
Bằng chữ: ……………
-Giá trị Hợp đồng trên đã bao gồm:
+ Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
+ Chi phí xây dựng nhà ở/căn hộ chung cư.
-Giá trị Hợp đồng trên không bao gồm:
+ Lệ phí trước bạ, lệ phí xác lập quyền sở hữu nhà đối với Bên B;
+ Các loại thuế, phí, lệ phí phát sinh do Bên B thanh toán (nếu có);
+ Phí bảo trì 2% trên giá trị Hợp đồng trước thuế (chỉ áp dụng đối với căn hộ chung cư). Bên B có trách nhiệm thanh toán phí bảo trì cho Bên A khi nhận bàn giao căn hộ và toàn bộ khoản phí này sẽ được chuyển cho Ban quản trị nhà chung cư để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định pháp luật.
(Nếu có thêm mục đích đảm bảo thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hội chung cư thì bổ sung thêm mục bên dưới.)
1.3.4.Tiến độ thanh toán Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư:
-Đợt 1: Thời hạn …., số tiền …., chiếm tỷ lệ …
-Đợt 2: Thời hạn …., số tiền …., chiếm tỷ lệ …
-Đợt 3: Thời hạn …., số tiền …., chiếm tỷ lệ …
-…..
Điều 2.Phương thức và thời hạn thanh toán tiền đặt cọc
2.1Phương thức thanh toán: Bên B Thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Bên A theo các thông tin dưới đây:
Chủ tài khoản : […]
Tài khoản số : […]
Tại Ngân hàng : […]
2.2Thời hạn thanh toán: […].
[Lựa chọn 1]
Thanh toán một lần vào ngày …… tháng …… năm …….. (hoặc trong thời hạn ……. ngày, kể từ sau ngày ký kết hợp đồng này).
[Lựa chọn 2]
Thanh toán nhiều lần
-Lần 1: ….
-Lần 2: ….
-….
Điều 3.Quyền và nghĩa vụ của Bên A
3.1Quyền của Bên A:
3.1.1Bên A có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn và không được khai thác, sử dụng tài sản tài sản đặt cọc đã nhận từ Bên B theo Hợp đồng này;
3.1.2Trong trường hợp Bên B không ký kết/thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư như đã thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên B phải chịu mất toàn bộ số tiền đặt cọc và Bên A có quyền bán nhà/căn hộ chung cư cho một bên khác mà Bên B không có quyền khiếu nại;
3.1.3Yêu cầu Bên B thanh toán đủ tiền đặt cọc theo thời hạn và phương thức thỏa thuận tại Hợp đồng này;
3.1.4Yêu cầu Bên B phối hợp thực hiện các thủ tục pháp lý trong thời hạn đã thỏa thuận.
3.2Nghĩa vụ của Bên A:
3.2.1Bên A không được phép giao kết Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư với một bên khác trong thời hạn đặt cọc theo Hợp đồng này;
3.2.2Chuyển số tiền đặt cọc thành số tiền thanh toán đợt 1 cho Bên B khi ký kết hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư;
3.2.3Hỗ trợ Bên B thực hiện các thủ tục pháp lý quy định của pháp luật;
3.2.4Hoàn trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên B trong trường hợp Bên A từ chối giao kết/thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
4.1Quyền của Bên B:
4.1.1Nhận lại toàn bộ số tiền đặt cọc và một khoản bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên A từ chối giao kết/thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư;
4.1.2Được hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
4.2Nghĩa vụ của Bên B:
4.2.1Thanh toán đầy đủ số tiền đặt cọc cho Bên A theo thời hạn và phương thức thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;
4.2.2Phối hợp với Bên A thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến Hợp đồng này;
4.2.3Giao kết/thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư theo đúng thỏa thuận với Bên A. Nếu Bên B từ chối giao kết/thực hiện Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ chung cư thì xem như Bên B bị mất số tiền đặt cọc.
Điều 5. Bảo mật
Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
Điều 6.Bất khả kháng
6.1Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.
6.2Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:
6.2.1Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và
6.2.2Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và
6.2.3Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.
Điều 7.Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng
7.1Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […].
7.2Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:
7.2.1Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.
7.2.2Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.
7.2.3Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.
Điều 8.Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, địa điểm tiến hành giải quyết bằng trọng tài là thành phố Hồ Chí Minh. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).
Điều 9.Điều khoản chung
9.1Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
9.2Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.
9.3Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.
9.4Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc mua căn hộ
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Luật sư Nguyên Thanh Thanh tư vấn: Khi ly hôn thì tài sản được chia như thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luậtsư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
HỎI: HẾT HẠN HỢP ĐỒNG, CÓ THỂ LẤY LẠI CÁT, ĐÁ ĐÃ SAN LẤP MẶT BẰNG ĐI NƠI KHÁC HAY KHÔNG?
Chào Luật sư,
Tôi có đầu tư sân bóng đá cỏ nhân tạo, sau khi kết thúc hợp đồng tôi có thể cào lấy lại lớp đá, cát mà tôi đã đầu tư san lấp mặt bằng mang đi nơi khác hay không. Trong hợp đồng không thỏa thuận về vấn đề này khi trả mặt bằng.
Mong nhận được sự tư vấn từ Qúy Luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Hết hạn Hợp đồng, có thể lấy lại cát, đá đã san lấp mặt bằng đi nơi khác hay không? như sau:
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theođiều 267 Bộ luật Dân sự năm 2015qui định:
“Điều 267. Quyền bề mặt
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.”
Như vậy chủ thể có quyền bề mặt, chủ thể có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian ttên mặt đất, mặt nước và lòng đất để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác và đảm bảo không được trái với các quy định của Bộ luật dân sự, luật đất đai, xây dựng, quy hoặc và các qui định khác có liên quan.
TheoĐiều 271 Bộ luật dân sự năm 2015qui định
“Điều 271. Nội dung của quyền bề mặt
1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
Theo điều luật này thì bạn là chủ thể có quyền bề mặt và đã có các hoạt động tạo dựng tài sản như đầu tư san lấp mặt bằng bằng lớp đá, cát thì bạn có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.”
Đồng thời tạiĐiều 273 và Điều 482 Bộ luật Dân sự năm 2015cũng có qui định về vụ việc của bạn:
“Điều 273. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt
1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.
Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.”
“Điều 482. Trả lại tài sản thuê
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
….”
Như vậy, khi quyền bề mặt chấm dứt cũng tức là khi hợp đồng thuê đất để kinh doanh sân bóng của bạn chấm dứt thì bạn hoàn toàn có quyền quyết định đối với tài sản do bạn tạo ra trên đất và trả lại tình trạng đất như cũ cho bên cho thuê.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN THAM KHẢO MÀ BÊN TÔI ĐÃ HỖ TRỢ CHO BẠN
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, tham khảo cũng như cần luật sư hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Cộng Đồng Vạn Tín:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
122/46/20 Bùi Đình Túy, phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Văn phòng tiếp khách tại:
07 nguyễn Văn Thủ (lầu 1), Phương Đa Kao, Quận 1, Tphcm
Trân trọng!
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
Luật sưPhạm Thị Nhàn.
HỎI: LẤY LẠI TIỀN XÂY NHÀ, NHÀ ĐƯỢC XÂY TRÊN ĐẤT NHÀ VỢ ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Chào Luật sư,
Em có một căn nhà xây dựng trên đất nhà vợ. Chi phi xây nhà là 600 triệu .Đất thì bên nhà vợ cho. Hiện tại, vợ chồng em ly hôn, em có thể nhận lại tiền xây nhà bên nhà vợ được hay không? Mong Qúy Luật sư tư vấn giúp em trường hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư Dương Hoài Vân giải đáp về trường hợp lấy lại tiền xây nhà, nhà được xây trên đất nhà vợ được hay không? như sau:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Vấn đề chia tài sản và quyền nuôi con luôn là hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nếu các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết các vấn đề này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận dược có quyền yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Điều 33,43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo các quy định trên, trước tiên khi chia tài sản thì tài sản riêng của bạn sẽ được giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của bạn còn tài sản chung giữa 2 vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên tòa án vẫn sẽ dựa vào các yếu tố như hoàn cảnh của các bên, công sức đóng góp của các bên vào tài sản chung đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, lỗi của các bên. Thì công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp, do đó cần đánh giá 1 cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó.
Với những thông tin mà bạn cung cấp thì trước khi kết hôn bạn có xây một căn nhà, tiền xây nhà là tài sản riêng của bạn còn đất là của vợ thì tiền xây nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn. Trong trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với vợ bạn để nhận lại tiền xây nhà.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sưDương Hoài Vân.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Danh bạ Luật sư Dân sự
Đã bồi thường thiệt hại có phải đi tù không?
Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng
Câu hỏi Dân sự
Từ khóa » Form Hợp đồng đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư
-
Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Chung Cư Chi Tiết Nhất - LuatVietnam
-
Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Căn Hộ Chung Cư Hiện Nay - CafeLand
-
Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư - Luật Quang Huy
-
Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Nhà đất, Chung Cư, Dự án 2022
-
Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Nhà đất Mới Nhất Năm 2022
-
5 Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Nhà, đất, Căn Hộ Chung Cư đơn Giản
-
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ Docx - 123doc
-
Mẫu Hợp đồng đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư - 123doc
-
Mẫu Giấy đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư Mới Nhất Và Những Lưu ý Cần Biết
-
Mẫu Giấy đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư, Căn Hộ Bản Chuẩn Mới Nhất 2021
-
Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Căn Hộ Chung Cư - Luật Long Phan
-
️ Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Nhà đất
-
Hợp đồng đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư | Xe-hơ